Dữ liệu tỷ lệ phổ biến của bạo lực phụ nữ và trẻ em gáiCác cuộc điều tra về sự phổ biến của BLPNTEG

Một phần của tài liệu Thu thập thông tin dữ liệu bạo lực đối với nữ giới (Trang 46)

Các cuộc điều tra về sự phổ biến của BLPNTEG thường bao gồm bạo lực thể chất, bạo lực tình dục, bạo lực tâm lý và bạo lực kinh tế (xem Biểu đồ 3). Cần phải lưu ý rằng không phải người phụ nữ nào cũng có thể nhận ra rằng họ đang bị bạo lực. Tuy nhiên, kể cả khi nhận thức được điều đó, họ thường không sử dụng những từ ngữ như "bạo lực" hay "lạm dụng" để nói về trải nghiệm của mình. Do đó, các thuật ngữ này nên

được tránh trong các câu hỏi khảo sát. Để tính được tỷ lệ phổ biến của BLPNTEG, các câu hỏi khảo sát nên đưa ra các hành vi cụ thể có thể đo lường một cách có hệ thống. Hơn nữa, những phụ nữ đã từng bị bạo lực, đặc biệt là trong các mối quan hệ tình cảm và trong gia đình, thường phải chịu nhiều hình thức bạo lực và/hoặc bị nhiều lần; do đó, các cuộc điều tra nên cho phép thu thập dữ liệu về tất cả các hình thức bạo lực mà phụ nữ trải qua trong suốt cuộc đời của họ và trong 12 tháng qua.

Việc thu thập dữ liệu về những nơi phụ nữ bị bạo lực, chẳng hạn như ở nơi công cộng (đường phố, phương tiện công cộng), không gian riêng tư (nhà riêng, cơ quan) và môi trường liên quan đến công việc cũng rất quan trọng.

Tính đến tháng 12 năm 2017, tám nước thành viên ASEAN đã hoàn thành các nghiên cứu tỷ lệ phổ biến của BLPNTEG (xem Bảng 5 Phụ lục A) về tóm tắt các phát hiện từ mỗi nghiên cứu). Trong đó, Campu- chia và Philippines đã tiến hành nghiên cứu tỷ lệ phổ biến BLPNTEG định kỳ.

UNSD đã xây dựng Tài liệu Hướng dẫn về Tạo ra số liệu thống kê về bạo hành đối với phụ nữ: Khảo sát thống kê (2014)23. Tài liệu nhằm hỗ trợ các cơ quan thống kê quốc gia trong việc đánh giá phạm vi, quy mô và độ phổ biến của

BLPNTEG. Tài liệu thảo luận về phương pháp luận, nguồn dữ liệu, các phân loại thống kê có liên quan, kết quả đầu ra, lựa chọn từ ngữ cho câu hỏi và tất cả các vấn đề liên quan khác cần xem xét khi tiến hành khảo sát thống kê về BLPNTEG.Tài liệu này cũng cung cấp hướng dẫn chi tiết về các yếu tố cần thiết khi triển khai khảo sát và các bước lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện khảo sát, cũng như các điều kiện để đảm bảo kết quả khảo sát đáng tin cậy, hợp lệ và nhất quán. Bên cạnh đó, tài liệu còn có các hướng dẫn từng bước và kế hoạch thu thập, xử lý, phân tích và phổ biến dữ liệu BLPNTEG, bao gồm hướng dẫn về vai trò của các cuộc khảo sát thống kê trong việc đáp ứng các mục tiêu chính sách liên quan đến BLPNTEG.

Tài liệu hướng dẫn của UNSD nên được sử dụng cùng với các tài liệu hướng dẫn khác của UNODC và UNSD, bao gồm:

4.4 Các nghiên cứu tỷ lệ phổ biếncủa bạo lực đối với phụ nữ và của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái được thực hiện ở các nước thành viên ASEAN

4.3 Các loại bạo lực đối vớiphụ nữ và trẻ em gái được phụ nữ và trẻ em gái được nghiên cứu trong khảo sát mức độ phổ biến

4.2.3 Nguồn tài liệu của Cơ quanThống kê Liên Hợp Quốc (UNDS) Thống kê Liên Hợp Quốc (UNDS)

UNODC, Manual on Victimization Surveys (Sổ tay hướng dẫn điều tra nạn nhân) (2010) cung cấp những hướng dẫn về mọi khía cạnh của các cuộc điều tra nạn nhân.24

UNSD, Designing Household Survey Samples:Practi- cal Guidelines (Các mẫu thiết kế khảo sát hộ gia đình)

(2008) là một hướng dẫn thiết thực để thiết kế khảo sát, xử lý dữ liệu và phân tích các cuộc khảo sát hộ gia đình quy mô lớn.25

UNSD, Household Sample Surveys in Developingand Transition Countries (Các mẫu khảo sát hộ gia đình ở các nước đang phát triển và chuyển đổi) (2005) bao gồm các khía cạnh quan trọng trong việc tiến hành khảo sát hộ gia đình, bao gồm thiết kế mẫu, thực hiện khảo sát, các lỗi không liên quan đến mẫu, chi phí khảo sát và phân tích dữ liệu.26

Một phần của tài liệu Thu thập thông tin dữ liệu bạo lực đối với nữ giới (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)