- Nội dung (Content)
2.1. Yếu tố Metadata cốt lõi DUBLINCORE
Một trong những sơ đồ yếu tố Metadata phổ biến và đ−ợc nhiều ng−ời biết đến là Yếu tố Metadata cốt lõi Dublin Core (Dublin Core Metadata Element). Bộ yếu tố này đ−ợc đ−ợc đề xuất lần đầu tiên vào năm 1995 bởi Sáng kiến Yếu tố Metadata Dublin Core (Dublin Core Metadata Element Inittiative). Tại cuộc Hội thảo về Metadata do Trung tâm Th− viện máy tính hoá OCLC (Ohio Computer Library Center) và Trung tâm Quốc gia về ứng dụng siêu máy tính NCSA (National Center for Suppercomputing Applications) phối hợp tài trợ, tổ chức tại Dublin, Ohio, Mỹ, vào tháng 3/1995, các chuyên gia đã đề xuất bộ Yếu tố Metadata cốt lõi Dublin Core. Tập hợp yếu tố Metadata đ−ợc gọi là "cốt lõi" (core) vì nó đ−ợc thiết kế đơn giản và chỉ bao quát 15 yếu tố cốt lõi nhất (trong khi MARC 21 có hơn 200 tr−ờng và rất nhiều tr−ờng con). Do đ−ợc đề xuất tại Hội thảo tổ chức tại Dublin nên có tiền tố Dublin. Bộ yếu tố Metadata Dublin Core th−ờng đ−ợc gọi tắt là Dublin Core. Tháng 6/2000, Dublin Core đ−ợc ủy ban Châu Âu về Tiêu chuẩn hóa/Hệ thống tiêu chuẩn hóa cho xã hội thông tin (CEN/ISSS - European Committee for Standardization / Information Society Standard System) coi là tiêu chuẩn. Tháng 9/2001, Dublin Core đ−ợc ban hành thành tiêu chuẩn quốc gia Mỹ, gọi là tiêu chuẩn "The Dublin Core Metadata Element Set" ANSI/NISO Z39.85-2001.
Thông tin chi tiết về Dublin Core đ−ợc giới thiệu trên Website của Sáng kiến Dublin Core: URL http://dublincore.org/
- Mục tiêu đầu tiên là tạo ra một tập hợp các yếu tố đơn giản, dễ sử dụng để những nguời không chuyên nghiệp cũng có thể tự mình mô tả nguồn tin mà mình tạo ra. Xuất phát từ mục tiêu đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ đề xuất 15 yếu tố (lúc đầu là 13 yếu tố, sau đó bổ sung thêm 2 yếu tố) để đảm bảo rằng những ng−ời không phải là các nhà biên mục chuyên nghiệp cũng có thể hiểu và sử dụng dễ dàng mà không cần phải đ−ợc đào tạo nhiều;
- Một mục tiêu khác của Dublin Core là, ngoài tính đơn giản, cung cấp cơ sở cho sự liên tác (Interoperability) ngữ nghĩa giữa những khổ mẫu hoặc hệ thống khác nhau. Các hệ thống, căn cứ những chuẩn đã đ−ợc đề xuất trong Dublin Core có thể phát triển các hệ thống riêng biệt của minh khai thác và xử lý tài liệu có sử dụng Dublin Core;
- Mục tiêu thứ ba là tạo ra một cơ sở cho việc mô tả nhúng trong nguồn tin (Resource Embedded Description), tr−ớc mắt là với tài liệu HTML.
Với mục tiêu trên, các yếu tố Metadata Dublin Core có những −u điểm sau:
- Tạo lập và sử dụng dễ dàng;
- Ngữ nghĩa dễ hiểu, sử dụng đơn giản; - Giúp nâng cao độ chính xác của định chỉ; - Có khả năng liên tác, sử dụng lẫn nhau - Mở rộng thuận lợi.
Mỗi yếu tố Dublin Core đ−ợc đặt tên (Element Name) và quy định Nhãn (Label) để sử dụng ghi vào trong thẻ meta. Mỗi yếu tố đ−ợc định nghĩa cụ thể để mô tả đối t−ợng nào và có chú thích rõ ràng.
Một số đặc tr−ng của Dublin Core
- Tính tuỳ chọn: mọi yếu tố trong Dublin Core là tuỳ chọn, không bắt buộc. Ng−ời sử dụng không bị bắt buộc dùng một số yếu tố nhất định mà có thể chọn tuỳ ý.
- Tính lặp: mọi yếu tố Dublin Core đều lặp
- Tính thay đổi đ−ợc: mọi yếu tố trong Dublin Core có thể thay đổi đ−ợc bằng các định tố (Qualifier). Các định tố sẽ có tác dụng xác định rõ hơn sơ đố Metadata hoặc ph−ơng pháp sử dụng yếu tố theo quy tắc đã đ−ợc xác định bởi định tố.
Các yếu tố Dublin Core có thể đ−ợc trình bày theo thứ tự tuỳ chọn.