Dữ liệu về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái Một trong những thách thức chính trong quá trình thu

Một phần của tài liệu Thu thập thông tin dữ liệu bạo lực đối với nữ giới (Trang 32)

Một trong những thách thức chính trong quá trình thu thập dữ liệu về BLPNTEG là văn hóa im lặng và sự kỳ thị xung quanh BLPNTEG. Phụ nữ và trẻ em gái không được khuyến khích báo cáo vụ bạo lực, do đó số lượng trường hợp được báo cáo cho các dịch vụ chính thức (tư pháp, cảnh sát, dịch vụ xã hội và chăm sóc y tế) có thể thấp hơn so với tỷ lệ thực tế một cách đáng kể.

Tính liên quan và hữu ích của dữ liệu phụ thuộc vào chất lượng và độ xác thực của dữ liệu. Khả năng thu thập dữ liệu chất lượng và đáng tin cậy của các nước thành viên ASEAN phụ thuộc vào việc áp dụng phương pháp thu thập dữ liệu phù hợp với các phương pháp tiêu chuẩn đã được thống nhất (sử dụng các định nghĩa quốc tế về BLPNTEG, các mẫu khảo sát BLPNTEG, biểu mẫu ghi nhận thông tin đã được được chuẩn hóa) và cách thức thu thập dữ liệu. Phương pháp thu thập dữ liệu cần tôn trọng các nguyên tắc về đạo đức, an toàn và bảo mật. Việc thu thập dữ liệu chất lượng và đáng tin cậy cũng đòi hỏi phải có người thu thập dữ liệu được đào tạo và/hoặc người phỏng vấn, các nhà phân tích dữ liệu có kỹ năng để thực hiện phân tích số liệu dựa trên các lý thuyết liên quan và có thể phiên giải các dữ liệu BLPNTEG. Ở hầu hết các nước thành viên ASEAN, việc thu thập dữ liệu các ngành, cơ quan và tổ chức về BLPNTEG là không đồng đều. Dữ liệu được thu thập thường kém chất lượng và ít được dùng làm cơ sở thông tin cho các chính sách và chương trình về BLPNTEG.

Chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu có thể thay đổi đáng kể phụ thuộc vào các định nghĩa khác nhau của

BLPNTEG được áp dụng trên các lĩnh vực, cơ quan và tổ chức, bởi sự không nhất quán trong việc phân tách dữ liệu BLPNTEG (loại bạo lực, mức độ bạo lực, tần suất bạo lực, vị trí, mối quan hệ thủ phạm - nạn nhân và đặc điểm cá nhân của họ). Các định nghĩa khác nhau của BLPNTEG và cách phân tách dữ liệu BLPNTEG khác nhau có thể ảnh hưởng đến việc phân tích và so sánh dữ liệu về BLPNTEG giữa các ngành.

Ở hầu hết các nước thành viên ASEAN, việc phối hợp giữa các ngành, cơ quan và tổ chức trong việc chia sẻ và tổng hợp dữ liệu BLPNTEG còn chưa được tốt. Áp dụng các phương pháp thu thập dữ liệu không nhất quán sẽ làm cho việc tổng hợp dữ liệu, xác định xu hướng khó khăn hơn. Với những hạn chế này, các cơ quan chính phủ và các CSO đã cố gắng cải thiện việc thu thập dữ liệu liên quan đến BLPNTEG (xem Hộp 4). Một trong những thách thức lớn nhất là khả năng hạn chế của quốc gia và khu vực trong việc thu thập, lưu trữ, phân tích, chia sẻ và sử dụng dữ liệu (xem sơ đồ 1). Hướng dẫn ASEAN về dữ liệu BLPNTEG của ASEAN sẽ tập trung vào những thách thức đó.

Ba loại dữ liệu chính - dữ liệu hành chính, dữ liệu mức độ phổ biến và dữ liệu chi phí thường được sử dụng để cung cấp thông tin chi tiết về BLPNTEG. Các loại dữ liệu này có thể được sử dụng để thông báo, hướng dẫn và hỗ trợ các nghiên cứu chi phí nhằm xác định các tổn thất và tác động tính bằng tiền của BLPNTEG. Ba loại dữ liệu này được định nghĩa ở Hộp 5 và sẽ được thảo luận chi tiết hơn trong các chương tiếp theo.

3.2 Thách thức liên quan đếndữ liệu về bạo lực đối với dữ liệu về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái

3.3 Các loại dữ liệu về bạo lựcđối với phụ nữ và trẻ em gái đối với phụ nữ và trẻ em gái

Dữ liệu hành chính và dữ liệu về mức độ phổ biến được thu thập từ các nguồn khác nhau, nhằm phục vụ những mục đích khác nhau và trả lời cho các câu hỏi khác nhau. Dữ liệu hành chính và dữ liệu về mức độ biến đều cùng hỗ trợ việc tìm hiểu sâu về BLPNTEG. Cả dữ liệu hành chính và dữ liệu về mức độ phổ biến BLPNTEG đều cần thiết cho các nghiên cứu chi phí của BLPNTEG.

Tuy nhiên, nhìn chung, các nghiên cứu mức độ phổ biến của BLPNTEG thu thập dữ liệu từ một mẫu đại diện của dân số (cấp quốc gia hoặc địa phương), như vậy để kết quả có thể đại diện cho tỷ lệ bạo lực thực tế trong một khu vực dân số. Nghiên cứu mức độ phổ biến cung cấp thông tin chi tiết hơn về bối cảnh BLPNTEG xảy ra, cách BLPNTEG ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái trong dân số chung, cũng như các yếu tố rủi ro và an toàn và hành vi tìm kiếm trợ giúp của nạn nhân. Nghiên cứu tỷ lệ phổ biến BLPNTEG giúp thành lập đường cơ sở để so sánh với các nghiên cứu tỷ lệ phổ biến khác nhằm giám sát những thay đổi của mức độ phổ biến của BLPNTEG và những yếu tố góp phần vào BLPNTEG theo thời gian.

3.4 Mối liên kết giữa các dữ liệuvề bạo lực đối với phụ nữ và về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ở Indonesia, Ủy ban Quốc gia về Bạo lực đối với Phụ nữ (KOMNAS Perempuan) là một tổ chức độc lập được thành lập theo nghị quyết của Tổng thống nhằm thúc đẩy và giám sát nhân quyền của phụ nữ và BLPNTEG ở Indonesia. Hàng năm, Ủy ban sẽ triển khai một cuộc khảo sát tiêu chuẩn cho khoảng 700 đến 1.000 cơ quan chính phủ và các CSOs trên toàn quốc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực. Cơ quan này thu thập dữ liệu hành chính tóm tắt từ ít nhất 30% trong số 700 đến 1.000 cơ quan chính phủ và CSO, phân tích dữ liệu khảo sát bằng hệ thống dựa trên nền tảng máy tính và xây dựng báo cáo hàng năm về việc báo cáo và cung cấp dịch vụ liên quan đến BLPNTEG ở Indonesia.

Một phần của tài liệu Thu thập thông tin dữ liệu bạo lực đối với nữ giới (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)