NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở tại quận tân phú thành phố hồ chí minh (Trang 36)

7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.4.NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN

1.4.1. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN

Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN bao gồm xây dựng mục tiêu, chương trình hoạt động GDHN, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định phục vụ cho hoạt động GDHN. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN giúp các nhà quản lý trường học tập trung chú ý vào mục tiêu hoạt động GDHN, dự kiến trước những khả năng ứng phó với những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn nhân lực và đem lại hiệu quả cao nhất;

đồng thời giúp nhà quản lý dễ dàng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình của các lực lượng tham gia hoạt động GDHN.

1.4.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN

Một trong những khâu quan trọng của việc quản lý hoạt động GDHN chính là tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN ở nhà trường. Việc cụ thể hóa kế hoạch, chương trình thực hiện theo từng thời điểm nhất định, phân công trách nhiệm từng thành viên và việc thực hiện kế hoạch đến đâu, hiệu quả ra sao đều phụ thuộc chủ yếu vào việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN của lãnh đạo nhà trường. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN có thể xảy ra những tình huống ngoài dự kiến, cần có sự điều chỉnh kịp thời để đạt mục đích mong đợi.

1.4.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN

Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình quản lý hoạt động GDHN. Đánh giá không chỉ ở giai đoạn cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà cần thực hiện thường xuyên trong suốt cả quá trình. Đánh giá ở những thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm của mỗi giai đoạn tiếp theo với yêu cầu giáo dục cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình GDHN.

Vậy, muốn hoạt động GDHN đạt hiệu quả cao thì nhà quản lý phải bám sát mục tiêu của hoạt động GDHN đã đề ra; xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN; thực hiện công tác kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên và phối hợp tốt các phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Đánh giá qua việc tổng kết sổ ghi đầu bài, theo dõi các bảng biểu báo cáo định kỳ về nề nếp học tập của học sinh, hoạt động giảng dạy của giáo viên… để có ý kiến chỉ đạo kịp thời.

- Đánh giá một cách thường xuyên và theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng để rút kinh nghiệm về những gì đã và chưa làm được, những sai sót cần khắc phục.

- Đánh giá hoạt động GDHN thông qua giáo viên và học sinh vì đây chính là đối tượng chính trong hoạt động GDHN.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, đề ra biện pháp phù hợp đối với những yếu tố phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động GDHN.

1.4.4. Đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương tiện cho hoạt động GDHN

Cơ sở vật chất – kỹ thuật, phương tiện cho hoạt động GDHN là một bộ phận, một thành tố không thể thiếu được trong quá trình thực hiện hoạt động GDHN. Hai nhân tố hết sức quan trọng tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của hoạt động GDHN là trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên làm công tác HN và cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng hiệu quả của cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương tiện còn phụ thuộc vào trình độ và khả năng sử dụng của giáo viên.

Vì vậy, để hoạt động GDHN đạt hiệu quả cao, nhà quản lý giáo dục phải đảm bảo cơ sở vật chất – kỹ thuật, phương tiện cho hoạt động GDHN. Cụ thể:

- Trang bị đầy đủ và đồng bộ các phương tiện, cơ sở vật chất - kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động GDHN (đồng bộ giữa điều kiện trường lớp với phương thức tổ chức hoạt động GDHN; giữa chương trình, sách giáo khoa với cơ sở vật chất – kỹ thuật, phương tiện cho hoạt động GDHN)

- Bố trí hợp lý các yếu tố của cơ sở vật chất - kỹ thuật trong khu vực nhà trường, trong lớp học, trong các loại phòng chức năng.

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương tiện, cơ sở vật chất - kỹ thuật trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục nói chung, hoạt động GDHN nói riêng.

- Tổ chức tốt việc bảo vệ, bảo dưỡng và bảo trì phương tiện, cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường.

Tiểu kết Chương 1

Giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là vấn đề đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm.

Ở Việt Nam, hoạt động GDHN ở các trường THCS được các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và các ban ngành, đoàn thể trong toàn xã hội quan tâm.

Luận văn đã làm sáng tỏ một số khái niệm liên quan đến đề tài như quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học và một số vấn đề lý luận về hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp, nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp…ở các trường THCS.

Đây là cơ sở để tác giả nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động GDHN ở chương 2.

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THCS TẠI QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội quận Tân Phú

Quận Tân Phú được thành lập ngày 02/12/2003 theo Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính Phủ. Quận Tân Phú có 11 phường, diện tích tự nhiên 1606,98 ha, với dân số 397.635 người (tính đến ngày 1/4/2009). Tỉ lệ dân tạm trú chiếm đến 47,7% tổng số dân, người Hoa chiếm 10,75%.

Về kinh tế, Tân Phú là quận có thế mạnh về đất đai, nhân lực lao động, vị trí địa lý và sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Vì thế, quận có điều kiện chủ động cải thiện môi trường thông thoáng, tạo thuận lợi cho sự đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội. Hiện toàn quận đã xây dựng, phát triển và hoàn thiện khu công nghiệp trên 300 ha thu hút hơn 100 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào đầu tư. Ngoài ra còn có các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nằm rải rác ở địa bàn 11 phường. Do đó, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong quận đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ phù hợp để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa cũng như sự phát triển toàn diện của quận nhà.

Do quận Tân Phú là quận mới thành lập, nên cơ sở vật chất trên lĩnh vực văn hóa – xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân địa phương. Chất lượng hoạt động văn hóa chưa cao, chưa tập trung đầu tư cho các loại hình văn hóa nghệ thuật, bộ môn thể dục thể thao ngang tầm với yêu cầu phát triển của quận. Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao chưa mạnh và rộng khắp, công tác quản lý nhà nước trên một vài lĩnh vực còn bộc lộ hạn chế.

Công tác đào tạo nghề cho người lao động có nhiều bất cập, trình độ tay nghề chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. Ngoài số dân theo điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tra, thực tế còn nhiều người trong độ tuổi lao động có trình độ học vấn và trình độ nghề nghiệp thấp. Dân nhập cư đa số là lao động phổ thông hoặc chưa tìm được việc làm thích hợp. Công tác giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế, nhiều lao động chưa có việc làm. [25]

Do là quận mới thành lập nên hiện tại quận Tân Phú chưa có trụ sở của Trung tâm KTTH-HN và Trung tâm dạy nghề.

Thực hiện phổ cập THPT cho thanh thiếu niên trong độ tuổi và tăng cuờng quản lý hoạt động GDHN học sinh THCS trên địa bàn quận Tân Phú là điều thật sự cần thiết góp phần thắng lợi vào việc thực hiện nghị quyết lần IX của Đảng bộ quận Tân Phú. Đồng thời còn nhằm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, định hướng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của quận Tân Phú theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

2.1.2. Tình hình Giáo dục - Đào tạo quận Tân Phú

2.1.2.1. Hệ thống các trường THCS trên địa bàn quận Tân Phú

Loại hình trường Trường Số lớp Tổng số học sinh Tổng số CB-GV-CNV CB GV CNV Công lập 7 298 14893 21 652 110 Công lập Tự chủ TC 1 42 2421 3 80 18 Tư thục 5 20 1212 15 155 85 2.1.2.2. Các cơ sở làm công tác GDHN khác:

Loại hình trường Số lượng Số lớp Tổng số HS CB-GV-CNV

TS CB GV NV

TTGDTX 1 9 299 31 3 23 5

TTKTTH-HN 1 0 0 45 12 30 3

Công tác hướng nghiệp, phân luồng được tích cực triển khai thực hiện nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục và đa dạng hóa loại hình trường lớp, nội dung đào tạo. Ngành GD-ĐT quận đã chủ động liên kết với một số trường kỹ thuật nghiệp vụ, THCN, cao đẳng và đại học trong việc đào tạo văn hóa và nghề nghiệp cho học sinh, công nhân, nhân dân lao động; từng bước nâng cao mặt bằng học vấn cho nhân dân tại địa phương. Kết quả phổ cập tiểu học đạt 98,91%, THCS đạt 88,74% và đang thực hiện phổ cập THPT.

Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ quận Tân Phú, ngành Giáo dục đã lập kế hoạch và đề ra phương án thực hiện công tác GDHN. Ngoài ra, Trung tâm KTTH-HN và các trường THCS là các đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động GDHN trên địa bàn quận.

Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường thành lập Ban tư vấn hướng nghiệp và thông qua các hoạt động HN nhằm tư vấn nghề cho học sinh ở các trường THCS trong quận.

Bảng 2.1: Số lượng học sinh THCS qua một số năm STT Trường 2007-2008 2008-2009 2009-2010 1 THCS Lê Lợi 2337 2440 2382 2 THCS Đặng Trần Côn 1862 1921 1933 3 THCS Võ Thành Trang 2120 2051 2024 4 THCS Đồng Khởi 2384 2538 2691

5 THCS Phan Bội Châu 1880 2063 2421

6 THCS Hùng Vương 1729 1683 1611

7 THCS Lê Anh Xuân 2715 2708 2704

8 THCS Tân Thới Hòa 533 1061 1548

CỘNG 15560 16465 17314

Bảng 2.2: Số liệu kết quả công tác HN HS THCS quận Tân Phú

Năm học Số HS TN Vào lớp 10- CL Vào lớp 10- BC Vào lớp 10- DL Vào TT GDTX THCN CNKT Làm việc khác 2007-2008 2530 825 32,60% 861 34,03% 194 7,66% 273 10,79% 196 7,74% 181 7,15% 2008-2009 2952 1151 39% 1001 33,9% 169 5,7% 332 11,2% 258 8,8% 41 1,28% 2009-2010 3747 1487 39,9% 1365 36,43% 271 7,23% 216 5,76% 374 9,98% 34 0,91%

Theo số liệu trên năm học 2007-2008 có hơn 85% học sinh tiếp tục học lên bậc THPT ở cả 3 hệ công lập, bán công, dân lập và GDTX, số còn lại chỉ có 7,74% bước vào học nghề, THCN; 7,15% ở nhà hoặc làm việc khác. Điều này chứng tỏ công tác quản lý hoạt động GDHN ở quận Tân Phú chưa được triển khai rộng khắp. Công tác tuyên truyền, vận động còn hạn chế, còn nhiều bất cập, gây tốn kém, lãng phí cho gia đình và xã hội trong việc đầu tư giáo dục.

Số liệu thống kê kết quả ở 3 năm học 2007-2010 cho thấy việc quản lý hoạt động GDHN ngày càng được quan tâm thì số học sinh vào các trường nghề và các trường TCCN càng tăng lên theo thời gian, từ 7,74% ở năm học 2007-2008 đến năm học 2009-2010 là 9,98%; số học sinh làm việc khác giảm từ 7,15% còn 0,91% ở năm học 2009-2010.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN HỌC SINH THCS, QUẬN TÂN PHÚ, TP HỒ CHÍ MINH THCS, QUẬN TÂN PHÚ, TP HỒ CHÍ MINH

2.2.1. Khái quát về mẫu khảo sát và công cụ, cách thức xử lý kết quả thống kê

Để khảo sát thực trạng công tác quản lý GDHN tại các trường THCS trên địa bàn quận Tân Phú, tác giả sử dụng phiếu thăm dò ý kiến và tiến hành khảo sát tại 8 trường THCS trên địa bàn ở hai nhóm khách thể:

- Nhóm CBQL: gồm 29 Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và tổ trưởng tổ chủ nhiệm.

- Nhóm GV: gồm 87 giáo viên đang làm công tác tổ trưởng tổ chủ nhiệm, tổ trưởng chuyên môn và GVCN khối 9.

Bảng 2.3: Danh sách các trường THCS tham gia khảo sát

STT Trường CBQL GIÁO VIÊN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 THCS Lê Lợi 4 9

2 THCS Đặng Trần Côn 4 11

3 THCS Võ Thành Trang 4 7

4 THCS Đồng Khởi 4 14

5 THCS Phan Bội Châu 3 13

6 THCS Hùng Vương 4 9

7 THCS Lê Anh Xuân 3 14

8 THCS Tân Thới Hòa 3 10

CỘNG 29 87

Các câu hỏi trong phiếu khảo sát được đánh giá theo thang điểm như sau: + Mức 4: Rất quan trọng/ Rất thường xuyên/ Nhiều.

+ Mức 3: Quan trọng/ Thường xuyên/ Vừa.

+ Mức 2: Ít quan trọng/ Không thường xuyên/ Ít.

2.2.2. Tầm quan trọng của từng nội dung quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động GDHN GDHN

GDPT giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

GDHN cũng là một bộ phận của GDPT nhằm bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, HN và hệ thống, gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động GDHN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác hoạt động trên. Chính vì vậy, công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động GDHN giữ vai trò rất quan trọng nhằm:

- Tư vấn cho học sinh lớp 9 trước kỳ thi tuyển vào lớp 10 về các hướng đi sau tốt nghiệp THCS.

- Liên kết các cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề để đào tạo học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.

- Tạo điều kiện một cách tốt nhất cho học sinh, thanh thiếu niên trên địa bàn quận có thể vừa học văn hóa, vừa học nghề, từ đó tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của quận. Thông qua đó các em chọn con đường lập nghiệp mưu sinh cho mình.

- Giúp học sinh và phụ huynh có nhận thức đúng đắn trong việc học văn hóa, học nghề phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình; tránh những biểu hiện xấu cho các em, nhất là các tệ nạn xã hội; kéo giảm tỷ lệ thanh thiếu niên thất nghiệp, không có việc làm trong xã hội.

Kết quả khảo sát mức độ nhận định về tầm quan trọng của từng nội dung quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động GDHN được thể hiện ở Bảng 2.4.

Bảng 2.4: Mức độ nhận định về tầm quan trọng của từng nội dung quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động GDHN

Nội dung (%) trọng (%) CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL G V 1 Quản lý nội dung chương trình

kế hoạch hoạt động GDHN 10.3 33.3 82.8 62.1 6.9 4.6 0 0 2 Quản lý công tác tư vấn nghề 10.3 31.0 89.7 63.2 0 5.7 0 0 3 Quản lý công tác định hướng

nghề 6.9 32.2 89.7 62.1 3.4 5.7 0 0

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở tại quận tân phú thành phố hồ chí minh (Trang 36)