Bảng 20: Gói dịch vụ thiết yếu

Một phần của tài liệu Thu thập thông tin dữ liệu bạo lực đối với nữ giới (Trang 78 - 79)

UN Women, UNFPA, WHO và UNODC, thông qua Chương trình toàn cầu của Liên hợp quốc về các dịch vụ thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em gái đã xác định các các dịch vụ thiết yếu, cũng như hướng dẫn điều phối các dịch vụ thiết yếu, quản trị quá trình và cơ chế điều phối. Những Nguyên tắc cung cấp dịch vụ và các yếu tố cốt lõi của mỗi dịch vụ thiết yếu đã được xác định để đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt cho các nước thu nhập thấp và trung bình, cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo hành.

Mục tiêu của gói dịch vụ tối thiểu là hỗ trợ các quốc gia khi họ thiết kế, thực hiện và rà soát các dịch vụ cho phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực, trong các bối cảnh và tình huống khác nhau. Gói dịch vụ tối thiểu là một công cụ thiết thực cho các quốc gia đề ra lộ trình rõ ràng về cách thức đảm bảo cung cấp và điều phối các dịch vụ. Cách thức thực hiện các dịch vụ thiết yếu có thể khác nhau ở các nước khác nhau. Ở một số nước có thể đã có một số dịch vụ thiết yếu, một số nước khác có thể cần điều chỉnh các dịch vụ đã có hoặc thực hiện các dịch vụ mới, hoặc cần cải tiến để đạt được tiêu chuẩn tối thiếu. Điều quan trọng là mỗi nước có ké hoạch đạt được tiêu chuẩn đề ra, và đảm bảo có quy trình đánh giá, bảo đảm trách nhiệm giải trình trong việc cung cấp dịch vụ đạt chất lượng đề ra.

Bước 1 - Xây dựng và phác thảo các yếu tố chính của Gói dịch vụ tối thiểu (MPES)

Nhận diện và xác định Gói dịch vụ tối thiểu (MPES) – lập bản đồ và những dịch vụ hiện đối chiếu với nghĩa vụ và cam kết theo khuôn khổ pháp lý quốc gia và các kinh nghiệm hay của quốc tế trong cung cấpthực hiện dịch vụ.

Bước 2 - Hiểu nhu cầu nguồn lực cho các dịch vụ hiện có

Thu thập dữ liệu – Hướng dẫn thực hiện khảo sát các nhà cung cấp dịch vụ hiện có ở các ngành khác nhau, xác định đơn vị chi phí của dịch vụ hiện có, đánh giá các dịch vụ chuyển gửi Bước 3 - Ước tính chi

phí và nguồn lực cho gói MPES

Xác định phương pháp thích hợp để ước tính tổng chi phí cho MPES

Mục tiêu Nhiệm vụ

Phương pháp này xem xét bốn câu hỏi quan trọng:

1. Những khoảng trống trong luật và chính sách đối với VAWG là gì?

2. Nguồn lực nào được phân bổ khác nhau đối với các dịch vụ liên quan đến BLPNTEG? 3. Nguồn tài trợ là gì?

4. Các nguồn lực này có đầy đủ không?

Thông tin về BLPNTEG có liên quan đến dịch vụ có sẵn hoặc lập kế hoạch, và dữ liệu ngân sách có liên quan đến luật và chính sách hiện hành về BLPNTEG.

Thực hiện phương pháp này yêu cầu thống kê tỷ lệ quốc gia, thông tin về tần suất của BLPNTEG và chi phí của các dịch vụ khác nhau. Điều này đòi hỏi thông tin về mức độ ảnh hưởng của BLPNTEG, cách thức mà nạn nhân bị ảnh hưởng, hành vi tìm kiếm trợ giúp, các chi phí và một số kiến thức về ngân sách công. Cả dữ liệu hành chính và tỷ lệ được yêu cầu.

Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp này không đòi hỏi dữ liệu về BLPNTEG quốc gia phải chính xác, yêu cầu thông tin về bạo lực đối với các hoạt động và/hoặc hoạt động liên quan đến BLPNTEG (Số lượng đơn vị tiêu thụ) và chi phí cho mỗi đơn vị của các dịch vụ đó. Thông tin này sẽ được cung cấp bởi dữ liệu quản trị và có thể được bổ sung bằng các cuộc phỏng vấn có chủ đích.

Phương pháp này đo lường chi phí trực tiếp và gián tiếp, hữu hình và vô hình của BLPNTEG đối với nạn nhân và gia đình họ, cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội nói chung (bao gồm cả chi phí chi trả hoặc phí tổn) cho các dịch vụ, vận chuyển, nơi trú ẩn, mất thu nhập và giá trị của công việc bị mất hoặc không được trả lương do bị bạo lực

Phương pháp này tính toán tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp của hàng hóa hoặc dịch vụ được triển khai (hoặc lên kế hoạch để sử dụng trong tương lai) trong việc giải quyết BLPNTEG bằng cách hiểu chi phí cho đơn vị dịch vụ và nhân với tỷ lệ sử dụng.

Phương pháp tiếp cận ngân sách đáp ứng giới là công cụ giúp lồng ghép giới trong ngân sách của chính phủ bằng cách xác định những khoảng trống hay điểm yếu trong các chính sách, dịch vụ liên quan đến BLPNTEG. Phương pháp lập ngân sách đáp ứng giới giúp Chính phủ quyết định điều chỉnh chính sách và phân bổ lại nguồn lực để giải quyết các khoảng cách và bất bình đẳng giới. Kết quả có thể mang tính chính trị cao khi chỉ ra những điểm yếu trong hệ thống, bao gồm thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan khác nhau để giải quyết BLPNTEG. Ở những quốc gia mà dữ liệu ngân sách không được công khai hoặc thông tin về ngân sách không được chia sẻ rộng rãi, thì việc thực hiện phương pháp lập ngân sách đáp ứng theo giới (GRB) có thể gặp khó khăn.

Chi phí tác động thường được sử dụng cho mục đích vận động, huy động hỗ trợ cho các thay đổi về mặt pháp lý và chính sách bằng cách chứng minh tác động và tổn thất định lượng (và định tính) của BLPNTEG đối với toàn bộ xã hội và quốc gia.

Tùy thuộc vào phạm vi, kết quả, phương pháp này có thể là một công cụ nâng cao nhận thức mạnh mẽ cho các nhóm đối tượng mới hoặc quan trọng (bao gồm cả chủ lao động và/hoặc bộ y tế, lao động hoặc tài chính), chứng minh rằng BLPNTEG là một vấn đề xã hội và kinh tế.

Cung cấp hình ảnh rõ nét về các dịch vụ hiện có và cách sử dụng cũng như chi phí cung cấp các dịch vụ đó.

Cung cấp thông tin hữu ích cho các phương pháp tính toán chi phí rộng hơn đang được triển khai và có thể cung cấp cho Chính phủ một bức tranh rõ ràng hơn về nguồn lực cần thiết để giải quyết BLPNTEG và/hoặc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân bị bạo lực.

Khi đo lường chi phí, phương pháp này không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ được cung cấp và chỉ giới hạn trong chi phí cho các dịch vụ hiện có.

Một phần của tài liệu Thu thập thông tin dữ liệu bạo lực đối với nữ giới (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)