Chương trình 2030 vì phát triển bền vững là một cam kết cho tất cả các quốc gia và các bên liên quan thực hiện một lộ trình mới hướng tới phát triển bền vững thông qua các hành động toàn cầu mạnh mẽ hơn, thiết lập quan hệ đối tác mới, sử dụng tài chính hiệu quả và các phương pháp tích hợp để đạt được tất cả mục tiêu. Các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) xác định bình đẳng giới là một ưu tiên rõ ràng thông qua một mục tiêu phát triển độc lập là SDG 5 cũng như các vấn đề giới được lồng ghép trong các mục tiêu còn lại. Các Mục tiêu phát triển bền vững sẽ không thể thực hiện được nếu không cân nhắc yếu tố bình đẳng giới. Thừa nhận nhiều khía cạnh bất bình đẳng bên trong và giữa các quốc gia, Chương trình Nghị sự 2030 là một lời cam kết không bỏ lại ai ở phía sau (xem Hộp 3). Bạo lực đối với phụ nữ có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và con người của xã hội. BLPNTEG gây ra những tổn hại chi phí kinh tế rất lớn ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình, cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội. BLPNTEG có tổn hại chi phí rất cao đối với các cơ quan cảnh sát và tư pháp, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ/phúc lợi xã hội và hệ thống giáo dục.
Chấm dứt BLPNTEG liên quan tới việc thực hiện hóa Mục tiêu SDG 5, tuy nhiên BLPNTEG cũng ảnh hưởng và là một trở ngại trong việc thực hiện những mục tiêu còn lại. BLPNTEG đang làm suy yếu các nỗ lực của các quốc gia nhằm xóa đói giảm nghèo, trở thành một thử thách lớn trong việc thực hiện hóa Chương trình Nghị sự 2030. Do sự phổ biến của BLPNTEG, Chương trình Nghị sự 2030 công nhận BLPNTEG là một cản trở lớn cho phát triển kinh tế và xã hội. Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã thống nhất xóa bỏ mọi hình thức BLPNTEG và thực hiện Công ước CEDAW. Lần đầu tiên, BLPNTEG được đề cập trong Mục tiêu SDG 5: Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.
Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái được xác định là một trong những lĩnh vực chính sách mang tính biến đổi quan trọng cho sự tiến bộ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Việc này nhấn mạnh sự hiệp lực mạnh mẽ và tính chất lồng ghép lẫn nhau trong quá trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững, cũng như nhấn mạnh tiềm năng tạo ra sự thay đổi xuyên suốt các Mục tiêu Phát triển bền vững, đồng nghĩa với việc thay đổi cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái, theo Bình đẳng giới và Mục tiêu phát triển bền
vững ở Châu Á và Thái Bình Dương: Đường cơ sở và Lộ trình thay đổi vào năm 2030, một ấn phẩm hàng đầu cho khu vực được đồng sản xuất bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và UN Women (sắp tới trong năm 2018). Ấn phẩm này sẽ đưa ra đường cơ sở để theo dõi tiến độ thực hiện bình đẳng giới theo các chỉ số Mục tiêu Phát triển bền vững, bao gồm các chỉ số liên quan đến BLPNTEG, xác định những hành động ưu tiên nhằm đạt được các cam kết bình đẳng giới tại Châu Á - Thái Bình Dương. Không chỉ vậy, tài liệu cũng đưa ra những đánh giá đầu tiên cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương về cách thức thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 thông qua bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
Chương trình Nghị sự 2030 vì phát triển bền vững cam kết không bỏ lại ai phía sau, đồng nghĩa với việc đề cao nhân phẩm và ưu tiên phát triển những cộng đồng yếu thế nhất, mà ở đó phụ nữ và trẻ em gái đứng đầu danh sách. Chương trình cũng nhấn mạnh việc xác định và giải quyết nguyên nhân mang tính hệ thống của bất bình đẳng và việc lề hóa phụ nữ và trẻ em gái. Nguy cơ bạo lực gia tăng là một tác động của sự khác biệt của phụ nữ và trẻ em gái, về tuổi, chủng tộc, dân tộc, sự nghèo đói, địa vị xã hội, xu hướng tính dục, bản dạng giới, khuyết tật, tôn giáo, quốc tịch và các yếu tố khác.
Để không ai bị bỏ lại phía sau, các nước thành viên Liên Hợp Quốc cần đánh giá công tác phản hồi của các nhà cung cấp dịch vụ, cảnh sát và các quan chức tư pháp đối với phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực. Sự khác biệt về bản sắc và nguồn gốc của một số phụ nữ khiến cho họ dễ bị tổn thương hơn và có ít khả năng tiếp cận công lý và dịch vụ hơn. Không ai bị bỏ lại phía sau yêu cầu đảm bảo tính sẵn có của tất cả các dịch vụ cho những phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực, bất kể đặc tính, nguồn gốc của họ. Một số phụ nữ và trẻ em gái bị hạn chế khả năng tiếp cận hoặc cảm thấy không thoải mái khi tiếp cận dịch vụ nếu họ bị loại trừ hoặc cảm thấy không được hoan nghênh vì danh tính, bản sắc hay cách họ được nhìn nhận trong cộng đồng và xã hội. Do đó, việc hiểu được tác động của các bản sắc nhận dạng khác nhau đối với trải nghiệm của phụ nữ và trẻ em gái khi tiếp cận các dịch vụ thiết yếu là vô cùng quan trọng để có thể xác định và giải quyết những khoảng trống trong việc cung cấp dịch vụ và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau như một phần của tiến trình hướng tới chấm dứt BLPNTEG.
2.3 Bạo lực đối với phụ nữ vàtrẻ em gái và Chương trình Nghị trẻ em gái và Chương trình Nghị sự 2030 vì phát triển bền vững
Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở các nước thành viên ASEAN