7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.2.3. Nhóm các biện pháp quản lý việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động GDHN
3.2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng định hướng phát triển đội ngũ GV làm công tác GDHN
* Mục đích:
Xuất phát từ thực trạng về số lượng và chất lượng đội ngũ GV làm nhiệm vụ HN cho học sinh THCS (rất đa dạng về chuyên môn, trình độ và đa số là GV kiêm nhiệm), để công tác giáo dục HN đạt hiệu quả cao thì việc phát triển đội ngũ GV là biện pháp quan trọng cần thực hiện.
* Nội dung và cách thực hiện:
- HT xây dựng định hướng phát triển đội ngũ GV hiện có của nhà trường trên cơ sở sắp xếp, phân công lao động hợp lý.
- HT tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu nhiệm vụ năm học, các văn bản chỉ thị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, quy chế chuyên môn, chuẩn giáo viên trung học …
- HT tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về công tác GDHN nhằm tạo điều kiện cho GV trao đổi học tập kinh nghiệm.
- HT tổ chức các lớp tập huấn về công tác chủ nhiệm, công tác GDHN cho đội ngũ giáo viên mới ra trường hoặc mới được phân công làm công tác HN.
- HT tổ chức cho GV tham quan một số cơ sở sản xuất tại địa phương nhằm tìm hiểu về các ngành nghề truyền thống hoặc đang có nhu cầu phát triển tại địa phương.
3.2.3.2. Biện pháp 2: Tăng cường quản lý việc thực hiện chương trình GDHN
* Mục đích:
- Nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ của GV như đã quy định trong Điều lệ trường phổ thông.
- Đưa hoạt động GDHN vào nề nếp, khắc phục tình trạng GV thiếu đầu tư cho hoạt động giảng dạy.
- Đảm bảo việc thực hiện hoạt động GDHN được thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
* Nội dung và biện pháp thực hiện:
- HT ra quyết định thành lập Ban tư vấn HN vào đầu năm học, có phân công từng thành viên phụ trách các tiểu ban (gồm: tiểu ban HN, tư vấn, sinh hoạt ngoại khóa, CSVC, phân luồng)
- HT tăng cường kiểm tra hoạt động GDHN của GVCN thông qua các buổi sinh hoạt tổ chủ nhiệm.
- HT yêu cầu GVCN xây dựng và thực hiện các tiết sinh hoạt HN theo chủ đề (tương tự tiết dạy tốt, tiết thao giảng).
- Tăng cường dự giờ các tiết sinh hoạt HN, có rút kinh nghiệm học tập giữa các GVCN.
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chương trình GDHN (định kỳ hoặc đột xuất)
- Tạo điều kiện về vật chất, thời gian cho đội ngũ GV làm công tác GDHN.
3.2.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường quản lý việc định hướng nghề và tư vấn nghề cho học sinh cho học sinh
* Mục đích:
Hoạt động định hướng nghề và tư vấn nghề là hoạt động bắt buộc trong chương trình GDHN. Thông qua các hoạt động này, GV làm cho hoạt động GDHN đi vào chiều sâu, đạt mục tiêu đã đề ra:
- Giáo dục thái độ lao động cho học sinh.
- Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề.
- Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất.
- HT yêu cầu GVCN lập phiếu điều tra thống nhất về năng lực, hoàn cảnh, tình trạng sức khỏe, nguyện vọng, khuynh hướng nghề nghiệp và sự phù hợp nghề của từng học sinh vào đầu năm học; đồng thời có biện pháp theo dõi, ghi nhận.
- HT tổ chức giới thiệu, cung cấp thông tin về một số ngành nghề phổ biến tại địa phương, xã hội và xu thế phát triển của một số ngành nghề.
- HT chỉ đạo việc tổ chức các buổi tham quan học tập, sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh tại các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp hoặc các trường TCCN - dạy nghề.
- Tổ chức các hội thi khéo tay kỹ thuật, hội thi thuyết trình về nghề nghiệp tương lai, nghề mà em yêu quý nhất cho học sinh.
3.2.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường quản lý tiết sinh hoạt HN
* Mục đích:
- Nâng cao nhận thức của đội ngũ về tầm quan trọng của hoạt động GDHN cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
- Làm cho hoạt động GDHN đi vào chiều sâu, thật sự phát huy tác dụng trong việc định hướng nghề tương lai cho học sinh.
* Nội dung và cách thực hiện:
- HT chỉ đạo việc bàn bạc và thống nhất chuẩn đánh giá tiết sinh hoạt HN làm cơ sở đánh giá hiệu quả của tiết dạy.
- HT tổ chức việc dự giờ, thao giảng đối với bộ môn HN nhằm phát hiện và đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDHN; đưa môn GDHN vào hội thi GV giỏi hàng năm.
- HT chỉ đạo kiểm tra việc sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học, việc sử dụng ĐDDH qua tiết dạy.
3.2.4. Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác quản lý hoạt động GDHN
* Mục đích:
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Thông qua hoạt động kiểm tra, người CBQL nắm rõ thông tin về việc thực hiện những kế hoạch, mục
tiêu và từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển.
Kiểm tra công tác GDHN trong nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động GDHN, điều kiện dạy – học, giáo dục HN trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích thu thập thông tin chính xác về thực trạng hoạt động GDHN của đơn vị cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả.
Qua công tác kiểm tra, đánh giá, người CBQL thực hiện việc xem xét và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong nhà trường. Đồng thời, qua hoạt động kiểm tra đánh giá, người CBQL có cơ sở để xét khen thưởng, động viên khích lệ những cá nhân làm tốt công tác GDHN.
* Nội dung và cách thực hiện:
Về phía trường THCS, người HT cần thực hiện biện pháp kiểm tra qua kế hoạch kiểm tra nội bộ được xây dựng đầu năm học. Đối tượng kiểm tra gồm các thành phần như: GVCN, ban tư vấn HN của trường, GV dạy HN và các bộ môn Công nghệ… Nội dung kiểm tra bao gồm việc thực hiện kế hoạch GDHN, kiểm tra CSVC phục vụ hoạt động GDHN, công tác tuyên truyền, số liệu tư vấn nghề và phân luồng trong học sinh, kiểm tra việc thực hiện tiết sinh hoạt HN, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, kết quả công tác GDHN đã đạt trong năm trước, điều chỉnh và hoàn thiện các nội dung về công tác quản lý hoạt động GDHN sao cho hoàn thiện, phù hợp với tình hình đặc điểm của trường.
Trên cơ sở các nội dung trên, HT tiến hành kiểm tra các nội dung sau:
- Kiểm tra kế hoạch hoạt động Ban tư vấn HN trường qua việc thực hiện tiến độ và mức độ hoàn thành công việc theo kế hoạch.
- Kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách, biểu mẫu của hoạt động GDHN. - Kiểm tra tình hình CSVC, đồ dùng dạy học phục vụ công tác HN.
-Kiểm tra việc giảng dạy của GV giảng dạy bộ môn HN trong nhà trường.
- Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động ngoại khoá của đơn vị, phục vụ công tác GDHN.
3.3. KHẢO SÁT TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP:
Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất, tác giả sử dụng Phiếu thăm dò ý kiến. Mỗi biện pháp ứng với các tính chất (cần thiết / khả thi) được đánh giá ở 4 mức độ:
- Rất cần thiết / Rất khả thi : 3 điểm - Cần thiết / Khả thi : 2 điểm - Ít cần thiết / Ít khả thi : 1 điểm - Không cần thiết / Không khả thi : 0 điểm - Giá trị trung bình: : X
3.3.1. Nhóm biện pháp “Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, sự cần thiết của việc thực hiện công tác GDHN”: hiện công tác GDHN”:
Kết quả khảo sát về các biện pháp nâng cao nhận thức tư tưởng về ý nghĩa, sự cần thiết của việc thực hiện công tác GDHN (Bảng 3.1) cho thấy CBQL và GV đánh giá cao sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này.
- Biện pháp 1.4 (HT phát động và tổ chức các cuộc thi hoặc sưu tầm hình ảnh, bài viết, tư liệu về công tác GDHN) được đánh giá là cần thiết nhất, tuy nhiên mức độ khả thi đứng sau các biện pháp còn lại.
- Biện pháp 1.1 và 1.2 (HT tổ chức cho CBQL và GV trao đổi, tìm hiểu về hoạt động GDHN thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm / HT tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, các khóa bồi dưỡng về công tác GDHN) có mức độ đánh giá cần thiết và khả thi cao. Điều này cho thấy việc tổ chức các hoạt động liên quan đến đội ngũ GV lúc nào cũng thuận lợi hơn so với học sinh.
Bảng 3.1: Đánh giá về nhóm biện pháp nâng cao nhận thức
3.3.2. Nhóm biện pháp “Tăng cường đầu tư về CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác GDHN”: tác GDHN”:
Đối với nhóm biện pháp “Tăng cường đầu tư về CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác GDHN”, số liệu khảo sát đều đánh giá ở mức khá cao (điểm TB hầu hết trên 2.0).
- Biện pháp “Đưa nội dung kinh phí cho hoạt động GDHN vào kế hoạch chi tiêu nội bộ” được đánh giá là cần thiết nhất. Điều này phản ánh kinh phí dành cho hoạt động GDHN tại các trường hiện nay còn thấp.
TT Mức độ Các biện pháp Cần thiết Khả thi Rất cần thiết % Cần thiết % Ít cần thiết % Kg cần thiết % TB1 Rất khả thi % Khả thi % Ít khả thi % Kg khả thi % TB2
1 Nâng cao nhận thức, tư tưởng cán bộ, GV, CMHS và các lực lượng giáo dục khác về ý nghĩa, sự cần thiết của việc thực hiện công tác GDHN
1.1 Hiệu trưởng (HT) tổ chức cho CBQL và GV trao đổi, tìm hiểu về hoạt động GDHN thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm
67.8 32.2 0 0 2.7 27.6 72.4 0 0 2.3
1.2
HT tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, các khóa bồi dưỡng về công tác GDHN
67.8 32.2 0 0 2.7 21.1 75.4 3.5 0 2.2
1.3
HT tổ chức các buổi sinh hoạt, tọa đàm giữa CBQL, GVCN và PHHS về sự cần thiết và tầm quan trọng của hoạt động GDHN 64.4 33.9 1.7 0 2.6 19.6 69.6 10.7 0 2.1 1.4 HT phát động và tổ chức các cuộc thi hoặc sưu tầm hình ảnh, bài viết, tư liệu về công tác GDHN
- Biện pháp “Đầu tư xây dựng, cải tạo phòng ốc phục vụ hoạt động GDHN” tuy được đánh giá là cần thiết (điểm TB = 2.1) nhưng mức độ khả thi thấp hơn các biện pháp còn lại. Số liệu khảo sát phản ánh thực trạng còn bất cập trong việc đầu tư xây dựng và tình trạng thiếu thốn phòng học hiện nay.
Bảng 3.2: Đánh giá về nhóm biện pháp tăng cường đầu tư về CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác GDHN
3.3.3. Nhóm biện pháp “Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục”: giáo dục”:
Số liệu khảo sát ở bảng 3.3 cho thấy các nhóm biện pháp tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục là cần thiết và khả thi (điểm TB phần
TT Mức độ Các biện pháp Cần thiết Khả thi Rất cần thiết % Cần thiết % Ít cần thiết % Kg cần thiết % TB 1 Rất khả thi % Khả thi % Ít khả thi % Kg khả thi % TB 2
2 Tăng cường đầu tư về CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác GDHN
2.1 Đưa nội dung kinh phí cho hoạt động GDHN vào kế hoạch chi tiêu nội bộ
75.8 22.6 1.6 0 2.7 16.9 71.2 10.2 1.7 2
2.2 Đầu tư xây dựng, cải tạo phòng ốc phục vụ hoạt động GDHN 28.8 50.8 16.9 1.7 2.1 15.5 62.1 19 3.4 1.9 2.3 Tổ chức các hội thi sáng tạo, làm ĐDDH, mô hình vật thể …liên quan đến hoạt động GDHN 33.3 49.1 14 1.8 2.2 12.5 69.6 14.3 3.6 1.9 2.4 Phân công thành viên ban giám hiệu (Phó Hiệu trưởng) phụ trách về CSVC chỉ đạo việc quản lý, sử dụng CSVC phục vụ hoạt động GDHN
48.3 48.3 1.7 1.7 2.4 27.6 65.5 6.9 0 2.2
2.5 Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng CSVC phục vụ hoạt động GDHN
lớn trên 2.0). Tuy nhiên, trong công tác phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng, số liệu cho thấy:
- Biện pháp 3.2 (Phối hợp với các Ban điều hành khu phố, UBND các phường để tuyên truyền cho nhân dân có nhận thức đúng đắn vấn đề HN và phân luồng) được đánh giá ít cần thiết và ít khả thi nhất (điểm Tb = 1.8)
- Biện pháp 3.4 (Phổ biến thông tin về hoạt động GDHN và các hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS ngay từ đầu năm học đến PHHS) cũng được đánh giá là ít khả thi nhất (điểm Tb = 1.8) mặc dù mức độ cần thiết được đánh giá khá cao (điểm Tb = 2.2)
- Biện pháp 3.3 (Phối hợp các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, các trường TCCN - dạy nghề để đưa học sinh đến tham quan học tập …) được đánh giá là cần thiết và khả thi nhất (điểm TB = 2.6 và 2.0)
Bảng 3.3: Đánh giá về nhóm biện pháp tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục
TT Mức độ Các biện pháp Cần thiết Khả thi Rất cần thiết % Cần thiết % Ít cần thiết % Kg cần thiết % TB 1 Rất khả thi % Khả thi % Ít khả thi % Kg khả thi % TB 2
3 Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục
3.1 Đưa nội dung GDHN vào hoạt động thường xuyên của Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học địa phương, thông tin về GDHN qua bản tin hàng tháng của địa phương
36.7 55 6.7 1.7 2.3 7.1 80.4 8.9 3.6 1.9
3.2 Phối hợp với các Ban điều hành khu phố, UBND các phường để tuyên truyền cho nhân dân có nhận thức đúng đắn vấn đề HN và phân luồng 8.3 65 23.3 3.3 1.8 0 83.9 12.5 3.6 1.8 3.3 Phối hợp các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, các trường TCCN - dạy nghề để đưa HS đến tham quan học tập hoặc tìm hiểu về nhu cầu lao động, vận động học bổng đào tạo
74.2 19.4 3.2 3.2 2.6 15.5 70.7 10.3 3.4 2
3.4 Phổ biến thông tin về hoạt động GDHN và các hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS ngay từ đầu năm học đến PHHS
27.1 61.0 10.2 0 2.2 8.9 69.6 17.9 3.6 1.8
3.5 Vận động PHHS có điều kiện thời gian và am hiểu về hoạt động HN cùng tham gia làm công tác tư vấn cho học sinh hoặc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động GDHN của nhà trường
3.3.4. Nhóm biện pháp “Tăng cường quản lý kế hoạch hoạt động GDHN”:
Với nhóm biện pháp “Tăng cường quản lý kế hoạch hoạt động GDHN”, kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi (Bảng 3.4) cho kết quả khá cao và phản ánh:
- CBQL và GV có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác xây dựng kế hoạch trong nhà trường.
- Việc thống nhất các loại mẫu giúp GV thuận lợi hơn trong công tác và được GV đồng tình.
Bảng 3.4: Đánh giá về nhóm biện pháp tăng cường quản lý kế hoạch hoạt động GDHN
3.3.5. Nhóm biện pháp “Tăng cường quản lý kế hoạch hoạt động GDHN của GVCN”: GVCN”:
Đối với nhóm biện pháp “Tăng cường quản lý kế hoạch hoạt động GDHN của GVCN”, kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp này được CBQL và GV đánh giá cần thiết và khả thi ở mức cao.
TT Mức độ