Lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động GDHN

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở tại quận tân phú thành phố hồ chí minh (Trang 75)

7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1.2. Lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động GDHN

Việc phân tích cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng về HN cho học sinh phổ thông giúp ta thấy được mâu thuẫn trong việc giải quyết vấn đề HN và phân luồng hiện nay. Đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu phân hóa hợp lý lực lượng lao động kỹ thuật có tay nghề ở trình độ cao, thấp khác nhau với yếu tố tâm lý và nhận thức của toàn xã hội còn chưa đầy đủ về việc lựa chọn ngành nghề của học sinh sau cuối mỗi bậc học phổ thông. Cùng với mâu thuẫn trên là các yếu tố về kinh tế, giáo dục và những chính sách không nhất quán trong GD-ĐT. Ngoài ra, còn có vấn đề bức xúc của hệ thống GDPT nói chung và HN cho học sinh phổ thông nói riêng như: sự bất cập của đội ngũ giáo viên; sự nghèo nàn, thiếu thốn và lạc hậu về CSVC, trang thiết bị; những vấn đề về chương trình và nội dung sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy mới chưa được nghiệm thu đánh giá; công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém, chưa thật sự năng động, sáng tạo trong công việc…

Tăng cường quản lý hoạt động GDHN trong học sinh sau THCS là biện pháp nhằm phát huy hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện sự liên thông giữa GDPT và giáo dục nghề nghiệp. Đây là vấn đề có tính chiến lược và có giá trị thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Trong giới hạn phạm vi cho phép, đề tài đã đề xuất một số biện pháp chủ yếu sau nhằm củng cố và tăng cường công tác quản lý hoạt động GDHN, góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) trên địa bàn quận Tân Phú.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở tại quận tân phú thành phố hồ chí minh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)