Các nghiên cứu về thiệt hại do BLPNTEG gây ra là công cụ vận động chính sách dựa trên bằng chứng quan trọng được sử dụng để:
Nâng cao nhận thức về nghiên cứu thiệt hại do
BLPNTEGgây ra không chỉ là 'vấn đề trong nước', mà là vấn đề quyền con người và vấn đề phát triển. Có rất nhiều lợi ích từ việc nghiên cứu thiệt hại do BLPNTEG gây ra, như mô tả dưới đây.
Đối thoại chính sách nhằm cải thiện chính sách và hiệu quả các chương trình.
Đánh giá tác động chính sách và chương trình Hỗ trợ hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng Đảm bảo trách nhiệm giải trình
Vận động luật, chính sách và dịch vụ đáp ứng nhu cầu toàn diện phòng chống BLPNTEG
Huy động nguồn lực
Tăng cường cam kết quốc gia, khu vực và quốc tế
Nạn nhân bạo lực gia đình kiếm được thu nhập ít hơn 35% so với phụ nữ không bị bạo lực. Thiệt hại trực tiếp do bạo lực gây ra là 21% tiền lương hàng tháng của một người phụ nữ. Bạo lực gia đình dẫn đến tổng thiệt hại năng suất + chi phí cơ hội tiềm năng là 3,19% GDP năm 2010
Bạo lực gia đình dẫn đến tổng thiệt hại về năng suất và chi phí cơ hội là 3,19% GDP năm 2010 Tổng thiệt hại trực tiếp / gián tiếp của bạo lực gia đình = 1,4% GDP năm 2010
Việc đo lường thiệt hại có thể chứng minh chi phí thiệt hại do BLPNTEG gây ra, cũng như người gây bạo lực, gia đình, bạn bè, doanh nghiệp, tổ chức, chính phủ (bao gồm cả cấp địa phương, cấp huyện, tỉnh và quốc gia), cộng đồng và xã hội nói chung. Ví dụ, năm 2012, UN Women đã hỗ trợ nghiên cứu về thiệt hại do BLPNTEG gây ra. Ước tính chi phí thiệt hại do BLPNTEG ở Việt Nam cho thấy phụ nữ bị bạo lực kiếm ít hơn 35 % thu nhập so với phụ nữ không bị bạo lực. Nghiên cứu tác động cũng chứng minh rằng BLPNTEG gây ra thiệt hại trực tiếp và gián tiếp cho nền kinh tế, chiếm 1,41% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010 (cả chi phí phải bỏ ra và thu nhập bị mất do bạo lực) và 1,78% GDP trong tổng số giá trị bị thiệt hại.
Nghiên cứu về thiệt hại do BLPNTEG gây ra cho thấy khoảng trống về ngân sách để giải quyết vấn đề BLPNTEG. Các tính toán thiệt hại của BLPNTEG cho thấy sự thâm hụt ngân sách và trùng lắp trong các dịch vụ cho nạn nhân của BLPNTEG. Các nghiên cứu này có thể giúp tính toán chi phí và ưu tiên phân bổ ngân sách trong các bộ ngành và các nhà cung cấp dịch vụ dành cho các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với BLPNTEG.
Ngoài ra, việc tính toán này cũng giúp vận động việc phân bổ nguồn lực nhằm cung cấp dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân, phù hợp với cam kết pháp luật và kế hoạch hành động quốc gia về chấm dứt BLPNTEG. Trên thực tế, các quốc gia đã thực hiện các nghiên cứu chi phí và cho thấy sự có sự gia tăng ngân sách được phân bổ cho Chính phủ, tổ chức xã hội dân sự (CSO) và tổ chức phi chính phủ (NGO). Ví dụ, ở Đông Timo, nghiên cứu chi phí của BLPNTEG đã được sử dụng để vận động phân bổ ngân sách cho nhà tạm lánh.
Nghiên cứu về chi phí của BLPNTEG cung cấp bằng chứng về những thiệt hại do BLPNTEG gây ra cho chính phủ để có thể chuẩn bị các nguồn lực cần thiết nhằm thực hiện các giải pháp đa ngành đáp ứng nhu cầu của nạn nhân bị bạo lực, phù hợp với luật pháp và kế hoạch hành động quốc gia. Các nghiên cứu về chi phí trong khu vực cho thấy việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu là cần thiết và lợi ích của việc ngăn chặn sớm bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái sẽ có ý nghĩa lớn đối với phụ nữ và trẻ em gái, gia đình và xã hội. Khi so sánh thiệt hại của BLPNTEG với chi phí cung cấp dịch vụ cho thấy việc phòng chống và ứng phó với BLPNTEG là một đầu tư có ý nghĩa.
Ở VIỆT NAM
Nguồn: UN Women, Hiệu ứng Ripple - Chia sẻ các thực hành đầy hứa hẹn, đổi mới và bằng chứng về việc chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Đông Nam Á (2016), tr. 5 và UN Women Việt Nam, ước tính thiệt hại do bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam gây ra (2012).
Nghiên cứu chi phí của BLPNTEG tạo điều kiện tăng cường hợp tác giữa các ngành để ngăn ngừa và ứng phó với BLPNTEG trên cơ sở ghi nhận thiệt hại về tài chính do BLPNTEG gây ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiểu biết về thiệt hại của BLPNTEG giúp tăng cường sự phối hợp tốt hơn giữa các dịch vụ y tế, chính sách, dịch vụ xã hội và công lý khi cung cấp dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với BLPNTEG. Sự phối hợp sẽ được tăng cường thông qua các cuộc đối thoại giữa các nhà cung cấp dịch vụ vụ về những dịch vụ còn thiếu hụt.
Nghiên cứu về chi phí của BLPNTEG giúp tăng cường thực hiện pháp luật và chính sách để ngăn chặn BLPNTEG. Việc tính toán chi phí giúp
phân tích về các chính sách và luật pháp đang thực hiện và mức độ phân bổ nguồn lực để thực hiện luật và chính sách đó. Đồng thời, gợi mở cách tiếp cận sáng tạo để thu hẹp khoảng trống về nguồn lực và tăng nguồn lực và các nỗ lực để đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái như là một phần thiết yếu trong việc đạt được SDGs. Nghiên cứu chi phí giúp việc lập kế hoạch dựa trên bằng chứng, phân bổ ngân sách và thực hiện các cam kết chính sách quốc gia để ngăn chặn và ứng phó.
Phân bổ ngân sách
Hiểu rõ về thiệt hại do BLPNTEG gây ra cho thấy những trường hợp ưu tiên hỗ trợ và các dịch vụ cần thiết để giải quyết BLPNTEG khi chính phủ tiến hành phân bổ ngân sách. Các quốc gia đã thực hiện các nghiên cứu về thiệt hại của
BLPNTEG cho thấy sự gia tăng ngân sách được phân bổ cho cả chính phủ và xã hội dân sự.
Sự phối hợp giữa các ngành
Hiểu biết về thiệt hại mà BLPNTEG gây ra giúp tăng cường phối hợp tốt hơn giữa các dịch vụ y tế, chính sách, dịch vụ xã hội, công lý, cung cấp dịch vụ cho nạn nhân bị bạo lực
Thực thi pháp luật và chính sách
Nghiên cứu thiệt hại của BLPNTEG giúp tăng cường các nỗ lực thực hiện luật và chính sách liên quan đến phòng chống bạo lực với phụ nữ. Nghiên cứu bắt đầu với sự hiểu biết về luật và chính sách tại chỗ và sau đó phân tích cách thức chúng được triển khai. 80% quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện có luật về bạo lực gia đình.i Dữ liệu về chi phí phòng chống bạo lực đối với phụ nữ được sử dụng như thế nào?