Lãnh đạo cần làm gì để nâng cao hiệu quả đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nhân lực: Phần 1 - Nguyễn Thị Minh An (Trang 120)

6.4.2.5. Xu hướng trung bình chủ nghĩa

Đây là cách đánh giá tất cả nhân viên đều trung bình, không ai tốt hẳn cũng không có ai yếu kém, mọi ngƣời đều nhƣ nhau. Điều này đã gây trở ngại cho việc đánh giá và bồi dƣỡng khả năng thăng tiến cho nhân viên, không động viên đƣợc những cá nhân thực sự có năng lực giỏi.

6.4.3. Lãnh đạo cần làm gì để nâng cao hiệu quả đánh giá thực hiện công việc việc

6.4.3.1. Tiến hành đánh giá việc thực hiện công việc thường xuyên

- Làm cho nhân viên tin rằng việc đánh giá thực hiện công việc là công bằng và khuyến khích họ chủ động, tích cực tham gia vào trong quá trình đánh giá.

- Định kỳ thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc. Nếu nhân viên làm tốt, các nhận xét, đánh giá về việc thực hiện công việc sẽ làm cho họ phấn khởi, hăng say làm việc, ngƣợc lại, nếu họ làm chƣa tốt, họ cũng có cơ hội tìm hiểu về các khiếm khuyết và tự hoàn thiện.

- Quan tâm đối với nhân viên và hiểu biết công việc của nhân viên. Giữa lãnh đạo và nhân viên cần có sự nhất trí về những yêu cầu, trách nhiệm, tiêu chuẩn trong thực hiện nhiệm vụ của nhân viên. Khi nhân viên thực hiện công việc chƣa tốt, lãnh đạo cần hƣớng dẫn cụ thể cho nhân viên biết cách thức sửa chữa những khuyết điểm trong thực hiện công việc.

- Đánh giá kết quả thực hiện công việc trên cơ sở so sánh kết quả đạt đƣợc với chỉ tiêu đăng ký cá nhân.

- Nêu ra đƣợc nhân viên làm tốt, các nhận xét về đánh giá việc thực hiện công việc sẽ làm cho họ phấn khởi, hăng say làm việc. Nếu họ làm chƣa tốt, họ sẽ có cơ hội tìm hiểu về các thiếu sót của họ và họ sửa chữa để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cán bộ nhân sự cần thể hiện họ là ngƣời hiểu biết, quan tâm đến công việc của nhân viên đƣợc đánh giá. Giữa giám thị và nhân viên cần có sự nhất trí về những trách nhiệm chính cần thực hiện trong công việc.

Cán bộ nhân sự cần phối hợp với nhân viên, đề nghị họ cũng tham gia vào việc hoạch định công việc, làm cơ sở cho việc đánh giá tốt hơn, nhằm loại trừ những sửa đổi trong việc đánh giá.

6.4.3.2. Đào tạo, huấn luyện cán bộ nhân sự trong công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên

Nhằm loại bỏ những lỗi lầm thƣờng mắc phải trong đánh giá thực hiện công việc của nhân viên, cần đào tạo huấn luyện cán bộ nhân sự làm công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên.

Căn cứ vào việc xếp loại, đánh giá theo các tiêu thức khác nhau, ngƣời hƣớng dẫn sẽ giải thích các lỗi mà ngƣời đánh giá vừa mắc phải. Sau đó ngƣời hƣớng dẫn sẽ chỉ ra cách đánh giá chung và có minh họa thêm về những sai lầm của ngƣời đánh giá vừa thực hiện.

Trong quá trình đánh giá cần chú ý nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động đến mức độ chính xác của việc đánh giá thực hiện công việc nhƣ: Tỷ lệ thuyên chuyển, tiền lƣơng trung bình trong đơn vị, các áp lực khác từ bên ngoài. Do đó việc đào tạo ngƣời đánh giá có hiệu quả, cần chú ý đến những vấn đề thực tế cuộc sống sẽ ảnh hƣởng đến kết quả đánh giá thực hiện công việc.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Mục đích, vai trò của hoạt động đánh giá thực hiện công việc? 2. Các chủ thể tham gia đánh giá thực hiện công việc?

3. Các yêu cầu đối với hệ thống đánh giá thực hiện công việc? 4. Trình bày quy trình đánh giá thực hiện công việc?

5. Các phƣơng pháp đánh giá thực hiện công việc?

6. Mô tả bạn có thể thực hiện cuộc phỏng vấn đánh giá nhƣ thế nào?

7. Kết quả đánh giá thực hiện công việc ảnh hƣởng đến các hoạt động quản trị nguồn nhân lực khác nhƣ thế nào?

8. Những lỗi thƣờng mắc khi đánh giá thực hiện công việc?

9. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá thực hiện công việc? 10. Bài tập tình huống:

Nhóm bốn ngƣời bạn thân: Ngọc, Lâm, Thuận, Tiến đều tốt nghiệp đại học, đã đi làm đƣợc hai năm và vẫn còn giữ đƣợc thói quen từ thời sinh viên là tụ tập, vui chơi ở nhà Tiến vào ngày nghỉ. Lúc này họ đang bàn tán về chuyện khen thƣởng thi đua cuối năm ở nơi mà họ đang công tác. Ngọc, công tác tại phòng kế hoạch của Bƣu điện tỉnh nói:

- Theo mình, đánh giá thi đua chỉ là hình thức. Sếp của mình đánh giá tất cả mọi nhân viên trong phòng đều tốt cả. Ngoại trừ một bà có con nhỏ, suốt ngày thấy con ốm, mẹ nghỉ, không đảm bảo ngày công, bị loại C còn lại ai cũng đƣợc loại A tất. Thực tế, trong phòng chỉ có một số ngƣời tích cực, làm việc có hiệu quả: Những ngƣời khác thì chỉ đủng đỉnh, sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về thôi.

- Với mình, mọi thứ đều đơn giản. Sếp của mình rất thích văn nghệ và các phong trào thể thao. Là hạt nhân văn nghệ của công ty, lại thƣờng xuyên chơi quần vợt với sếp, nên bao giờ mình cũng đƣợc đánh giá tốt. Hồi cuối năm, chúng mình có đợt giảm biên chế. Mình lẽ ra phải bị nằm trong danh sách những ngƣời bị cho nghỉ đầu tiên. Chỉ vì có tài văn nghệ mà mình thoát đấy.

Tiến công tác tại Công ty Thông tin di động mỉm cƣời nói:

- Lâm may thật đấy. Chúc mừng nhé. Ở chỗ mình thì toàn chỉ có các sĩ quan thi đua thôi, chẳng bao giờ có chiến sĩ thi đua cả. Tất cả các sếp đều đạt chiến sĩ thi đua cả, thƣởng loại A, còn nhân viên, dù tích cực mấy, cũng chỉ đạt lao động giỏi và chỉ đƣợc thƣởng loại B thôi.

Thuận, trƣởng phòng kinh doanh của công ty thiết bị nói:

- Ở công ty mình có tất cả hơn 200 nhân viên. Cuối năm ban giám đốc họp bàn tự quyết định vấn đề khen thƣởng. Mỗi ngƣời đƣợc khen thƣởng tuỳ theo hiệu quả thực hiện công việc trong năm và đƣợc nhận một bao thƣ riêng. Không ai đƣợc biết ngƣời khác lãnh bao nhiêu. Nếu ai thấy có điều gì không thoả đáng phải đến gặp trực tiếp giám đốc trình bày. Không ai đƣợc bàn tán, thắc mắc, gây chia rẽ nội bộ.

a. Anh (chị) hãy phân tích ƣu, nhƣợc điểm và ảnh hƣởng của cách đánh giá thi đua ở bốn đơn vị nói trên?

b. Nếu là lãnh đạo doanh nghiệp, anh (chị) sẽ chọn cho mình cách đánh giá thi đua nhƣ thế nào?

11. Tình huống đánh giá thực hiện công việc tại công ty Điện tử Quốc tế.

Công ty Điện tử Quốc tế là một nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới. Công ty thiết kế và sản xuất sản phẩm ở Bắc Mỹ, Nhật, Liên minh châu Âu và ở các nƣớc phát triển, chủ yếu là Đông Nam Á. Có mặt ở 27 nƣớc, Bộ phận nhân sự dự kiến phát triển một công cụ đánh giá thực hiện công việc và có thể sử dụng ở tất cả các quốc gia cho tất cả các loại nhân viên nhƣ chuyên gia, quản lý, kỹ thuật, phục vụ, , công nhân lắp ráp. Bộ phận nhân sự cho rằng cần phải dịch công cụ đánh giá ra các ngôn ngữ khác nhau, dùng một công cụ đánh giá duy nhất để có thể so sánh kết quả đánh giá. Với lý do này, cũng nhƣ sự đơn giản trong quản lý, Công ty đã quyết định sử dụng thang đo có trọng số dịch ra 23 thứ tiếng để sử dụng ở các công ty tại 27 quốc gia.

1. Bạn có bình luận gì về quyết định của công ty?

2. Mặc dù bạn không thể thuyết phục giám đốc nhân sự sử dụng phƣơng pháp khác, nhƣng bạn đã dự thảo hƣớng dẫn thực hiện 1 quy trình mới. Bạn có thể tƣ vấn gì cho các nhà quản lý và giám sát của toàn công ty?

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nhân lực: Phần 1 - Nguyễn Thị Minh An (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)