Tổ chức CARE và nghiên cứu về chi phí quấy rối tình dục trong ngành may mặc

Một phần của tài liệu Thu thập thông tin dữ liệu bạo lực đối với nữ giới (Trang 105 - 106)

D – Người làm chứng (bổ sung trang khác nếu cần)

Tổ chức CARE và nghiên cứu về chi phí quấy rối tình dục trong ngành may mặc

quấy rối tình dục trong ngành may mặc

29% nữ công nhân nhà máy may mặc đã từng bị quấy rối tình dục ở nơi làm việc trong 12 tháng qua.

Chi phí tài chính cho ngành may mặc là 89 triệu USD/năm.

Quấy rối tình dục là rào cản đối với sự tham gia các công việc được trả lương và giảm sự tham gia bình đẳng của phụ nữ tại nơi làm việc. Nó cũng làm giảm năng suất lao động dẫn đến giảm năng suất cho các doanh nghiệp.

Việc phân cấp ngân sách khiến cho phân bổ ngân sách vốn phức tạp lại càng phức tạp hơn và mức độ đầu tư cho hoạt động này thường rất thấp.

BLPNTEG chưa bao gồm trong các nỗ lực lồng ghép giới

Vai trò quan trọng của NGO trong việc cung cấp dịch vụ và thiếu sự phối hợp giữa các tác nhân chủ chốt

Nghiên cứu cho thấy việc phân bổ ngân sách cho dịch vụ phòng chống BLPNTEG được thực hiện theo ba cách. Thứ nhất, việc phân bổ nguồn lực không đủ dẫn đến chất lượng dịch vụ thấp. Thứ hai, không phân bổ ngân sách dẫn đến không có dịch vụ nào được cung cấp. Thứ ba, ngân sách dành cho hoạt động phòng chống BLPNTEG không hợp lý nên các chi phí chỉ là ước tính bởi các nhà cung cấp dịch vụ và của cả phụ nữ khi tiếp cận dịch vụ.9

Khuyến nghị chung từ nghiên cứu về chi phí của BLPNTEG đó là cần môi trường thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ tích hợp dành cho nạn nhân. Điều này đòi hỏi cần cải cách pháp luật để đảm bảo rằng luật pháp và chính sách liên quan đến phòng chống BLPNTEG phù hợp với dịch vụ. Phương pháp tiếp cận ngân sách có đáp ứng giới (GRB) cần được sử dụng để hỗ trợ thiết kế và cung cấp dịch vụ phòng chống BLPNTEG. Đồng thời, cần năng cao năng lực cho các cơ quan chính phủ và các tổ chức có chung mục đích ứng phó với BLPNTEG và hỗ trợ cho nạn nhân. Đồng thời, khích lệ sự tham gia của NGO và CSO trong việc tư vấn và hỗ trợ Chính phủ thực hiện các kế hoạch hành động quốc gia liên quan đến BLPNTEG, cũng như cung cấp dịch vụ, phân bổ ngân sách và điều phối quá trình thực hiện. Một khuyến nghị quan trọng khác đó là thu hút sự tham gia của NGO và CSO tham gia trong hệ thống chuyển gửi chính thức bên cạnh những nỗ lực hỗ trợ tài chính dành cho BLPNTEG.11

Trong năm 2016, UN Women đã hỗ trợ thực hiện nghiên cứu về chi phí của BLPNTEG tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Tiêu đề báo cáo nghiên cứu có tên: “Ước tính nguồn lực cần thiết để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ ở Đông Nam Á: Tổng hợp các phát hiện và bài học thu

được”. Nghiên cứu này bắt đầu với việc rà soát các

chính sách và các bài học quốc tế thu được cũng như hội thảo tham vấn các bên liên quan. Đồng thời sơ đồ hóa các dịch vụ hiện có để nghiên cứu chi phí do bạo lực phụ nữ gây ra, xác định các khoảng trống trong cung cấp dịch vụ và các vấn đề ưu tiên. Đã có những thách thức đáng kể trong việc xác định chi tiết mức độ của những thiệt hại, đặc biệt đối với phạm vi địa lý cho các dịch vụ mong muốn, dịch vụ đang cung cấp và phân tích đầu vào cho gói dịch vụ tối thiểu. Dữ liệu về chi phí cho một đơn vị dịch vụ được thu thập thông qua một cuộc khảo sát của các nhà cung cấp dịch vụ trên các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả y tế, cảnh sát, công lý và các tổ chức của phụ nữ. Tổng cộng có 82 cơ sở được khảo sát từ sáu tỉnh và tại Viêng Chăn.

Trong năm 2012, UN Women đã hỗ trợ thực hiện nghiên cứu tác động kinh tế xã hội của bạo lực gia đình ở Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện bởi Văn phòng UN Women khu vực châu Á thái bình dương và UN Women Việt Nam, Đại học Quốc gia Ireland - Galway và Viện Nghiên cứu Giới và Gia đình nhằm ước tính chi phí kinh tế của bạo lực gia đình ở Việt Nam.

Năm 1999, Ủy ban quốc gia về vai trò của phụ nữ Philippines tiến hành nghiên cứu về thiệt hại kinh tế của BLPNTEG với sự hỗ trợ của UNFPA. Thiệt hại kinh tế của bạo lực đối với phụ nữ14 bao gồm chi phí cho phụ nữ bị bạo lực, chi phí cho các cơ quan cung cấp dịch vụ điều trị y tế cho phụ nữ bị bạo lực và ngân sách dành cho các cơ quan phúc lợi xã hội, y tế và thực thi pháp luật. Việc tính toán được giới hạn trong số trường hợp bị bạo lực đã được báo cáo cho cơ quan thực thi pháp luật, bệnh viện hoặc nhà cung cấp dịch vụ. Các chi phí pháp lý, tình thần, thể xác và xã hội khác đã được loại trừ khỏi nghiên cứu.

Khung phân tích chi phí kinh tế của BLPNTEG dựa trên cơ sở đo lường chi tiêu của các cơ quan và tổ chức tư nhân và công cộng về các hoạt động liên quan đến phòng ngừa, điều trị và giám sát BLPNTEG. Thiệt hại kinh tế của BLPNTEG được phân loại thành ba nhóm chính: chi phí cho Chính phủ; chi phí cho người bị bạo lực; và chi phí cho cộng đồng. Theo nghiên cứu, năm 1997, Chính phủ đã dành ít nhất 3,7 tỷ peso Philippines (khoảng 125 triệu đô la Mỹ) cho các hoạt động liên quan đến giới và phát triển. Ở cấp độ cá nhân, ước tính khoảng 19 triệu peso (khoảng 645.000 đô la Mỹ) bị mất vì phụ nữ bị bạo lực. Ngoài ra, khoảng 48 triệu peso (khoảng 1,6 triệu đô la Mỹ) chi phí phát sinh cho các điều trị y tế và tâm thần tại nơi tạm lánh.15 Các chi phí liên quan khác không được định lượng.

Nghiên cứu này đã đưa ra một số kết luận và khuyến nghị để ngăn ngừa bạo lực và giảm chi phí kinh tế cho xã hội. Các khuyến nghị bao gồm: thu thập và lưu giữ dữ liệu có hệ thống; có chính sách rõ ràng và nhất quán về việc hình sự hóa BLPNTEG; hài hòa ngân sách giới và ngân sách phát triển, kêu gọi hành động phòng chống bạo lực gia đình; và thu hút sự tham gia của các đơn vị chính quyền địa phương và các cơ

Một phần của tài liệu Thu thập thông tin dữ liệu bạo lực đối với nữ giới (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)