Dữ liệu hành chính thường xuyên được thu thập và tổng hợp bởi các nhà cung cấp dịch vụ (cơ sở chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội, cán bộ tư pháp và cảnh sát), cơ quan chính phủ, các phòng ban và nhà cung cấp dịch vụ phi chính phủ
Dữ liệu hành chính cho biết số lượng và những loại vụ việc BLPNTEG đã được phát hiện và báo cáo cho chính quyền, nhà cung cấp dịch vụ, các điểm tiếp nhận và can thiệp, những trường hợp đã tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ và hỗ trợ, trong một khoảng thời gian nhất định tại các huyện, tỉnh và khu vực. Dữ liệu hành chính là cơ hội để tìm hiểu rõ hơn về xu hướng của các vụ việc bạo lực và kết quả của chúng, cũng như giúp hỗ trợ việc cải thiện dịch vụ cho các nạn nhân.
Bởi dữ liệu hành chính cho thấy tình hình sử dụng dịch vụ của các nạn nhân của BLPNTEG , nên các dữ liệu loại này có thể được sử dụng để nghiên cứu các xu hướng trong việc báo cáo và ứng phó với BLPNTEG,
cũng như cung cấp thông tin hỗ trợ cho các kế hoạch chương trình và phân bổ nguồn lực để cải thiện chất lượng và tính sẵn có của dịch vụ.
Các bộ và cơ quan sử dụng các loại hệ thống quản lý dữ liệu khác nhau để thu thập và phân tích dữ liệu hành chính liên quan đến BLPNTEG, bao gồm hệ thống lập hồ sơ hoặc lưu trữ trên giấy, hệ thống quản lý dữ liệu trên máy tính và hệ thống quản lý hồ sơ trên máy tính và web.
Các bộ và cơ quan ban ngành cũng gặp một số khó khăn khi xử lý các luồng dữ liệu hành chính, bao gồm: sự chậm trễ trong luồng dữ liệu chuyển từ cấp xã đến cấp huyện, tỉnh và quốc gia; thiếu nhất quán trong việc sử dụng các hệ thống dữ liệu trên giấy tờ và trên máy tính ở các cấp trong bộ và cơ quan ban ngành; dữ liệu bị phân chia quá nhỏ lẻ; hay những vấn đề trong các kênh chia sẻ và tổng hợp dữ liệu giữa các phòng ban trong các bộ và cơ quan nhà nước.
Những khác biệt trong cách định nghĩa BLPNTEG và phân tách dữ liệu về BLPNTEG cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp và so sánh dữ liệu về BLPNTEG của các ngành.
Việc thu thập dữ liệu hành chính về BLPNTEG rất quan trọng, tuy nhiên độ tin cậy của dữ liệu phụ thuộc rất nhiều vào khâu lập hồ sơ, nhập và lưu trữ dữ liệu. Vì vậy, việc cải thiện hệ thống lập hồ sơ và nhập dữ liệu ở các điểm tiếp nhận là thực sự cần thiết.
Dữ liệu hành chính về BLPNTEG chưa thực sự được phân tích một cách thỏa đáng do những thiếu sót về kiến thức, kỹ năng phân tích và báo cáo.
Để có thể khai thác hiệu quả dữ liệu hành chính, các nhà hoạch định chính sách, các bộ, ngành, các tổ chức cần giải quyết những khoảng trống trong công tác thu thập và phân tích dữ liệu hành chính.
Nội dung nổi bật
Trong những năm gần đây, các chính phủ và các đối tác phát triển đang dần quan tâm hơn đến việc khai thác sử dụng dữ liệu hành chính trong việc giám sát và báo cáo về BLPNTEG. Dữ liệu hành chính là nguồn dữ liệu và thông tin quan trọng, có thể dễ dàng truy cập và sử dụng để hỗ trợ các nghiên cứu về tỷ lệ phổ biến của BLPNTEG bằng cách cung cấp những thông tin về mức độ tiếp cận dịch vụ của các nạn nhân BLPNTEG. Dữ liệu hành chính cũng có thể được sử dụng để theo dõi tiến độ thực hiện các mục tiêu và chỉ số SDG liên quan đến BLPNTEG không yêu cầu dữ liệu tỷ lệ phổ biến. Dữ liệu hành chính chỉ có thể được dùng cho việc báo cáo về chỉ số SDG 16.1.1: số nạn nhân của các vụ giết người có chủ ý trên 100.000 dân, theo giới tính và độ tuổi, và chỉ số 16.2.2: số nạn nhân của nạn buôn người trên 100.000 dân theo giới tính, độ tuổi, và hình thức bóc lột.
Ở nhiều nước thành viên ASEAN, dữ liệu hành chính về BLPNTEG thường xuyên được các cơ quan, ban ngành chính phủ (phúc lợi xã hội, bảo vệ trẻ em, y tế, cảnh sát, công tố viên và tòa án) thu thập và biên soạn tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe công cộng và tư nhân ở cấp độ địa phương, huyện, tỉnh và quốc gia. Một số nước hiện đã có một lượng thông tin lớn về tình trạng sử dụng
dịch vụ của phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực, cũng như về cách các nhà cung cấp dịch vụ ứng phó với phụ nữ và trẻ em gái khi họ tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý xã hội, trợ giúp pháp lý, tư pháp và nơi trú ẩn (xem Biểu đồ 4). Tuy nhiên, mục đích chính của dữ liệu hành chính thường không phải là nghiên cứu về BLPNTEG mà là cung cấp thông tin cho mục đích quản trị (như khối lượng công việc, hậu cần, ngân sách và báo cáo) và mục đích quản lý trường hợp. Dữ liệu hành chính thường không được thu thập, chia sẻ giữa các ngành hoặc phân tích dưới 'lăng kính
BLPNTEG' hay được sử dụng để cải thiện việc cung cấp dịch vụ cho các nạn nhân BLPNTEG. Dưới 'lăng kính BLPNTEG', việc thu thập, biên soạn, chia sẻ, phân tích và sử dụng dữ liệu với kiến thức và sự hiểu biết về BLPNTEG nhằm mục đích hiểu rõ hơn về BLPNTEG và làm cơ sở thông tin cho các phương pháp dựa trên bằng chứng trong công tác ngăn chặn và ứng phó với BLPNTEG, bao gồm cải thiện chất lượng và tính sẵn có của dịch vụ cho nạn nhân BLPNTEG.
Singapore hiện đang sở hữu nhiều kênh báo cáo về BLPNTEG, bao gồm các kênh chính thức và không chính thức. Ví dụ, hệ thống trường học và cảnh sát có hệ thống báo cáo riêng của họ cho các trường hợp bạo lực. Singapore cũng có một mạng lưới các tổ chức đang hoạt động nhằm chấm dứt mọi hình thức bạo lực.
5.1. Dữ liệu hành chính vềbạo lực đối với phụ nữ và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái