LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GDHN Ở TRƯỜNG THCS

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở tại quận tân phú thành phố hồ chí minh (Trang 25)

7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.3. LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GDHN Ở TRƯỜNG THCS

1.3.1. Trường Trung học cơ sở

Luật Giáo dục năm 2005 quy định: trường THCS là một cấp học của giáo dục phổ thông, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Mục tiêu của giáo dục THCS: giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

- Nội dung giáo dục THCS: củng cố, phát triển những nội dung đã học ở bậc Tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.

1.3.2. Vị trí, vai trò của hoạt động HN cho học sinh THCS

1.3.2.1. Thực hiện GDHN ở trường THCS là xu thế tất yếu của thời đại

Ở nước ta, hoạt động GDHN trong nhà trường phổ thông cấp THCS có vị trí đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo những yêu cầu sau:

- Về mặt kiến thức: Giúp cho học sinh có được những hiểu biết cần thiết về thế giới nghề nghiệp, các lĩnh vực sản xuất chủ yếu trong xã hội như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong mỗi lĩnh vực, tuỳ trình độ học vấn và khả năng của học sinh ở từng cấp mà giúp cho các em tiếp cận và có được những kiến thức cần thiết về khoa học - công nghệ hiện đại.

- Về mặt kỹ năng: Hoạt động GDHN giúp cho học sinh có được những kỹ năng, kỹ thuật tổng hợp để phát triển khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc xử lý các tình huống trong thực tế và tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao động hoặc học tiếp lên bậc học cao hơn.

- Về mặt năng lực: Từng bước hình thành cho học sinh những kiến thức cần thiết của người lao động, có đủ kiến thức, kỹ năng để sử dụng một số máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại, biết ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biết tự đánh giá bản thân để có sự lựa chọn hướng đi sau tốt nghiệp THCS.

- Về phẩm chất đạo đức: Vấn đề hình thành phẩm chất của người lao động mới ngay từ khi học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường là rất cần thiết. Vì vậy, với chức năng nhiệm vụ được giao, hoạt động GDHN góp phần đắc lực vào việc giáo dục

cho học sinh những phẩm chất cần thiết của người lao động mới như: có ý thức vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật, yêu quý lao động, năng động sáng tạo trong lao động, có ý thức trách nhiệm và tận tâm với công việc, có tinh thần hợp tác xây dựng và phát triển đất nước.

Xuất phát từ những nội dung trên, việc GDHN cho học sinh là một xu thế tất yếu phù hợp với tình hình đất nước đang trong thời kỳ đổi mới.

1.3.2.2. GDHN góp phần tạo ra sự phù hợp nghề cho từng học sinh trong tương lai lai

Hiện nay ở nước ta, phần đông học sinh cuối cấp THCS và THPT đều chưa có phương hướng học tập và nghề nghiệp một cách rõ ràng. Các em thường không biết chọn nghề gì cho tương lai, hoặc các em đi theo một nghề nào đó là do ý muốn của cha mẹ, người thân hoặc bạn bè mà không hiểu nghề đó có phù hợp với mình hay không. Vì vậy, người làm công tác hướng nghiệp có nhiệm vụ tư vấn và tuyên truyền định hướng cho các em, giúp các em gắn bó với nghề mình yêu thích. Từ đó, các em sẽ phấn đấu để đạt được nguyện vọng làm đúng với nghề mình đã chọn. Sự phù hợp nghề của một con người bao giờ cũng được bộc lộ bởi 2 yếu tố: năng lực và phẩm chất trong lao động nghề nghiệp theo yêu cầu của nghề đó đặt ra. Chúng luôn thống nhất với nhau, chuyển hóa lẫn nhau, thiếu một trong hai yếu tố trên thì không thể coi là phù hợp nghề.

1.3.3. Mục tiêu của hoạt động GDHN học sinh THCS

Luật giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu đó, chương trình giáo dục ở trường phổ thông được xây dựng bao gồm hệ thống các môn học bắt buộc và tự chọn, các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp, các hoạt động khác của đoàn thể và cộng đồng xã hội. Hệ thống các hoạt động giáo dục đồng bộ, phong

phú diễn ra ở trong và ngoài nhà trường, thực hiện phương châm học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội; coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương.

Mục tiêu công tác GDHN học sinh THCS cũng là một bộ phận trong mục tiêu giáo dục phổ thông, phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và hệ thống, gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Hoạt động GDHN ở trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, hình thành các kỹ năng kỹ thuật tổng hợp, các kỹ năng sống cho thế hệ trẻ như: kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng lập kế hoạch và triển khai công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức cuộc sống khoa học v.v…Đồng thời, thông qua các hoạt động hướng nghiệp giúp cho học sinh hiểu biết về thế giới nghề nghiệp phong phú mà xã hội yêu cầu, hiểu được năng lực và xu hướng nghề nghiệp của bản thân, nắm được điều kiện và cơ sở học tập nghề nghiệp để từ đó lựa chọn đúng hướng đi và nghề nghiệp tương lai. Đây cũng là xu thế toàn cầu hóa với sự đổi mới và phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

1.3.4. Nội dung, nhiệm vụ của hoạt động GDHN học sinh THCS 1.3.4.1. Nội dung của hoạt động GDHN học sinh THCS 1.3.4.1. Nội dung của hoạt động GDHN học sinh THCS

Ở cấp THCS, nội dung chương trình hoạt động GDHN được thực hiện với thời lượng 3 tiết/tháng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Nội dung bao gồm:

Tháng Tên chủ đề Nội dung

9

Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học

- Ý nghĩa của việc chọn nghề.

- Cơ sở khoa học của việc chọn nghề. - Những nguyên tắc chọn nghề. 10 Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình

- Một số khái niệm: năng lực, phù hợp nghề.

-Tự đánh giá năng lực bản thân theo yêu cầu nghề nghiệp. - Phát triển và bồi dưỡng năng lực.

11 Thế giới nghề nghiệp quanh ta

- Tính đa dạng và phong phú của thế giới nghề nghiệp. - Phân loại nghề theo đối tượng lao động.

- Bản mô tả nghề. 12

Tìm hiểu thông tin một số nghề phổ biến ở địa phương

- Phương pháp tìm hiểu thông tin nghề.

- Tìm hiểu thông tin một số nghề phổ biến ở địa phương.

1

Tìm hiểu hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp của Trung ương và địa phương (tuyển sinh trình độ THCS)

- Thông tin cơ bản về các trường Trung học phổ thông ở địa phương.

-Thông tin cơ bản về các trường Trung học chuyên nghiệp của Trung ương và địa phương (tuyển sinh trình độ THCS). -Thông tin cơ bản về các trường Dạy nghề của Trung ương và địa phương.

- Phương pháp tìm hiểu thông tin về cơ sở đào tạo. 2 Các hướng đi sau

khi tốt nghiệp THCS

- Thực trạng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. - Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.

- Lựa chọn hướng học tập và nghề sau khi tốt nghiệp THCS: thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục.

3 Tư vấn hướng nghiệp

- Khái niệm, sự cần thiết phải tư vấn định hướng học tập và chọn nghề nghiệp phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.

- Những sai lầm thường mắc phải khi chọn nghề. - Quy trình tư vấn cho học sinh.

4

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương

- Một số đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

- Nhu cầu việc làm hiện tại của địa phương. 5

Tìm hiểu thông tin về thị trường lao động

- Một số khái niệm về việc làm, nghề, thị trường lao động. - Đặc điểm và yêu cầu của thị trường lao động ở nông thôn và thành phố trong giai đoạn hiện nay.

- Một số thông tin về thị trường lao động.

Nội dung chương chình GDHN trên đã được thực hiện ổn định từ nhiều năm học. Trong quá trình dạy học, nhà trường định hướng và hướng dẫn học sinh lựa chọn

phù hợp con đường học lên THPT, đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề, hoặc lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội; góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, thực hiện Nghị định 75/2006/NĐ-CP ban hành ngày 02/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu từ năm học 2008-2009, Bộ GD&ĐT đã ra văn bản hướng dẫn việc thực hiện nội dung chương trình hoạt động GDHN ở cấp THCS. Theo đó, ở lớp 9 chương trình hoạt động GDHN chỉ còn 9 tiết/năm học, một số nội dung GDHN được tích hợp sang hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và môn Công nghệ. Nội dung điều chỉnh như sau:

Tháng Tên chủ đề Số tiết

8 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học. 1 9 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa

phương. 1

10 Thế giới nghề nghiệp quanh ta. 1

11 Tìm hiểu thông tin về một số nghề ở địa phương. 1

12 Thông tin về thị trường lao động. 1

1 Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của

gia đình. 1

2

Hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của trung ương và địa phương (tuyển sinh trình độ THCS trở lên).

1

3 Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS. 1

1.3.4.2. Nhiệm vụ của hoạt động GDHN học sinh THCS

Nhiệm vụ của hoạt động GDHN học sinh phổ thông được ghi rõ trong quyết định 126/CP ngày 19-3-1981 của Chính phủ. Công tác GDHN ở các trường phổ thông gồm các nhiệm vụ:

- Giáo dục thái độ lao động cho học sinh.

- Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề.

- Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất.

Về lâu dài trên bình diện xã hội, để làm tốt nhiệm vụ GDHN cho học sinh cấp THCS cần thực hiện cả ba nội dung: tuyên truyền định hướng về nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và tuyển chọn nghề nghiệp. Các nhiệm vụ đó được thể hiện qua “Tam giác hướng nghiệp" ở Sơ đồ 1.2 dưới đây.

Sơ đồ 1.2: Các nhiệm vụ GDHN

Ba nội dung trên có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đối với học sinh THCS, các nhà quản lý GDHN cần thiết kế, tổ chức các hoạt động GDHN chủ yếu là định hướng nghề và một phần tư vấn nghề thông qua các hoạt động dạy học nghề phổ thông, tham quan học tập theo chương trình GDHN, góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.

Đặc điểm yêu cầu ngành

nghề xã hội cần phát triển Thị trường lao động

Tư vấn nghề Phẩm chất, năng lực, hoàn cảnh cá nhân Tuyển chọn nghề Định hướng nghề

1.3.5. Các nguyên tắc, hình thức và giai đoạn GDHN cho học sinh THCS 1.3.5.1. Các nguyên tắc hướng nghiệp 1.3.5.1. Các nguyên tắc hướng nghiệp

a. Nguyên tắc hình thành giáo dục: Sự định hướng nghề dẫn đến chọn nghề được hình thành dần dần trong các hoạt động giáo dục và hướng nghiệp. Do đó, vấn đề đặt ra là phải giáo dục, đào tạo để học sinh có khả năng định hướng và đi đến quyết định chọn nghề.

b. Nguyên tắc tôn trọng như nhau đối với các loại lao động: Nguyên tắc này yêu cầu chống việc tuyên truyền cho một ngành nghề này lại coi thường hạ thấp giá trị một ngành nghề khác.

c. Nguyên tắc kết hợp công tác hướng nghiệp của nhà trường, gia đình, xã hội, các cơ quan đoàn thể, công tác giáo dục theo nhóm với công tác cá nhân nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng hướng nghiệp.

d. Nguyên tắc bảo đảm quyền độc lập tự chủ, tự giác tích cực lựa chọn nghề của mỗi HS, gắn liền với việc đánh giá thực tế điều kiện cụ thể của cuộc sống xã hội.

đ. Nguyên tắc giáo dục toàn diện của công tác GDHN cho học sinh.

1.3.5.2. Các con đường GDHN cơ bản cho học sinh THCS

a. Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các môn văn hóa khoa học cơ bản. b. Hướng nghiệp qua việc dạy học các môn kỹ thuật, nghề phổ thông, lao động sản xuất.

c. Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp.

d. Hướng nghiệp qua các hoạt động tham quan, ngoại khóa, các phương tiện thông tin đại chúng, gia đình và các tổ chức xã hội.

1.3.5.3. Các giai đoạn của công tác GDHN

Công tác GDHN trong nhà trường phổ thông đối với từng học sinh được tiến hành qua các giai đoạn sau:

+ Tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp: Học sinh được tìm hiểu, làm quen với các ngành, nghề, các dạng lao động phổ biến trong các lĩnh vực sản xuất, kinh tế, xã hội, nhất là các ngành nghề đang có nhu cầu lao động ở địa phương nhằm tạo cơ sở để quyết định về hướng phát triển sự nghiệp của mình.

+ Tập dượt, thử sức mình qua học tập các bộ môn văn hóa, kỹ thuật, nghề phổ thông, qua thực hành, lao động sản xuất; học về cách đánh giá bản thân trong mối liên quan đến công việc; tự đánh giá những khả năng, điều kiện của bản thân mình trong việc đáp ứng những yêu cầu của nghề (kể cả điều kiện về kinh tế cho chi phí đào tạo)

+ Học cách làm kế hoạch và quyết định lựa chọn con đường học một nghề, một lĩnh vực lao động phù hợp nhất. Đây là nhiệm vụ cơ bản nhất của công tác GDHN, chứng tỏ học sinh được chuẩn bị cả về mặt tư tưởng, tâm lý, tri thức, kỹ năng…hay không, khi quyết định chọn nghề. Các em sẽ thoải mái tự quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai khi đã am hiểu, tập dượt thử sức mình. Lúc đó mới có thể nói là việc chọn nghề đã dựa trên các cơ sở khoa học cần thiết.

+ Học sinh tự thực hiện những quyết định của mình.

1.3.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDHN cho học sinh THCS 1.3.6.1. Sự đổi mới kinh tế – xã hội và giáo dục đào tạo 1.3.6.1. Sự đổi mới kinh tế – xã hội và giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở tại quận tân phú thành phố hồ chí minh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)