7.2 Mục tiêu phát triển bền vữngthông qua chỉ số phòng chống thông qua chỉ số phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái
Tất cả các chỉ tiêu phát triển bền vững (SDGs) được phân loại bởi nhóm chuyên gia liên ngành về các chỉ số mục tiêu phát triển bền vững (IAEG-SDGs) thành ba cấp, theo mức độ phát triển căn cứ vào phương pháp thu thập và mức độ sẵn có của dữ liệu ở cấp độ toàn cầu như sau:
Bậc 1: Chỉ số có khái niệm rõ ràng, có phương pháp và tiêu chuẩn rõ ràng, và dữ liệu được quốc gia thu thập và công bố thường xuyên.
Bậc 2: Chỉ số có khái niệm rõ ràng, phương pháp và tiêu chuẩn rõ ràng, nhưng dữ liệu không được thu thập thập và công bố thường xuyên.
Bậc 3: Chỉ số không có phương pháp và tiêu chuẩn rõ ràng, hoặc các phương pháp và tiêu chuẩn đang được xây dựng hoặc thử nghiệm.
Các đường dẫn cung cấp thông tin hướng dẫn và nguồn tài liệu có liên quan đến quá trình báo cáo về mục tiêu phát triển bền vững (SDG):
Nhóm chuyên gia liên ngành về các chỉ tiêu phát triển bền vững (SDG), bao gồm các nước thành viên và các cơ quan khu vực và quốc tế với tư cách quan sát viên, được thành lập để phát triển và hỗ trợ thực hiện khung chỉ số toàn cầu cho mục tiêu của Chương trình nghị sự năm 2030. Nhóm chuyên gia liên ngành về các chỉ tiêu đo lường mục tiêu phát triển bền vững (IAEG-SDGs) đã xác định cơ quan (hoặc các cơ quan) và các đối tác khác (chủ yếu là từ hệ thống của Liên hợp quốc) có thể giám sát mỗi chỉ số báo cáo toàn cầu và chỉ số phát triển.
Khi báo cáo về các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), điều quan trọng là sử dụng các định nghĩa và dữ liệu phù hợp với các phương pháp và tiêu chuẩn được quốc tế đã chấp thuận.
Các chỉ số giúp tóm tắt dữ liệu phức tạp dưới dạng dễ hiểu và có ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách và người thực hiện chương trình can thiệp cũng như công chúng. Mục đích của chỉ số là cung cấp thông tin tóm tắt đơn giản về một bức tranh phức tạp, chẳng hạn như ‘có bao nhiêu’, ‘số lượng’ và ‘ở mức độ nào’.
Các chỉ số đo lường tiến độ thực hiện các mục tiêu liên quan đến bình đẳng giới và BLPNTEG. Các chỉ số có thể được sử dụng để theo dõi tác động của chính sách, kế hoạch hành động và chương trình.
Các chỉ số là phương tiện để chuyển đổi dữ liệu thành các số liệu thống kê có liên quan tới cuộc sống của phụ nữ và có thể được sử dụng bởi các cơ quan ở cấp quốc gia để xây dựng luật, chính sách và cơ chế giúp đỡ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực.
Thông tin về IAEG-SDGs: https://unstats.un.org/s- dgs/iaeg-sdgs/
Danh sách các chỉ số SDG chính thức: https://un- stats.un.org/sdgs/indicators/indicators-list/
Tiering of indicators and custodian agencies: https://un- stats.un.org/sdgs/iaeg-sdgs/tier-classification/
Kho lưu trữ dữ liệu về các chỉ số cấp 1 và cấp 2 (định nghĩa chỉ số, lý do, hạn chế, phương pháp tính toán, phân tách, xử lý giá trị thiếu, nguồn dữ liệu, tính sẵn có của dữ liệu, trong số các thông tin khác): https://un- stats.un.org/sdgs/metadata/
Kế hoạch làm việc cho các chỉ số cấp 3: https://un- stats.un.org/sdgs/tierIII-indicators/
Cơ sở dữ liệu toàn cầu về chỉ số SDG (nền tảng này cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu chính thức cho tất cả các chỉ số SDG mà dữ liệu có sẵn): https://un- stats.un.org/sdgs/indicators/database/
7.2.1 Mục tiêu 5: Bình đẳng giới và trao quyền cho tất cảphụ nữ và trẻ em gái phụ nữ và trẻ em gái