Hộp 14 Hệ thống KPPPA SIMFONI PPA quản lý dữ liệu hành chính

Một phần của tài liệu Thu thập thông tin dữ liệu bạo lực đối với nữ giới (Trang 58 - 60)

PPA quản lý dữ liệu hành chính của Indonesia

UNODC đã xây dựng tài liệu Phân loại quốc tế về tội phạm cho mục đích thống kê (ICCS)2 vào năm 2006. Tài liệu này cung cấp một khung phân loại tội phạm quốc tế cho mục đích thống kê, với một số yếu tố liên quan đến định nghĩa và phân tách dữ liệu hành chính của BLPNTEG. Việc phân loại dựa trên các khái niệm, định nghĩa và nguyên tắc đã được quốc tế thông qua để tăng cường tính thống nhất và phục vụ cho việc so sánh các thống kê tội phạm, cũng như cải thiện khả năng phân tích ở cấp quốc gia và quốc tế.

ICCS cung cấp một khuôn khổ cho việc xây dựng và so sánh dữ liệu thống kê một cách có hệ thống giữa thể chế hành pháp và tư pháp khác nhau. Ở cấp quốc tế và khu vực, ICCS có thể được sử dụng để cải thiện khả năng so sánh dữ liệu về tội phạm giữa các quốc gia. Các khái niệm và định nghĩa được chuẩn hóa cho phép việc thu thập, phân tích và phổ biến dữ liệu một cách có hệ thống. Ở cấp quốc gia, ICCS có thể được sử dụng như một mô hình để cung cấp cấu trúc và tổ chức dữ liệu thống kê mà trước đây thường được tổ chức theo các mục pháp luật chứ không phải là các mục phân tích. Hơn nữa, ICCS có thể hài hoà và chuẩn hóa dữ liệu của các cơ quan có hệ thống thống kê hoặc khung pháp lý khác nhau và của các nguồn dữ liệu khác nhau (hồ sơ hành chính và khảo sát tỷ lệ phổ biến).

Hạn chế và thách thức về thu thập dữ liệu thường tồn tại do các vấn đề liên quan đến biểu mẫu đăng ký hoặc nhập dữ liệu tại nơitiếp nhận vụ việc. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc cải thiện việc thu thập dữ liệu tại các điểm tiếp nhận. Bảng 6 trình bày một số hạn chế và thách thức phổ biến trong thu thập dữ liệu hành chính về BLPNTEG, và tóm tắt các giải pháp khả thi cho những thách thức đó.

Ở các nước thành viên ASEAN, một số bộ và cơ quan (như cảnh sát, nhà cung cấp dịch vụ và trung tâm bảo trợ) có hệ thống đăng ký hoặc lưu giữ hồ sơ để xác định, báo cáo các trường hợp BLPNTEG và thường xuyên thu thập dữ liệu về BLPNTEG. Trong khi đó, các bộ và cơ quan khác thường không thu thập dữ liệu về BLPNTEG (hiệp hội phụ nữ, bệnh viện, trạm y tế, trường học và trường đại học).

Các bộ và cơ quan có hệ thống đăng ký và lưu trữ hồ sơ BLPNTEG và là các điểm tiếp nhận có khả năng lưu giữ hồ sơ về trường hợp bạo lực được báo cáo. Các điểm tiếp nhận thường ở cấp địa phương và cấp huyện (các trạm cảnh sát quận hoặc huyện); tuy nhiên, ở một số trường hợp, các trường hợp BLPNTEG có thể được báo cáo và lập hồ sơ ở cấp tỉnh (trạm cảnh sát hoặc bệnh viện tỉnh).

Dữ liệu hành chính chỉ hữu ích khi việc lập và lưu trữ hồ sơ ở các điểm tiếp nhận thực sự hiệu quả, vì vậy việc cải thiện hệ thống lập hồ sơ và đào tạo nhân viên tại các điểm tiếp nhận là vô cùng quan trọng (xem Phụ lục B về các mẫu đăng ký hồ sơ của các nhà cung cấp dịch vụ tại Campuchia). Điều này bao gồm đảm bảo rằng thông tin chi tiết về (các) sự cố nạn nhân được đăng ký và ghi lại. Các loại thông tin cần được thu thập trong dữ liệu hành chính bao gồm:

Để tôn trọng các nguyên tắc bảo mật và an toàn, một số quốc gia có thể chọn không ghi lại tên của nạn nhân mà sử dụng mã số, mà không phải là số của giấy tờ tùy thân để có thể theo dõi vụ việc.

Giới tính nạn nhân Tuổi của nạn nhân

Bạo lực xảy ra một lần hay thường xuyên Tên nạn nhân hoặc số giấy tờ tùy thân Hình thức bạo lực

(ghi tất cả các hình thức bạo lực mà nạn nhân phải chịu)

Nơi xảy ra bạo lực Bạo lực gia đình

Các loại chấn thương liên quan đến bạo lực Tên của thủ phạm

Giới tính thủ phạm Việc sử dụng vũ khí Loại vũ khí

Tuổi của thủ phạm

Cơ quan mà nạn nhân tìm đến Dịch vụ được cung cấp cho nạn nhân Mối quan hệ giữa thủ phạm và nạn nhân Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội /internet để thực hiện bạo lực

Dữ liệu hành chính về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái

Các ngành, cơ quan sử dụng định nghĩa về BLPNTEG không đầy đủ và không nhất quán làm cản trở việc tổng hợp dữ liệu của các ngành (y tế, phúc lợi xã hội, bảo vệ trẻ em, nơi trú ẩn, đường dây trợ giúp, cảnh sát, công tố viên, tòa án và hiệp hội phụ nữ)

Sử dụng các định nghĩa chung của BLPNTEG và thống nhất cách phân loại BLPNTEG theo các định nghĩa quốc tế và/hoặc quốc gia về BLPNTEG và/hoặc tội phạm quốc gia (đặc biệt là cho cảnh sát và hệ thống tư pháp).

Một số quốc gia có thể chọn thành lập nhóm công tác kỹ thuật hoặc một ủy ban gồm đại diện từ các nhà cung cấp dịch vụ cho nạn nhân BLPNTEG (y tế, phúc lợi xã hội, bảo vệ trẻ em, nơi trú ẩn, đường dây trợ giúp, cảnh sát, công tố viên, tòa án và/hoặc đoàn thể phụ nữ) và thống nhất định nghĩa về BLPNTEG và phân tách các loại BLPNTEG.

Dữ liệu phải được thu thập và ghi lại dựa trên độ tuổi thực tế của nạn nhân, để cho phép phân tách theo nhóm tuổi. Nếu điều kiện không cho phép thì phân tách độ tuổi của trẻ em gái (0–17 tuổi) với phụ nữ (18 tuổi trở lên). Việc phân tách cụ thể hơn có thể theo các bậc tăng logic (0–4 năm, 5-9 năm, 10–14 năm, 15–17 năm) và tăng 10 năm đối với phụ nữ (18–24 năm, 25–29 năm, 30–39 năm, 40–49 năm, 50–59 năm, 60+ năm).

Bạo lực thể chất (bạo lực thể chất dẫn đến biến dạng hoặc khuyết tật, bạo lực thể chất dẫn đến chấn thương, bạo lực thể chất không dẫn đến, bạo lực thể chất với vũ khí hoặc vật cứng)

Bạo lực tình dục (tấn công tình dục, hãm hiếp, quấy rối tình dục)

Bạo lực tâm lý (kiểm soát hành vi, đe dọa gây tổn hại về thể chất, coi thường hoặc sỉ nhục) Bạo lực kinh tế (từ chối tiền, từ chối đóng góp tài chính, từ chối thực phẩm và nhu cầu cơ bản, kiểm soát việc tiếp cận với chăm sóc sức khỏe, việc làm) Giết hại phụ nữ Buôn bán người Lạm dụng tình dục Kết hôn trẻ em Bạo lực dùng axit Quấy rối tình dục

Phân loại BLPNTEG quá chung chung - bạo lực về thể chất, tình dục, tâm lý và kinh tế

Việc phân nhóm tuổi phụ nữ và trẻ em gái bị bạo hành không có ý nhiều ý nghĩa (0–17 tuổi, 10–19 tuổi, 15–59 tuổi) và phân tách chồng chéo (0–18 tuổi và 18–25 tuổi, tức khi phụ nữ ở độ tuổi 18 có thể ở một hoặc cả hai nhóm)

Phân tách cụ thể hơn ở mỗi loại:

Phân tách cụ thể hơn ở mỗi loại:

Một phần của tài liệu Thu thập thông tin dữ liệu bạo lực đối với nữ giới (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)