7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.2.1.3. Biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, tư tưởng cán bộ, GV, CMHS và các lực
lượng giáo dục khác về ý nghĩa, sự cần thiết của việc thực hiện công tác GDHN
* Mục đích:
Nhận thức là tiền đề để hình thành niềm tin và thúc đẩy hành động. Theo nội dung phân tích thực trạng ở chương 2, việc tổ chức quản lý hoạt động GDHN còn nhiều vấn đề tồn tại, bất cập mà nguyên nhân sâu xa là do hạn chế về mặt nhận thức, tư tưởng của đội ngũ CBQL và GV về vai trò, tầm quan trọng của công tác GDHN cho HS.
Vì vậy, mục đích của biện pháp 1 là nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và PHHS về công tác GDHN.
* Nội dung và cách thực hiện:
- HT tổ chức cho CBQL và GV trao đổi, tìm hiểu về hoạt động GDHN thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm, qua đó nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động GDHN ở các trường THCS.
- HT tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, các khóa bồi dưỡng về công tác GDHN giúp đội ngũ GV nâng cao nhận thức về các nội dung quản lý của HT đối với hoạt động GDHN.
- Hàng quý HT tổ chức các buổi sinh hoạt, tọa đàm giữa CBQL, GVCN và PHHS về sự cần thiết và tầm quan trọng của hoạt động GDHN. Nhờ đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia trong hoạt động GDHN.
- HT phát động và tổ chức các cuộc thi hoặc sưu tầm hình ảnh, bài viết, tư liệu về công tác GDHN.
Biện pháp 2: Tăng cường đầu tư về CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác GDHN
* Mục đích:
Việc đầu tư trang thiết bị cho hoạt động hướng nghiệp là hết sức quan trọng trong khi nguồn kinh phí nhà nước còn hạn hẹp. Các trường, các cơ sở giáo dục cần năng động trong việc đầu tư CSVC, trang thiết bị, bằng nguồn xã hội hóa (nhân lực, vật lực, tài lực) để tăng cường thêm CSVC cho hoạt động HN và tạo ra môi trường giáo dục thống nhất (nhà trường, gia đình, xã hội). Về phía nhà trường, ngoài nguồn ngân sách được duyệt theo kế hoạch, cần tạo nguồn kinh phí qua tích lũy và tiết kiệm, kêu gọi sự đầu tư từ các nguồn lực của xã hội qua công tác xã hội hóa giáo dục để phục vụ cho hoạt động GDHN.
- Đưa nội dung kinh phí cho hoạt động GDHN vào kế hoạch chi tiêu nội bộ dựa trên cơ sở kế hoạch hoạt động GDHN của nhà trường. Nội dung này được tập thể đóng góp ý kiến và thông qua trong Hội nghị cán bộ công chức hàng năm.
- Đầu tư xây dựng, cải tạo phòng ốc phục vụ hoạt động GDHN (phòng sinh hoạt HN, phòng tư vấn …), nâng cấp trang thiết bị.
- Tổ chức các hội thi sáng tạo, làm ĐDDH, mô hình vật thể …liên quan đến hoạt động GDHN nhằm phát huy ý tưởng sáng tạo trong GV và HS, đồng thời làm phong phú nguồn tư liệu, ĐDDH phục vụ cho hoạt động.
- Phân công thành viên ban giám hiệu (Phó Hiệu trưởng) phụ trách về CSVC chỉ đạo việc quản lý, sử dụng CSVC phục vụ hoạt động GDHN.
- Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng CSVC phục vụ hoạt động GDHN và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Biện pháp 3: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục, xã hội hóa hoạt động GDHN
* Mục đích:
Hoạt động GDHN không thể phát huy hiệu quả nếu chỉ thực hiện trong khuôn khổ nhà trường và bằng nguồn lực của nhà trường. Thông qua các hoạt động như: sinh hoạt ngoại khóa, tham quan hướng nghiệp, các hình thức tư vấn, vận động tài trợ, phối hợp công tác … nhà trường tiến hành hoạt động GDHN một cách khoa học và đạt hiệu quả nhất. Cần có sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng khác ngoài nhà trường, trong đó nhà trường giữ vai trò trung tâm điều phối, chỉ đạo việc phối hợp thực hiện. Cơ chế phối hợp này giúp nhà trường thực hiện công tác GDHN đạt hiệu quả cao và phát huy vai trò trách nhiệm của cộng đồng trong các hoạt động giáo dục.
* Nội dung và cách thực hiện:
- Đưa nội dung GDHN vào hoạt động thường xuyên của Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học địa phương, thông tin về GDHN qua bản tin hàng tháng của địa phương.
- Phối hợp với các Ban điều hành khu phố, UBND các phường để tuyên truyền cho nhân dân có nhận thức đúng đắn vấn đề HN và phân luồng; tạo điều kiện cho con em tham gia học tập, lao động có chủ đích theo đúng năng lực của bản thân học sinh.
- Phối hợp các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, các trường TCCN - dạy nghề để đưa HS đến tham quan học tập hoặc tìm hiểu về nhu cầu lao động, vận động học bổng đào tạo…; từ đó tạo nền tảng cho học sinh chọn nghề, chọn trường sau khi tốt nghiệp THCS.
- Phổ biến thông tin về hoạt động GDHN và các hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS ngay từ đầu năm học đến phụ huynh học sinh (PHHS).
- Vận động PHHS có điều kiện thời gian và am hiểu về hoạt động HN cùng tham gia làm công tác tư vấn cho học sinh hoặc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động GDHN của nhà trường.