Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa xã hội quận Tân Phú

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở tại quận tân phú thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 42)

7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa xã hội quận Tân Phú

Quận Tân Phú được thành lập ngày 02/12/2003 theo Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính Phủ. Quận Tân Phú có 11 phường, diện tích tự nhiên 1606,98 ha, với dân số 397.635 người (tính đến ngày 1/4/2009). Tỉ lệ dân tạm trú chiếm đến 47,7% tổng số dân, người Hoa chiếm 10,75%.

Về kinh tế, Tân Phú là quận có thế mạnh về đất đai, nhân lực lao động, vị trí địa lý và sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Vì thế, quận có điều kiện chủ động cải thiện môi trường thông thoáng, tạo thuận lợi cho sự đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội. Hiện toàn quận đã xây dựng, phát triển và hoàn thiện khu công nghiệp trên 300 ha thu hút hơn 100 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào đầu tư. Ngoài ra còn có các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nằm rải rác ở địa bàn 11 phường. Do đó, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong quận đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ phù hợp để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa cũng như sự phát triển toàn diện của quận nhà.

Do quận Tân Phú là quận mới thành lập, nên cơ sở vật chất trên lĩnh vực văn hóa – xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân địa phương. Chất lượng hoạt động văn hóa chưa cao, chưa tập trung đầu tư cho các loại hình văn hóa nghệ thuật, bộ môn thể dục thể thao ngang tầm với yêu cầu phát triển của quận. Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao chưa mạnh và rộng khắp, công tác quản lý nhà nước trên một vài lĩnh vực còn bộc lộ hạn chế.

Công tác đào tạo nghề cho người lao động có nhiều bất cập, trình độ tay nghề chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. Ngoài số dân theo điều

tra, thực tế còn nhiều người trong độ tuổi lao động có trình độ học vấn và trình độ nghề nghiệp thấp. Dân nhập cư đa số là lao động phổ thông hoặc chưa tìm được việc làm thích hợp. Công tác giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế, nhiều lao động chưa có việc làm. [25]

Do là quận mới thành lập nên hiện tại quận Tân Phú chưa có trụ sở của Trung tâm KTTH-HN và Trung tâm dạy nghề.

Thực hiện phổ cập THPT cho thanh thiếu niên trong độ tuổi và tăng cuờng quản lý hoạt động GDHN học sinh THCS trên địa bàn quận Tân Phú là điều thật sự cần thiết góp phần thắng lợi vào việc thực hiện nghị quyết lần IX của Đảng bộ quận Tân Phú. Đồng thời còn nhằm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, định hướng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của quận Tân Phú theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở tại quận tân phú thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)