Nhóm biện pháp “Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác quản lý hoạt động GDHN”:

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở tại quận tân phú thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 101)

7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.3.10.Nhóm biện pháp “Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác quản lý hoạt động GDHN”:

GDHN”:

Kết quả khảo sát hầu hết đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất. Tuy nhiên, tính khả thi có mức độ đánh giá thấp hơn, cụ thể:

- Biện pháp 10.3 (Kiểm tra tình hình CSVC, ĐDDH phục vụ công tác HN) có kết quả cao nhất (điểm TB 2.4 và 2.1)

- Các biện pháp còn lại có đánh giá về tính khả thi thấp hơn, hầu hết đạt điểm TB dưới 2.0.

Bảng 3.10: Đánh giá về nhóm biện pháp

tăng cường kiểm tra đánh giá công tác quản lý hoạt động GDHN

TT Mức độ Các biện pháp Cần thiết Khả thi Rất cần thiế t % Cần thiế t % Ít cần thiế t % Kg cần thiế t % TB 1 Rất khả thi % Khả thi % Ít khả thi % Kg khả thi % TB 2

10 Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác quản lý GDHN

10.1 Kiểm tra kế hoạch hoạt động ban tư vấn HN trường qua việc thực hiện tiến độ và mức độ hoàn thành công việc theo kế hoạch

36.7 55.0 6.7 1.7 2.3 7.1 80.4 8.9 3.6 1.9

10.2 Kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách, biểu mẫu của hoạt động GDHN 31.0 56.9 6.9 5.2 2.1 10.5 78.9 5.3 5.3 1.9 10.3 Kiểm tra tình hình CSVC, ĐDDH phục vụ công tác HN 50.0 45.0 1.7 3.3 2.4 12.1 86.2 0 1.7 2.1 10.4 Kiểm tra việc giảng

dạy của GV giảng dạy bộ môn HN trong nhà trường

28.8 50.8 16.9 1.7 2.1 15.5 62.1 19.0 3.4 1.9 10.5 Kiểm tra việc thực

hiện các hoạt động ngoại khoá của đơn vị, phục vụ công tác GDHN

Tiểu kết Chương 3

Kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp của quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS do tác giả đề xuất được CBQL và GV đánh giá khá cao về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp. Trong các biện pháp được tác giả đề cập, CBQL luôn đánh giá cao hơn GV.

Qua trao đổi với một số chuyên gia, CBQL có kinh nghiệm tác giả nhận thấy, các biện pháp nêu trên tuy chưa đề cập đầy đủ các vấn đề của công tác quản lý hoạt động GDHN nhưng về cơ bản là vấn đề cốt lõi của công tác này ở các trường THCS hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ nghiên cứu lý luận về công tác quản lý hoạt động GDHN cho học sinh cấp THCS và nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động GDHN tại các trường THCS trên địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Nghiên cứu công tác quản lý GDHN học sinh THCS trên địa bàn quận Tân Phú phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nghiên cứu con người, lịch sử địa phương, nền kinh tế, văn hóa, và sự phát triển xã hội của quận, mục đích cuối cùng là tạo nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển chung của địa phương và đất nước.

- Nhận thức của một bộ phận CBQL, GVCN và PHHS về tầm quan trọng của hoạt động GDHN còn hạn chế.

- Công tác quản lý hoạt động này tại các trường THCS quận Tân Phú trong thời gian qua tuy được quan tâm thực hiện nhưng hiệu quả đạt được chưa cao và còn nhiều bất cập cần tăng cường điều chỉnh.

- Công tác phối hợp các lực lượng tham gia vào hoạt động GDHN chưa được quan tâm thực hiện đều khắp và thường xuyên, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác GDHN.

- Việc định hướng nghề nghiệp và tư vấn nghề trong nhà trường còn mờ nhạt, chỉ tập trung vào một số đối tượng HS có khó khăn về năng lực học tập và điều kiện, hoàn cảnh gia đình.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDHN chưa đáp ứng tốt cho yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động GDHN và chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động GDHN tại các trường THCS quận Tân Phú, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDHN tại các trường THCS quận Tân Phú. Đồng thời, qua khảo sát tính cần thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp đề xuất, kết quả cho thấy các biện pháp được đề xuất là cần thiết và khả thi.

Từ đó, với mong muốn áp dụng các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDHN tại quận Tân Phú, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở tại quận tân phú thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 101)