D – Người làm chứng (bổ sung trang khác nếu cần)
Những phát hiện chính
Sự phức tạp của nguồn ngân sách, khó có thể phân biệt nguồn ngân sách chính phủ chi trực tiếp cho BLPNTEG.
Thiếu sự phối hơp tài trợ trong việc cung cấp các dịch vụ ứng phó với BLPNTEG. Hành trình của nạn nhân ở Campuchia
Nghiên cứu về chi phí phát hiện ra rằng chiến lược ngắn hạn tốt nhất để cải thiện dịch vụ thiết yếu cho phụ nữ bị bạo lực là “dành một phần ngân sách thường xuyên để hỗ trợ các hoạt động cụ thể liên quan đến chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, đồng thời tiếp tục hỗ trợ ngân sách đáp ứng giới”3. Các kết quả từ nghiên cứu về chi phí đã cho thấy sự cần thiết phải có các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu và các quy định đạo đức, kèm theo các nguồn lực để nâng cao năng lực.
Năm 2012, Văn phòng UN Women khu vực châu Á Thái Bình Dương (ROAP), UN Women tại Indonesia và Trung tâm nghiên cứu Dân số và Chính sách của Đại học Gadiah Mada hợp tác để thực hiện một cuộc khảo sát quy mô nhỏ về chi phí của BLPNTEG. Năm 2017, Tổ chức CARE Quốc tế tại Campuchia đã công bố một báo cáo có tên “tôi biết tôi không thể bỏ thuốc lá: Tỷ lệ thiệt hại về chi phí, năng suất do quấy rối tình dục gây ra đối với ngành công nghiệp
may mặc Campuchia.4 Phỏng vấn 1.287 công nhân
may mặc (1.085 phụ nữ và 198 nam) cho thấy quấy rối là một vấn đề nghiêm trọng và phổ biến đối với phụ nữ làm việc trong ngành may mặc tại Campu- chia. Tại thời điểm nghiên cứu, phụ nữ chiếm 85% lao động trong ngành may và 29% nữ công nhân may mặc đã bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong 12 tháng qua. Nghiên cứu này cũng cho thấy quấy rối tình dục có tác động kinh tế đáng kể đối với các nhà máy may mặc xét về chi phí năng suất; đặc biệt, nghiên cứu ước tính chi phí tài chính cho ngành may mặc là 89 triệu USD mỗi năm. Nghiên cứu này cũng sử dụng dữ liệu nguồn nhân lực để kiểm tra thiệt hại doanh thu, tình trạng nghỉ làm, tình trạng làm thêm giờ trong mỗi mẫu đại diện của 546.467 công nhân trong ngành may mặc tại Campuchia. Nghiên cứu cho thấy quấy rối tình dục là rào cản cản trở tham gia các công việc được trả lươn và làm giảm sự tham gia bình đẳng của phụ nữ tại nơi làm việc. Nó cũng làm giảm năng suất lao động dẫn đến giảm năng suất cho các doanh nghiệp.
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này dựa theo hướng dẫn “Ước tính chi phí gói dịch vụ ứng phó đa ngành dành cho nạn nhân bị bạo lực6 do Văn phòng UN Women khu vực Châu Á và Thái Bình Dương xây dựng cho Campuchia và Indonesia. Các hợp phần của nghiên cứu này bao gồm: phân tích tài liệu (bao gồm các tài liệu pháp lý, hành chính và chính sách); lập sơ đồ môi trường thúc đẩy cách tiếp cận đa ngành phòng chống VAWG; phân tích ngân sách phân bổ cho các hoạt động được quy định bởi pháp luật hoặc kế hoạch, chiến lược quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình của chính phủ; khảo sát thực địa và thu thập dữ liệu từ 46 cơ quan. DKI Jakarta (Thủ đô Jakarta) và Yogya- karta (DIY – Khu vực tự trị của Yogyakarta) được chọn là địa điểm nghiên cứu vì các tỉnh này có mật độ dịch vụ cho phụ nữ bị bạo lực gia đình nhiều hơn so với các tỉnh khác.
Nghiên cứu về chi phí của BLPNTEG cho thấy mặc dù Chính phủ Indonesia đã coi chính sách bảo vệ phụ nữ và trẻ em như là một ưu tiên của quốc gia, nhưng hiện vẫn có những thách thức khi thực hiện các chính sách này do thiếu cơ chế và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cũng như ngân sách cho các dịch vụ hỗ trợ. Hơn nữa, hiện không rõ cơ quan chính phủ nào có thẩm quyền thực thi các chính sách này. Việc phân cấp đã đưa quy định việc xây dựng chính sách ở cấp cao hơn và việc thực hiện các dịch vụ phòng chống BLPNTEG được giao cho cấp chính quyền thấp hơn. Tuy nhiên, kinh phí dành cho các dịch vụ trực tiếp ở các cấp thấp hơn không đủ nên không thể đáp ứng được nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực và việc đào tạo nhân viên để cung cấp dịch vụ. Cũng như không có tiêu chuẩn tối thiểu về cung cấp dịch vụ cho những phụ nữ bị bạo lực.7
Nghiên cứu cũng cho thấy hệ thống chuyển gửi và các dịch vụ tích hợp được xây dựng bởi Bộ Dịch vụ Xã hội nhưng không được thực hiện một cách hiệu quả. Không có cơ chế chuyển gửi rõ ràng giữa các đơn vị dịch vụ, bao gồm các cơ quan chính phủ, và các nhà cung cấp dịch vụ, NGO hoặc CSO, và ngân sách cho việc phát triển hệ thống chuyển gửi chủ yếu dành cho dịch vụ chuyển gửi của cơ quan chính phủ. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ, chi phí cung cấp dịch vụ cao hơn nhiều so với ngân sách của họ.8
Gói dịch vụ đa ngành ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái: Phương pháp tiếp cận ngân
sách giới - Nghiên cứu trường hợp Indonesia.5