7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.3.4. Nội dung, nhiệm vụ của hoạt động GDHN học sinh THCS
1.3.4.1. Nội dung của hoạt động GDHN học sinh THCS
Ở cấp THCS, nội dung chương trình hoạt động GDHN được thực hiện với thời lượng 3 tiết/tháng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Nội dung bao gồm:
Tháng Tên chủ đề Nội dung
9
Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học
- Ý nghĩa của việc chọn nghề.
- Cơ sở khoa học của việc chọn nghề. - Những nguyên tắc chọn nghề. 10 Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình
- Một số khái niệm: năng lực, phù hợp nghề.
-Tự đánh giá năng lực bản thân theo yêu cầu nghề nghiệp. - Phát triển và bồi dưỡng năng lực.
11 Thế giới nghề nghiệp quanh ta
- Tính đa dạng và phong phú của thế giới nghề nghiệp. - Phân loại nghề theo đối tượng lao động.
- Bản mô tả nghề. 12
Tìm hiểu thông tin một số nghề phổ biến ở địa phương
- Phương pháp tìm hiểu thông tin nghề.
- Tìm hiểu thông tin một số nghề phổ biến ở địa phương.
1
Tìm hiểu hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp của Trung ương và địa phương (tuyển sinh trình độ THCS)
- Thông tin cơ bản về các trường Trung học phổ thông ở địa phương.
-Thông tin cơ bản về các trường Trung học chuyên nghiệp của Trung ương và địa phương (tuyển sinh trình độ THCS). -Thông tin cơ bản về các trường Dạy nghề của Trung ương và địa phương.
- Phương pháp tìm hiểu thông tin về cơ sở đào tạo. 2 Các hướng đi sau
khi tốt nghiệp THCS
- Thực trạng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. - Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.
- Lựa chọn hướng học tập và nghề sau khi tốt nghiệp THCS: thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục.
3 Tư vấn hướng nghiệp
- Khái niệm, sự cần thiết phải tư vấn định hướng học tập và chọn nghề nghiệp phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.
- Những sai lầm thường mắc phải khi chọn nghề. - Quy trình tư vấn cho học sinh.
4
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương
- Một số đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
- Nhu cầu việc làm hiện tại của địa phương. 5
Tìm hiểu thông tin về thị trường lao động
- Một số khái niệm về việc làm, nghề, thị trường lao động. - Đặc điểm và yêu cầu của thị trường lao động ở nông thôn và thành phố trong giai đoạn hiện nay.
- Một số thông tin về thị trường lao động.
Nội dung chương chình GDHN trên đã được thực hiện ổn định từ nhiều năm học. Trong quá trình dạy học, nhà trường định hướng và hướng dẫn học sinh lựa chọn
phù hợp con đường học lên THPT, đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề, hoặc lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội; góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, thực hiện Nghị định 75/2006/NĐ-CP ban hành ngày 02/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu từ năm học 2008-2009, Bộ GD&ĐT đã ra văn bản hướng dẫn việc thực hiện nội dung chương trình hoạt động GDHN ở cấp THCS. Theo đó, ở lớp 9 chương trình hoạt động GDHN chỉ còn 9 tiết/năm học, một số nội dung GDHN được tích hợp sang hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và môn Công nghệ. Nội dung điều chỉnh như sau:
Tháng Tên chủ đề Số tiết
8 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học. 1 9 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa
phương. 1
10 Thế giới nghề nghiệp quanh ta. 1
11 Tìm hiểu thông tin về một số nghề ở địa phương. 1
12 Thông tin về thị trường lao động. 1
1 Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của
gia đình. 1
2
Hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của trung ương và địa phương (tuyển sinh trình độ THCS trở lên).
1
3 Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS. 1
1.3.4.2. Nhiệm vụ của hoạt động GDHN học sinh THCS
Nhiệm vụ của hoạt động GDHN học sinh phổ thông được ghi rõ trong quyết định 126/CP ngày 19-3-1981 của Chính phủ. Công tác GDHN ở các trường phổ thông gồm các nhiệm vụ:
- Giáo dục thái độ lao động cho học sinh.
- Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề.
- Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất.
Về lâu dài trên bình diện xã hội, để làm tốt nhiệm vụ GDHN cho học sinh cấp THCS cần thực hiện cả ba nội dung: tuyên truyền định hướng về nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và tuyển chọn nghề nghiệp. Các nhiệm vụ đó được thể hiện qua “Tam giác hướng nghiệp" ở Sơ đồ 1.2 dưới đây.
Sơ đồ 1.2: Các nhiệm vụ GDHN
Ba nội dung trên có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đối với học sinh THCS, các nhà quản lý GDHN cần thiết kế, tổ chức các hoạt động GDHN chủ yếu là định hướng nghề và một phần tư vấn nghề thông qua các hoạt động dạy học nghề phổ thông, tham quan học tập theo chương trình GDHN, góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đặc điểm yêu cầu ngành
nghề xã hội cần phát triển Thị trường lao động
Tư vấn nghề Phẩm chất, năng lực, hoàn cảnh cá nhân Tuyển chọn nghề Định hướng nghề
1.3.5. Các nguyên tắc, hình thức và giai đoạn GDHN cho học sinh THCS 1.3.5.1. Các nguyên tắc hướng nghiệp 1.3.5.1. Các nguyên tắc hướng nghiệp
a. Nguyên tắc hình thành giáo dục: Sự định hướng nghề dẫn đến chọn nghề được hình thành dần dần trong các hoạt động giáo dục và hướng nghiệp. Do đó, vấn đề đặt ra là phải giáo dục, đào tạo để học sinh có khả năng định hướng và đi đến quyết định chọn nghề.
b. Nguyên tắc tôn trọng như nhau đối với các loại lao động: Nguyên tắc này yêu cầu chống việc tuyên truyền cho một ngành nghề này lại coi thường hạ thấp giá trị một ngành nghề khác.
c. Nguyên tắc kết hợp công tác hướng nghiệp của nhà trường, gia đình, xã hội, các cơ quan đoàn thể, công tác giáo dục theo nhóm với công tác cá nhân nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng hướng nghiệp.
d. Nguyên tắc bảo đảm quyền độc lập tự chủ, tự giác tích cực lựa chọn nghề của mỗi HS, gắn liền với việc đánh giá thực tế điều kiện cụ thể của cuộc sống xã hội.
đ. Nguyên tắc giáo dục toàn diện của công tác GDHN cho học sinh.
1.3.5.2. Các con đường GDHN cơ bản cho học sinh THCS
a. Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các môn văn hóa khoa học cơ bản. b. Hướng nghiệp qua việc dạy học các môn kỹ thuật, nghề phổ thông, lao động sản xuất.
c. Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp.
d. Hướng nghiệp qua các hoạt động tham quan, ngoại khóa, các phương tiện thông tin đại chúng, gia đình và các tổ chức xã hội.
1.3.5.3. Các giai đoạn của công tác GDHN
Công tác GDHN trong nhà trường phổ thông đối với từng học sinh được tiến hành qua các giai đoạn sau:
+ Tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp: Học sinh được tìm hiểu, làm quen với các ngành, nghề, các dạng lao động phổ biến trong các lĩnh vực sản xuất, kinh tế, xã hội, nhất là các ngành nghề đang có nhu cầu lao động ở địa phương nhằm tạo cơ sở để quyết định về hướng phát triển sự nghiệp của mình.
+ Tập dượt, thử sức mình qua học tập các bộ môn văn hóa, kỹ thuật, nghề phổ thông, qua thực hành, lao động sản xuất; học về cách đánh giá bản thân trong mối liên quan đến công việc; tự đánh giá những khả năng, điều kiện của bản thân mình trong việc đáp ứng những yêu cầu của nghề (kể cả điều kiện về kinh tế cho chi phí đào tạo)
+ Học cách làm kế hoạch và quyết định lựa chọn con đường học một nghề, một lĩnh vực lao động phù hợp nhất. Đây là nhiệm vụ cơ bản nhất của công tác GDHN, chứng tỏ học sinh được chuẩn bị cả về mặt tư tưởng, tâm lý, tri thức, kỹ năng…hay không, khi quyết định chọn nghề. Các em sẽ thoải mái tự quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai khi đã am hiểu, tập dượt thử sức mình. Lúc đó mới có thể nói là việc chọn nghề đã dựa trên các cơ sở khoa học cần thiết.
+ Học sinh tự thực hiện những quyết định của mình.
1.3.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDHN cho học sinh THCS 1.3.6.1. Sự đổi mới kinh tế – xã hội và giáo dục đào tạo 1.3.6.1. Sự đổi mới kinh tế – xã hội và giáo dục đào tạo
Đây chính là yếu tố dẫn đến sự cần thiết phải có sự đổi mới tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh THCS. Nước ta đang trên bước đường đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đây là sự đổi mới có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có giáo dục - đào tạo nói chung và HN cho học sinh THCS nói riêng. Điều này khiến hàng loạt khái niệm, quan điểm về giá trị, phương thức quản lý sản xuất, đào tạo … đều phải thay đổi.
Cơ chế thị truờng cũng đã tác động mạnh mẽ đến đội ngũ lao động. Sức lao động trở thành hàng hóa đã dẫn đến việc chấp nhận sự cạnh tranh trong thị trường sức lao động và thị trường việc làm. Sự cạnh tranh gay gắt trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường đòi hỏi người lao động phải hết sức năng động, sáng tạo để đáp ứng được với nhu cầu thị trường đang không ngừng biến đổi. Người lao động lúc này không chỉ cần có kiến thức, kỹ năng lao động nghề nghiệp mà còn phải có tư duy kinh tế, phải biết “cách làm ăn” và phải tự tìm lấy, tự tạo ra công ăn việc làm.
Sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế ngoài kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể đang ngày càng mạnh mẽ. Chủ trương “mở cửa” đã làm cho kinh tế hợp tác
đầu tư nước ngoài phát triển mạnh, quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp làm xuất hiện một số ngành nghề mới đòi hỏi những phẩm chất, năng lực mới tương ứng.
Mặt khác, trong thực tiễn đa số học sinh sau khi tốt nghiệp THCS không muốn vào luồng THCN và dạy nghề vì các lý do:
- Không tìm được hoặc khó tìm được việc làm. - Nếu có việc làm thì thu nhập thấp.
- Khả năng phát triển ít so với tốt nghiệp THPT để thi vào đại học.
Trước những yêu cầu của viêc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, ngành GD-ĐT đã đề ra mục tiêu của GDPT đến những năm sau 2010. Một trong những nhiệm vụ được đặt ra là phải tổ chức quản lý hoạt động GDHN cho học sinh phổ thông nhằm góp phần hình thành ở học sinh nhân cách của người lao động mới, người công dân mới; giáo dục ý thức sẵn sàng tham gia lao động sản xuất và đi vào đào tạo nghề để chuẩn bị một thế hệ lao động mới có trình độ cao, thích ứng với những yêu cầu mới.
1.3.6.2. Yếu tố về nhận thức của xã hội về công tác quản lý hoạt động GDHN cho học sinh THCS cho học sinh THCS
+ Đối với CBQL và giáo viên:
Để tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS, trước hết phải đổi mới, nâng cao về mặt nhận thức của lực lượng CBQL-GV nhất là lực lượng GVCN. Cần thiết phải làm cho CBQL-GV có nhận thức đúng đắn về HN, về giáo dục KTTH- HN; làm cho các cấp chính quyền địa phương quan tâm đúng mức hơn nữa về mặt hoạt động này. Trên cơ sở đó, ngành giáo dục cần có sự chỉ đạo tích cực xuyên suốt, huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia vào việc giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện công tác HN, xây dựng các quy chế đảm bảo cho việc thực hiện công tác HN có hiệu quả, nhất là việc xây dựng đề án phân luồng học sinh sau THCS ở từng quận, huyện phải mang tính đồng bộ và được sự chỉ đạo xuyên suốt đối với tất cả các cấp lãnh đạo ở từng địa phương.
Đa số cha mẹ HS đều muốn các em học để “làm thầy”, không thích “làm thợ”. Xã hội thường coi trọng người có chữ, có học, có bằng cấp; thang đo giá trị con người dựa trên bằng cấp mà người đó đạt được. Đa số các gia đình có con đi học đều muốn cho con mình học lên đại học, xem đại học là con đường tươi sáng nhất để lập thân.
+ Yếu tố giáo dục:
Từ lâu giáo dục nhà trường và xã hội ít đề cập tới lẽ sống: lao động ở bất cứ cương vị nào cũng đều vinh quang, cũng đều được tôn trọng nếu người lao động có tay nghề cao, làm việc hết mình. Nhiều chế độ chính sách, nhiều cách đối xử xem thường những người có bằng cấp thấp. Xã hội, gia đình và người học chưa được giáo dục đầy đủ về vai trò nguồn nhân lực đối với sự phát triển cá nhân và sự hưng thịnh của đất nước.
1.3.6.3. Sự phát triển của hệ thống các Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề
GDHN cho học sinh phổ thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp GD&ĐT. Mục tiêu cụ thể đó đã được Đảng ta chỉ rõ trong văn kiện Hội nghị lần II Ban chấp hành Trung ương khóa VIII: “Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp…”[9]. Điều 30 Luật giáo dục năm 2005 đã ghi rõ: Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:
1. Trường Tiểu học
2. Trường Trung học cơ sở 3. Trường Trung học phổ thông
4. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp.
Hệ thống trung tâm KTTH-HN trong toàn cơ sở giáo dục phổ thông đã trở thành một kênh đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu bổ sung lực lượng lao động để phát triển sản xuất ở địa phương cũng như ở các ngành khoa học – kinh tế của đất nước.
1.3.6.4. Xu hướng học tập và nghề nghiệp của học sinh THCS
Đối với lứa tuổi học sinh sau THCS, phần đông còn rất mơ hồ về nghề nghiệp, lý tưởng sống. Trước sự phát triển kinh tế đất nước cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, một số ngành nghề đã và đang có thời gian chiếm vị trí cao trong xã
hội, thu hút học sinh chen chân tìm một chỗ đứng trong giảng đường như: Bưu chính viễn thông, quản trị kinh doanh, ngoại thương, tài chính, ngân hàng, hải quan…Điều đó phản ánh tâm lý học tập trong học sinh và cha mẹ các em là “thích làm thầy hơn làm thợ”, một dạng biểu hiện tâm lý nghề nghiệp trong xã hội nước ta suốt các thập kỷ qua, không thể một sớm một chiều thay đổi được, nhất là trong thời kỳ quá độ thay đổi cơ cấu kinh tế nước nhà. Chính vì thế, học sinh xem đích đến của việc học là