trẻ em gái. Một số phương pháp tập trung vào những phí tổn đối với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp,
Bảng 9. Nghiên cứu về những tổn hạido bạo lực gây ra đối với phụ nữ và do bạo lực gây ra đối với phụ nữ và trẻ em gái theo từng nước và từng năm
Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, dự tính nguồn lực cần có cho công tác ứng phó bạo lực đối với phụ nữ ở Đông Nam Á:
Tổng hợp các kết quả và bài học kinh nghiệm(2016) Nghiên cứu chi phí này tổng hợp các nghiên cứu được thực hiện tại Indonesia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Timor-Leste về dự ước tính nguồn lực cần có để thực hiện MPES đối với phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực.
Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, Tổn hại do Bạo lực: Hiểu về tổn hại do bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái và cách ứng phó: những phát hiện và bài học kinh nghiệm từ Châu Á và Thái Bình
Dương (2014)6. UN Women đã hỗ trợ
một số nghiên cứu ở châu Á và Thái Bình Dương lượng tính những tổn hại do tác động của bạo lực đối với PN và trẻ em gái và
các nguồn lực cần có để giải quyết vấn đề này. Đó là nghiên cứu tác động kinh tế xã hội để ước tính chi phí do bạo lực gia đình gây ra ở Việt Nam và nghiên cứu chi phí sử dụng phương pháp lập ngân sách có trách nhiệm giới (GRB) để xác định chi phí cho gói dịch vụ ứng phó đa ngành ở Campuchia và Indonesia. Nhờ vào kết quả của những nghiên cứu này và những nỗ lực khác, hiện nay có một khối lượng lớn thông tin quan trọng và kiến thức chuyên biệt về các kỹ thuật tính toán chi phí liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Báo cáo phân loại chi phí liên quan đến BLPNTEG ở châu Á và Thái Bình Dương và nêu bật những phát hiện, thách thức và bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu này. Báo cáo cho thấy tác động quá lớn về kinh tế của bạo lực đối với phụ nữ và xác định mức độ nguồn tài chính cần thiết để hiện thực hóa các cam kết của Chính phủ. Theo nghĩa này, việc tính toán chi phí là một công cụ đầy sức mạnh để thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn và đảm bảo rằng các luật phòng ngừa và ứng phó với BLPNTEG được thực thi thỏa đáng.
Quốc gia
Campuchia 2012, sắp thực hiện trong năm 2018
Indonesia 2012 2016 Đã lên kế hoạch 1999 2012 Cộng Hòa Dân Chủ
nhân dân Lào Myanmar Philippines Việt Nam
Nghiên cứu chi phí (năm thực hiện)
Dữ liệu hành chính về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái
Xuất phát từ phương pháp chi phí đơn vị để xác định chi phí của gói dịch vụ tối thiểu (MPES), mô hình nhu cầu nguồn lực đã hướng dẫn cách thức báo cáo yêu cầu nguồn lực cho gói dịch vụ tối thiểu (MPES) tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Timor-Leste.
Mặc dù ba phương pháp tính chi phí có khác nhau, nhưng cách tiếp cận và thông tin cung cấp bởi mỗi phương pháp bổ sung và sử dụng để cung cấp thông tin cho nhau khi có thể. Bảng 11 phân tích về ba phương pháp tính toán chi phí: Ngân sách có trách nhiệm ứng giới (GRB); chi phí tác động; và chi phí đơn vị.
Tùy thuộc vào sự sẵn có và chất lượng của dữ liệu hành chính khi tiến hành nghiên cứu về chi phí/phí tổn, những dữ liệu về bạo lực đối với phụ nữ không chắc chắn hoặc không hoàn hảo có thể làm cho việc nghiên cứu khó khăn hơn trong việc xác định các chi phí của dịch vụ. Bất kể sự không chắc chắn và không hoàn hảo về số liệu, nhưng việc tiến hành nghiên cứu chi phí liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ xác định các lĩnh vực mà số liệu về bạo lực còn thiếu và/hoặc không đầy đủ cần được cải thiện. Quá trình này cũng giúp các bên liên quan hiểu biết sâu hơn và các đối tác của các ngành khác nhau có thể thảo luận về những tổn hại do bạo lực gây ra đối với PN và TE gái và hoạch định ngân sách dành cho các nỗ lực nhằm loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, cung cấp các dịch vụ và thu thập số liệu.
bị bạo lực dựa trên chi phí tài sản cá nhân và dịch vụ và tỷ lệ sử dụng dịch vụ. Phương pháp chi phí đơn vị có thể được sử dụng để hiểu nguồn lực cần có cho các dịch vụ hiện tại và ước tính nguồn lực cần thiết để thực hiện gói dịch vụ tối thiểu (MPES) cho phụ nữ bị bạo lực và con cái của họ (xem Bảng 10). MPES bao gồm một loạt dịch vụ đa ngành như đường dây nóng (24 giờ), trung tâm một cửa hỗ trợ khủng hoảng, nhà tạm lánh, dịch vụ tư vấn, mạng lưới chuyển gửi, xây dựng năng lực của các bên liên quan và tập huấn cho các nhà cung cấp dịch vụ như một ví dụ về một gói dịch vụ thiết yếu (xem Hộp 20).
Mô hình nhu cầu nguồn lực – Mô hình được sử
dụng để đo lường và dự đoán nhu cầu về nguồn lực cho một can thiệp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực trong hiện tại và tương lai, và nội hàm về nguồn lực trong mở rộng can thiệp và độ bao phủ. Mô hình này được xây dựng dựa vào phương pháp và biện pháp tính toán chi phí trên cơ sở hoạt động và dự đoán nhu cầu nguồn lực cho các dịch vụ khác nhau, phụ thuộc vào chi phí đơn vị cung cấp cho từng dịch vụ và nhu cầu dịch vụ đó. Dự báo về nhu cầu nguồn lực trong tương lai được dựa trên các giả định về các chỉ số kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như tỷ lệ lạm phát và mở rộng tỷ lệ dịch vụ dựa trên nhu cầu và mức độ phù hợp tăng lên.8