Campuchia và Philippines đã sử dụng các phân mục bạo lực gia đình của DHS để tiến hành các cuộc điều tra về tỷ lệ phổ biến của BLPNTEG và tiếp tục thực hiện nghiên cứu này theo thời gian. Thái Lan đã tham gia vào Nghiên cứu đa quốc gia của WHO về sức khỏe phụ nữ và bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Indonesia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Việt Nam cũng áp dụng phương pháp luận được phát triển cho cuộc nghiên cứu đa quốc gia này của WHO để có thể tạo ra dữ liệu so sánh giữa các quốc gia. Singapore thì áp dụng phương pháp nghiên cứu của cuộc Điều tra quốc tế về bạo lực đối với phụ nữ (IVAWS)27 để tiến hành nghiên cứu về tỷ lệ phổ biến của BLPNTEG của quốc gia này.
Campuchia đã tiến hành các cuộc Điều tra Sức khỏe Nhân khẩu học (CDHS) vào năm 2000, 2005 và 2014;28 mỗi CDHS bao gồm các phân mục tập trung vào trải nghiệm của phụ nữ với bạo lực gia đình. Dữ liệu cho thấy so sánh trong 14 năm về trải nghiệm của phụ nữ với bạo lực do bạn tình gây ra trong suốt cuộc đời của họ và trong 12 tháng qua. Việc thực hiện cùng một cuộc khảo sát qua các năm đã tạo ra dữ liệu so sánh giúp quốc gia này hiểu thêm về diễn biến và xu hướng của BLPNTEG. Số liệu chứng minh rằng từ năm 2000 đến 2014, tại Campuchia, tỷ lệ phụ nữ từng kết hôn đã trải qua bạo lực thể chất từ 15 tuổi trở lên có giảm nhẹ. Trong khi đó, tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực thể chất trong khoảng 12 tháng trước cuộc khảo sát giảm đáng kể. Việc giảm tỷ lệ bạo lực hiện tại phần nào cho thấy các chương trình, chính sách và sáng kiến về BLPNTEG của Campuchia đang có hiệu lực. Để có thể so sánh dữ liệu BLPNTEG ở các khoảng thời gian khác nhau và giữa các quốc gia, khu vực và thậm chí trên toàn cầu, việc thực hiện khảo sát và các phương pháp nghiên cứu tỷ lệ phổ biến của BLPNTEG cần được chuẩn hóa. Thái Lan hiện đang có kế hoạch phát triển các tiêu chuẩn chung, bao gồm các chỉ số và biện pháp được xác định rõ ràng, nhằm hướng dẫn các nước trong khu vực tiến hành nghiên cứu tỷ lệ phổ biến của
BLPNTEG để có thể so sánh dữ liệu giữa các nước thành viên ASEAN và diễn biến của BLPNTEG theo thời gian. Đôi khi, do các vấn đề về phương pháp nghiên cứu và các yếu tố phức tạp khác, các khảo sát tỷ lệ phổ biến có thể không diễn ra theo kế hoạch, tuy nhiên, các bài học kinh nghiệm từ những lần thực hiện này luôn có giá trị và có thể chia sẻ với các nước khác trong khu vực.
Với các phương pháp, các câu hỏi khảo sát, định nghĩa về BLPNTEG, các biện pháp và cách phân tách tuổi tác khác nhau, các cuộc điều tra giữa các quốc gia khó mà có thể so sánh với nhau được. Chỉ có thể so sánh kết quả các cuộc điều tra khi chúng có cùng một phương pháp với cùng một bảng hỏi và cách phân tách dữ liệu.
Điểm mạnh của các nghiên cứu mức độ phổ biến của BLPNTEG là chúng có thể cung cấp các số liệu đáng tin cậy về tỷ lệ phổ biến của BLPNTEG trong một khu vực dân cư và xác định các yếu tố rủi ro cũng như các yếu tố góp phần gây ra BLPNTEG. Nghiên cứu mức độ phổ biến cũng có thể cho thấy lịch sử bị bạo lực của phụ nữ và trẻ em gái, hậu quả của bạo lực, các đặc điểm chung của phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực, hồ sơ của thủ phạm và những cách thức tìm sự giúp đỡ của nạn nhân. Kết quả từ các cuộc nghiên cứu mức độ phổ biến của BLPNTEG có thể được sử dụng để xây dựng các chương trình phòng chống dựa trên các yếu tố rủi ro, yếu tố kiến tạo, yếu tố bảo vệ và hậu quả đã được xác định trước đó.
Các khảo sát tỷ lệ phổ biến được tiến hành theo thời gian sẽ cho phép thực hiện việc so sánhđể giám sát những thay đổi của mức độ phổ biến của BLPNTEG, những yếu tố góp phần vào BLPNTEG và hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của nạn nhân theo thời gian. Khi nghiên cứu tỷ lệ phổ biến của BLPNTEG được thực hiến khoảng 5-10 năm một lần, các mô hình và xu hướng mới có thể được đưa ra phân tích. Các phát hiện liên quan đến tỷ lệ phổ biến của bạo lực hiện tại (những phụ nữ đã từng trải qua bạo lực do bạn tình gây ra trong 12 tháng qua) cho biết tình trạng của vấn đề và cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà cung cấp dịch vụ trong việc lập kế hoạch và ngân sách để đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái hiện đang trải qua bạo lực. Các nghiên cứu về sự phổ biến của BLPNTEG có thể bao gồm các câu hỏi về lý do tại sao phụ nữ tìm sự giúp đỡ (hoặc không tìm sự giúp đỡ) và sự giúp đỡ đó từ ai. Thông tin này có thể được sử dụng để cải thiện việc cung cấp dịch vụ dưới góc nhìn của nạn nhân. Các phát hiện nghiên cứu cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ các nỗ lực vận động chính sách nhằm tạo ra các chính sách và chương trình để phòng ngừa và ứng phó với BLPNTEG. Trong nhiều trường hợp, tham gia vào nghiên cứu tỷ lệ phổ biến là cơ hội đầu tiên nhiều phụ nữ chia sẻ với ai đó về trải nghiệm của họ về bạo lực, được lắng nghe và nhận ra rằng họ đang bị bạo lực, rằng họ không nên dung thứ cho bạo lực và họ có thể được giúp đỡ. Trong một số trường hợp, đây cũng là cơ hội để người phỏng vấn suy nghĩ về vấn nạn này, cũng như bắt đầu hành động trên chính trải nghiệm của mình với bạo lực.
4.5 Ưu điểm của nghiên cứu tỷ lệphổ biến của BLPNTEG phổ biến của BLPNTEG
Những thách thức trong nghiên cứu mức độ phổ biến của BLPNTEG là chi phí thực hiện lớn và việc thực hiện đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về tài chính, kỹ thuật và nguồn nhân lực, thiết bị và đào tạo. Nghiên cứu tỷ lệ phổ biến của BLPNTEG cũng yêu cầu xây dựng năng lực, kiến thức và kỹ năng chuyên môn kỹ thuật. Với chi phí tiến hành các nghiên cứu tỷ lệ BLPNTEG, các quốc gia thường tiến hành chúng như một nghiên cứu đơn lẻ, hoặc cứ 5-10 năm một lần. Một thách thức khác với nghiên cứu tỷ lệ BLPNTEG là đảm bảo tuân thủ đúng phương pháp nghiên cứu để thu thập được dữ liệu hợp lệ và đáng tin cậy, cũng như tuân theo các nguyên tắc về đạo đức và an toàn để bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái tham gia khảo sát. Cuối cùng, việc không sử dụng phương pháp chuẩn được quốc tế công nhận có thể làm giảm tính hợp lệ của các kết quả khảo sát và gây khó khăn cho việc so sánh dữ liệu giữa các quốc gia. Việc so sánh dữ liệu rất quan trọng trong quá trình xây dựng dữ liệu khu vực và toàn cầu nhằm mục tiêu giám sát các nỗ lực của thế giới và các khu vực trong việc ngăn chặn BLPNTEG. “Từ chối tiết lộ”, tức khi đối tượng không sẵn sàng chia sẻ trải nghiệm của họ, là một trong những thử thách khi thực hiện các khảo sát về mức độ phổ biến. Số lượng người từ chối tiết lộ thông tin vốn khó xác định, khiến cho kết quả khảo sát sai lệch nhiều so với thực tế. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng và phát triển các chính sách và chương trình, cũng như không thể phục vụ cho các mục đích so sánh. Để giảm thiểu các trường hợp từ chối cung cấp thông tin, các nghiên cứu về tỷ lệ phổ biến cần tuân thủ các tiêu chuẩn về đạo đức và an toàn, cũng như đào tạo cho người phỏng vấn về các tiêu chuẩn này. Nếu người phỏng vấn không tôn trọng các nguyên tắc cơ bản, chẳng hạn như nguyên tắc về bảo mật, phụ nữ tham gia khảo sát sẽ khó mà tin tưởng người phỏng vấn để có thể chia sẻ về trải nghiệm của họ. Do tính chất nhạy cảm của BLPNTEG, điều quan trọng là phải đảm bảo an toàn cho người tham gia và người phỏng vấn. Những người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm có thể gây thêm nhiều rủi ro cho các nạn nhân và chính bản thân họ. Không chỉ vậy, sự thiếu kỹ năng và chuyên môn cần thiết của tổ chức hoặc cơ quan tiến hành nghiên cứu cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị tổn hại của nạn nhân và các bên liên quan.
Các nghiên cứu về tỷ lệ phổ biến chỉ ghi nhận một số hình thức bạo lực. Nghiên cứu tỷ lệ phổ biến cho phép hiểu rõ hơn về bạo lực gia đình và bạo lực do bạn tình gây ra nhưng thường bỏ qua những phụ nữ và trẻ em gái yếu thế nhất và các vụ việc nghiêm trọng nhất, vì những phụ nữ đó có thể không được xác định hoặc không tham gia khảo sát. Nghiên cứu tỷ lệ phổ biến cũng không tiếp cận được những câu chuyện của những người phụ nữ đã bị giết, những người trong các cơ sở bảo trợ hoặc đang ở trong tù.
4.6 Thử thách trong nghiên cứumức độ phổ biến của bạo lực mức độ phổ biến của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái
4.7 Nghiên cứu dựa trên dân sốbao gồm nam giới sử dụng bạo lực bao gồm nam giới sử dụng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái
4.7.1 Cuộc điều tra quốc tế vềNam giới và Bình đẳng giới Nam giới và Bình đẳng giới
Cuộc điều tra quốc tế về Nam giới và Bình đẳng giới(IMAGES)29 là một bảng hỏi dành cho các hộ gia đình về thái độ và hành vi của nam giới và phụ nữ đối với nhiều chủ đề khác nhau liên quan đến bình đẳng giới. IMAGES cung cấp thông tin chi tiết về việc nam giới thực hiện hành vi IPV và trải nghiệm của phụ nữ với IPV, sự tham gia của hai giới trong các công việc chăm sóc, thái độ của họ đối với chính sách bình đẳng giới, và các chủ đề khác. Những dữ liệu và kết luận từ IMAGES có thể được sử dụng để hỗ trợ cho các chính sách và chương trình nhằm kêu gọi nam giới tham gia thực hiện bình đẳng giới và ngăn chặn BLPNTEG. Tính đến năm 2017, IMAGES đã được thực hiện tại hơn 20 quốc gia trên thế giới.
Bảng câu hỏi IMAGES bao gồm các mục từ cuộc Điều tra đa quốc gia về Sức khỏe phụ nữ và Bạo lực gia đình đối với phụ nữ của WHO, Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe (DHS), Nam giới vì bình đẳng giới (GEM), Scale30 (một công cụ đã được công nhận để đánh giá thái độ về giới tính đã được điều chỉnh và được xác nhận trong nghiên cứu hộ gia đình tại hơn 20 quốc gia) và các câu hỏi khác về thái độ và hành vi của nam giới liên quan đến bình đẳng giới.
Ở Trung Đông và Bắc Phi (MENA), Promundo, UN Women và các nhà nghiên cứu địa phương đã hợp tác để tiến hành một cuộc nghiên cứu đa quốc gia lớn nhất nhằm tìm hiểu về thái độ và hành vi của nam giới và phụ nữ đối với một loạt các vấn đề chính liên quan đến bình đẳng giới. Hiểu về Nam tính: Kết quả từ cuộc điều tra quốc tế về Nam giới và Bình đẳng giới (IMAGES) - Trung Đông và Bắc Phi (MENA)31 bao gồm các cuộc khảo sát với gần 10.000 nam và nữ trong độ tuổi 18–59, gồm có cả khu vực thành thị và nông thôn (cũng như các khu định cư tị nạn) ở Ai Cập, Lebanon, Morocco và Palestine. Các chủ đề bao gồm hỗ trợ cho bình đẳng giới, hỗ trợ các chính sách quyền của phụ nữ, việc ra quyết định trong gia đình, các hình thức bạo lực giới khác nhau, sự tham gia của nam giới trong công việc chăm sóc và việc nhà, khoảng trống trong sức khỏe giới tính, điều kiện sống bất lợi, tuổi thơ và nhiều vấn đề khác.
Nghiên cứu này nhìn nhận vấn đề dưới lăng kính so sánh, cho thấy sự giống và khác nhau giữa các nước trong khu vực MENA và đưa ra những phân tích cụ thể cho từng quốc gia.