Bộ từ chuẩn khoa học xã hội và nhân văn

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu áp dụng các chuẩn lưu trữ trao đổi thông tin trong hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia pptx (Trang 59 - 62)

nhân văn

TCN, 2006-2010

Bảng 2.2. Danh mục đối t−ợng tiêu chuẩn hóa, đề xuất áp dụng tiêu chuẩn quốc tế/tiêu chuẩn n−ớc ngoài và xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam

nhiệm vụ 3

nghiên cứu xây dựng các quy định của dự thảo

tiêu chuẩn về viết địa danh Việt Nam trong xử lý,

l−u trữ và trao đổi thông tin của Hệ thống TTKHCNQG

1. Quan hệ của địa danh Việt Nam đối với tài liệu trong quá trình xử lý, l−u trữ và trao đổi thông tin

Địa danh là danh từ riêng chỉ tên gọi các lãnh thổ nh− tỉnh, quốc gia hay châu lục; các điểm quần c− nh− thành phố, thị trấn, làng hoặc núi, sông, hồ, biển, đại d−ơng.

Địa danh rất đa dạng. Tuỳ theo tiêu chí phân chia mà ta có những nhóm địa danh khác nhau:

- D−ới góc độ hành chính, có thể phân địa danh thành 2 loại:

+ Địa danh hành chính bao gồm tất cả các đơn vị hành chính. Thí dụ: Bến Tre, Vĩnh Phúc...

+ Địa danh phi hành chính: sông, núi, hồ, biển, các khu vực địa lý phi hành chính khác. Thí dụ: Biển Đông, Vịnh Thái Lan, Đảo Tô Cô, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long.

- D−ới góc độ cách viết, địa danh có 3 loại:

+ Địa danh viết đầy đủ. Thí dụ: Thanh Hoá

+ Địa danh viết tắt. Thí dụ: THA (Viết tắt chữ Thanh Hoá theo Quy định của Tổng cục B−u điện)

+ Địa danh viết theo mã. Thí dụ: 037 (Mã Thanh Hoá theo Quy định của Tổng cục B−u điện)

Địa danh nói chung, địa danh Việt Nam nói riêng là một yếu tố phổ biến và quan trọng trong việc sản sinh và sử dụng các tài liệu KH&CN. Nó đ−ợc sử dụng để giới hạn phạm vi nghiên cứu hoặc sản sinh/l−u trữ của một tài liệu trên một hoặc một số phạm vi địa lý nào đó. Do đó, nó cũng đ−ợc dùng để tìm lại tài liệu này. Vì vậy, địa danh có vai trò rất quan trọng trong xử lý, trao đổi và phổ biến thông tin. Ngày nay, với sự phát triển của máy tính và các ph−ơng tiện truyền thông điện tử, thông tin KH&CN đã đ−ợc xử lý, trao đổi và phổ biến d−ới hình thức điện tử (CD-ROM, máy tính, mạng...) với sự trợ giúp của máy tính, thì việc viết địa danh cho thống nhất và chuẩn hóa là điều tất yếu và khách quan, nó quyết định đến hiệu quả của hoạt động này.

Trên thực tế ở Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau, việc chuẩn hóa hoạt động thông tin KH&CN nói chung, chuẩn hóa trong xử lý thông tin nói riêng cũng còn phần nào hạn chế, đặc biệt trong những lĩnh vực cụ thể nh− viết địa danh. Điều này đã dẫn đến rất nhiều khó khăn cho cả cán bộ thông tin chuyên nghiệp lẫn ng−ời dùng tin trực tiếp.

Vì vậy, nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn về viết địa danh Việt Nam trong xử lý, l−u trữ và trao đổi thông tin của hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia là chủ đề của báo cáo này.

1.1. Tổng quát quan hệ của đại danh đối với tài liệu

D−ới góc độ quan hệ giữa địa danh với tài liệu trong xử lý, l−u trữ và trao đổi thông tin, ta có thể phân địa danh thành ba nhóm:

- Địa danh là nội dung của tài liệu - Địa danh là nơi sản sinh tài liệu - Địa danh là nơi l−u trữ tài liệu

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu áp dụng các chuẩn lưu trữ trao đổi thông tin trong hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia pptx (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)