7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.3.2.1. Thực hiện GDHN ở trường THCS là xu thế tất yếu của thời đại
Ở nước ta, hoạt động GDHN trong nhà trường phổ thông cấp THCS có vị trí đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo những yêu cầu sau:
- Về mặt kiến thức: Giúp cho học sinh có được những hiểu biết cần thiết về thế giới nghề nghiệp, các lĩnh vực sản xuất chủ yếu trong xã hội như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong mỗi lĩnh vực, tuỳ trình độ học vấn và khả năng của học sinh ở từng cấp mà giúp cho các em tiếp cận và có được những kiến thức cần thiết về khoa học - công nghệ hiện đại.
- Về mặt kỹ năng: Hoạt động GDHN giúp cho học sinh có được những kỹ năng, kỹ thuật tổng hợp để phát triển khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc xử lý các tình huống trong thực tế và tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao động hoặc học tiếp lên bậc học cao hơn.
- Về mặt năng lực: Từng bước hình thành cho học sinh những kiến thức cần thiết của người lao động, có đủ kiến thức, kỹ năng để sử dụng một số máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại, biết ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biết tự đánh giá bản thân để có sự lựa chọn hướng đi sau tốt nghiệp THCS.
- Về phẩm chất đạo đức: Vấn đề hình thành phẩm chất của người lao động mới ngay từ khi học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường là rất cần thiết. Vì vậy, với chức năng nhiệm vụ được giao, hoạt động GDHN góp phần đắc lực vào việc giáo dục
cho học sinh những phẩm chất cần thiết của người lao động mới như: có ý thức vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật, yêu quý lao động, năng động sáng tạo trong lao động, có ý thức trách nhiệm và tận tâm với công việc, có tinh thần hợp tác xây dựng và phát triển đất nước.
Xuất phát từ những nội dung trên, việc GDHN cho học sinh là một xu thế tất yếu phù hợp với tình hình đất nước đang trong thời kỳ đổi mới.