Ở hầu hết các nước thành viên ASEAN, các cơ quan chính phủ thu thập dữ liệu hành chính về bạo lực phụ nữ và trẻ em gái (BLPNTEG) và báo cáo thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng/hoặc hàng quý). Luồng dữ liệu đi từ điểm đăng ký hoặc điểm cung cấp dịch vụ đến cấp quốc gia (Bộ) (xem Sơ đồ 5). Ở cấp quốc gia dữ liệu về bạo lực phụ nữ và trẻ em gái được tổng hợp, phân tích và báo cáo mỗi quý hoặc mỗi năm. Tổ chức Xã hội Dân sự (CSO), các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các cơ sở chăm sóc sức khỏe tư nhân, các đơn vị cung cấp dịch vụ cho nạn nhân BLPNTEG có ghi chép các trường hợp và thu thập dữ liệu liên quan đến BLPNTEG. Ở hầu hết các quốc gia, các tổ chức NGO thu thập và lưu trữ dữ liệu hành chính độc lập với với Chính phủ. Dữ liệu này thường không được chia sẻ với Chính phủ ngoại trừ dưới dạng tóm tắt, để đảm bảo tính bảo mật. Do vậy, điều quan trọng là dữ liệu tổng hợp được thu thập bởi Tổ chức Xã hội Dân sự, các Tổ chức phi chính phủ và các cơ sở chăm sóc sức khỏe tư nhân được chia sẻ với các Nhóm làm việc hoặc các ủy ban quốc gia về phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vì điều này cho thấy những đâu là thời điểm đầu tiên khi dịch vụ được cung cấp cho nạn nhân, cũng như số lượng ca bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái được phát hiện và báo cáo.
Những người đang bị bạo hành là phụ nữ và trẻ em gái có nhiều nhu cầu, bao gồm nhu cầu tiếp cận với chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý xã hội, trợ giúp pháp lý, bảo vệ và công lý. Mỗi ngành, cơ quan và tổ chức này nên thu thập dữ liệu về Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm thông tin về những trường hợp đang bị bạo hành.
thủ phạm và chi tiết liên quan đến vụ việc. Trong hầu hết các trường hợp, dữ liệu về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái thường bị tản mát trong các cơ quan, tổ chức và các dữ liệu này không biết đến bởi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý xã hội, trợ giúp pháp lý, bảo vệ và công lý. Nếu thông tin và dữ liệu được chia sẻ thì cũng chỉ phục vụ cho mục đích quản lý trường hợp nội bộ.
Ở Campuchia, hiện vẫn thiếu năng lực vận hành hệ thống quản lý dữ liệu dựa trên máy tính và tính bảo mật vẫn là một thách thức khi chia sẻ thông tin về các trường hợp bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (BLPNTEG). Campuchia cũng nhận ra rằng việc bảo mật thông tin sẽ làm tăng mức độ sẵn sàng và tăng khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ của người đang bị bạo hành. Các nhà nghiên cứu đã mô tả con đường thực tế tiếp cận dịch vụ và cơ quan tư pháp của phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực gia đình ở Campuchia (Sơ đồ 6) và phụ nữ và trẻ em gái bị cưỡng hiếp hoặc bạo lực tình dục (Sơ đồ 7). Sơ đồ 6 và 7 không phải là mô hình mẫu về chuyển gửi. Nhưng các sơ đồ này giúp minh họa về nơi có thể thu thập các dữ liệu hành chính về các trường hợp bị bạo lực gia đình, hiếp dâm, bạo lực tình dục trong số các nhà cung cấp dịch vụ và cơ quan tư pháp. Bằng việc sử dụng sơ đồ mô tả cuộc hành trình thực tế của những người bị bạo hành là phụ nữ và trẻ em gái như thế này, Campuchia đang tìm cách sử dụng bằng chứng để cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái. Trong trường hợp của Campuchia, dữ liệu hành chính đã được chứng minh là quan trọng để ghi lại các loại dịch vụ được cung cấp và được chuyển gửi đến. Dữ liệu hành chính về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đã giúp tìm hiểu nhu cầu về dịch vụ và xác định các điểm thách thức việc sử dụng dịch vụ và cũng dùng để ước tính chi phí cho việc cung cấp dịch vụ.
5.6 Dữ liệu hành chính về bạo lực đối với phụ nữ về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái