Dữ liệu về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái Mặc dù không có hướng dẫn cụ thể nào cho toàn cầu về

Một phần của tài liệu Thu thập thông tin dữ liệu bạo lực đối với nữ giới (Trang 40 - 41)

Mặc dù không có hướng dẫn cụ thể nào cho toàn cầu về thu thập dữ liệu hành chính về BLPNTEG, WHO cung cấp các khuyến nghị chi tiết về đạo đức và an toàn cho nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ và việc thu thập dữ liệu đạo đức và an toàn về bạo lực tình dục trong trường hợp khẩn cấp. Những hướng dẫn này có thể áp dụng cho việc thu thập dữ liệu hành chính về BLPNTEG, bao gồm các nguyên tắc chính về quyền riêng tư và bảo mật, sự đồng ý, sự an toàn của phụ nữ và trẻ em gái đã trải qua bạo lực và giữa các nhà cung cấp dịch vụ.

WHO, Researching Violence Against Women: A Practical Guide for Researchers and Activists (Nghiên cứu Bạo lực đối với phụ nữ: Hướng dẫn thực hành cho các nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động xã hội(2005)10 Hướng dẫn này dựa trên kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu từ hơn 40 quốc gia với các phương pháp thực hiện các cuộc điều tra và nghiên cứu định tính về BLPNTEG ở các cơ sở tài nguyên thấp. Tài liệu đề cập đến tất cả các khía cạnh của quá trình nghiên cứu, từ thiết kế nghiên cứu đến đào tạo nhân viên thực địa. Tài liệu cũng mô tả cách sử dụng các phát hiện để tác động đến các nhà hoạch định chính sách. Đặc biệt, các hướng dẫn bảo vệ sự an toàn của phụ nữ tham gia nghiên cứu cũng được trình bày rõ ràng trong tài liệu.

WHO, Responding to intimatepartner violence and sexual violenceagainst women - WHO clinical andpolicy guidelines (Hướng dẫn lâm sàng sàng và chính sách của WHO về Ứng phó với bạo lực gây ra bởi bạn tình và bạo lực tình dục đối với phụ nữ)

(2013)12 -Tài liệu này nhằm cung cấp cho các tổ chức cung cấp dịch vụ y tế những hướng dẫn dựa trên bằng chứng về cách ứng phó phù hợp đối với bạo lực do bạn tình gây ra và bạo lực tình dục đối với phụ nữ, bao gồm cả việc thu thập dữ liệu nhạy cảm.

UNDOC, Handbook on Effectivepolice responses to violence againstwomen (Sổ tay về hành động ứng phó hiệu quả của cảnh sát đối với bạo lực đối với phụ nữ)(2010)13 được thiết kế cho những người thực hiện phản hồi đầu tiên như cảnh sát. Tài liệu bao gồm hướng dẫn thu thập dữ liệu cho các trường hợp BLPNTEG nhằm đảm bảo cảnh sát tôn trọng các nguyên tắc về quyền riêng tư và bảo mật.

UNODC, Handbook on effective prosecution responses to violence against women and girls (Sổ tay về hành động ứng phó pháp lý hiệu quả đối với các vụ án bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái)(2014)14, cung cấp hướng dẫn cho các công tố viên về phỏng vấn các nạn nhân của BLPNTEG.

WHO, Putting Women First:

Ethicaland Safety Recommendations- for Research on DomesticViolence Against Women (Ưu tiên phụ nữ: Các khuyến nghị về đạo đức và an toàn cho nghiên cứu bạo lực gia đình đối với phụ nữ)(2001)11 Tài liệu này đưa ra những khuyến nghị được phát triển bởi WHO về vấn đề đạo đức và an toàn trong thực hiện nghiên cứu bạo lực gia đình. Tài liệu được thiết kế cho những người có ý định thực hiện nghiên cứu bạo lực gia đình đối với phụ nữ (bao gồm cả điều tra viên, điều phối viên dự án và các thành phần khác tham gia thực hiện nghiên cứu) và cho những người đang thực hiện hoặc đang xem xét nghiên cứu liên quan đến vấn đề này (bao gồm các nhà tài trợ, các ủy ban về đạo đức nghiên cứu, v.v.).

Sau đây là ba tài liệu chính của WHO cung cấp thông tin và hướng dẫn chi tiết cho các bước lập kế hoạch, thực hiện và phổ biến nghiên cứu về BLPNTEG để đảm bảo không gây tổn hại cho người trả lời.

Những hướng dẫn về cách thức bảo đảm các nguyên tắc về an toàn và đạo đức trong thu thập dữ liệu về BLPNTEG cũng có thể được tìm thấy ở trong các tài liệu đào tạo và hướng dẫn quản lý trường hợp đa dạng BLPNTEG và bạo lực trên cơ sở giới (GBV) từ các lĩnh vực khác nhau (ví dụ như y tế, cảnh sát và tư pháp). Một vài ví dụ về các tài liệu ở lĩnh vực sức khỏe, cảnh sát và tư pháp được liệt kê dưới đây:

Phương pháp tiếp cận lấy phụ nữ làm trọng tâm liên quan đến việc thiết kế và phát triển chương trình đảm bảo quyền và nhu cầu của nạn nhân được đặt ưu tiên lên hàng đầu. Phương pháp nhằm mục đích tạo ra một môi trường hỗ trợ mà ở đó quyền của người sống sót được tôn trọng và họ được đối xử với nhân phẩm và sự tôn trọng.

Các nhà cung cấp dịch vụ có trách nghiệm cung cấp hỗ trợ ban đầu để đáp ứng cả nhu cầu về cảm xúc và nhu cầu thực tiễn của nạn nhân. Phương pháp này có thể được tóm tắt bằng 5 chữ cái: LIVES.

LISTEN (lắng nghe) Lắng nghe người phụ nữ với sự đồng cảm, không phán xét.

INQUIRE ABOUT NEEDS AND CONCERNS (Hỏi về nhu cầu và những vấn đề của họ) Đánh giá và giúp nạn nhân đáp ứng nhu cầu và giải quyết các vấn đề khác nhau – về cảm xúc, thể chất, xã hội và thực tiễn (VD: chăm sóc con cái)

VALIDATE (công nhận) Cho nạn nhân thấy rằng mình được thấu hiểu và tin tưởng. Đảm bảo rằng họ sẽ không bị đổ lỗi

ENHANCE SAFETY (đảm bảo an toàn) Thảo luận về kế hoạch giúp nạn nhân bảo vệ bản thân tránh lặp lại vụ việc tượng tự.

SUPPORT (hỗ trợ) Hỗ trợ nạn nhân kết nối với thông tin, dịch vụ và các hỗ trợ xã hội.

Nguồn: WHO,Health care for women subjected to intimate partner violence or sexual violence - A clinicalhandbook (Cẩm nang lâm sàng về Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ bị bạo lực hoặc lạm dụng tình dục bởi bạn tình)(2014).

Một phần của tài liệu Thu thập thông tin dữ liệu bạo lực đối với nữ giới (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)