Thực trạng công tác quản lý chương trình hoạt động GDHN

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở tại quận tân phú thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 55)

7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2.3. Thực trạng công tác quản lý chương trình hoạt động GDHN

Công tác quản lý hoạt động GDHN, phân luồng tại quận Tân Phú được xem trọng và phát triển từ năm học 2003-2004. Các trường THCS trong quận đều thành lập Ban chỉ đạo về công tác quản lý hoạt động GDHN và phân luồng, trong đó GVCN lớp giữ vai trò nồng cốt. Hàng năm vào thời điểm cuối tháng 3, ngành giáo dục quận phối hợp cùng với Trung tâm GDKTTH-HN và Ban tư vấn HN của các trường tiến hành họp cha mẹ học sinh nhằm thông qua nội dung tư vấn và kế hoạch, chỉ tiêu, tuyển sinh của các trường THCN, Trung tâm dạy nghề và các trường nghề. Nhờ đó cha mẹ học sinh định hướng được các luồng thích hợp để các em có thể chọn

lựa đúng theo năng lực, trình độ, điều kiện … và tiếp tục con đường học tập bằng nhiều ngã rẽ khác nhau.

Việc quản lý hoạt động GDHN và phân luồng được sự đầu tư và ủng hộ của Quận ủy Tân Phú. Nghị quyết Đảng bộ quận Tân Phú lần IX đã đề ra mục tiêu “Tăng cường công tác GDHN, phân luồng cho học sinh sau khi tốt nghiệp, đẩy mạnh liên kết với các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề nhằm gắn giáo dục với đào tạo, đào tạo với sử dụng và giải quyết việc làm”. [27]

Trên thực tế, tình hình đội ngũ lao động của quận Tân Phú chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng về năng lực, trình độ tay nghề. Bên cạnh đó, do tác động của nền kinh tế thị trường, đa số nguồn lực lao động tại quận không quan tâm đến những ngành nghề đang phát triển tại quận nhà như may mặc, công nhân cơ khí, thợ thủ công, giày da, lắp ráp điện tử… Vì thế các khu chế xuất, khu công nghiệp tại địa phương tập trung đa số là dân lao động từ các tỉnh, thành trong cả nước đến học nghề và làm việc.

Nội dung công tác quản lý hoạt động GDHN học sinh THCS chia thành 3 phần chính như sau:

1. Cung cấp những kiến thức chung về hệ thống nghề nghiệp, thị trường lao động và năng lực bản thân cần thiết để học sinh xác định được sự phù hợp nghề. Công tác quản lý hoạt động GDHN gắn liền với việc tổ chức các hoạt động HN, lựa chọn nghề, hoặc định hướng về nghề nghiệp các em sau này. Vì thế, công tác tư vấn HN phải căn cứ trên các cơ sở khoa học của nó. Đối với học sinh, nhà trường phải giúp các em làm việc đó, tức là HN cho các em.

2. Sự lựa chọn nghề được coi là có cơ sở khoa học khi lực lượng làm công tác HN và người chọn nghề đảm bảo các nguyên tắc:

- Không chọn những nghề mà bản thân học sinh không yêu thích. Nếu không yêu thích công việc của nghề thì tất dễ bỏ nghề và khó có thể hình thành được lý tưởng nghề nghiệp.

- Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện tâm lý, thể chất để đáp ứng yêu cầu của nghề.

- Không chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung.

3. Biết được các hướng đi sau tốt nghiệp THCS để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi vào lao động sản xuất.

Theo điều 27 của luật Giáo dục năm 2005 quy định, học sinh sau khi tốt nghiệp THCS có thể đi vào các luồng chính như sau:

+ Vào học Trung học phổ thông + Vào học Trung học chuyên nghiệp + Vào học nghề dài hạn.

+ Vào học nghề ngắn hạn, để tham gia lao động trực tiếp.

Trong trường phổ thông hiện nay đang tiến hành công tác GDHN theo 4 tuyến song hành như sau:

1. Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản. 2. Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học kỹ thuật và lao động sản xuất. 3. GDHN qua sinh hoạt HN.

4. GDHN qua hoạt động ngoại khóa ở trong và ngoài nhà trường.

Kết quả khảo sát công tác quản lý chương trình hoạt động GDHN được thể hiện ở Bảng 2.5.

Bảng 2.5: Công tác quản lý chương trình hoạt động GDHN

Mức độ Nội dung Rất thường xuyên (%) Thường xuyên (%) Không thường xuyên (%) Không thực hiện (%) CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Tổ chức định hướng nghề cho học sinh 6.9 11.5 89.7 79.3 3.4 9.2 0 0 2 Tổ chức tư vấn nghề cho học sinh 6.9 9.2 82.8 78.2 10.3 12.6 0 0 3 Yêu cầu tổ chủ nhiệm

lập kế hoạch GDHN 3.4 3.4 72.4 54.7 24.1 37.9 0 5.7 4 Quản lý chương trình GDHN thông qua tổ chủ nhiệm 3.4 3.4 82.8 56.3 10.3 34.5 3.4 5.7 5 Quy định các loại sổ sách và có biểu mẫu cụ thể về GDHN 3.4 3.4 51.7 54 44.8 34.5 0 8

Nội dung 1: Tổ chức định hướng nghề cho học sinh

Qua khảo sát, đa số CBQL và GV đều nhận định việc tổ chức định hướng nghề cho học sinh là thường xuyên (89.7% và 79.3%), một số ít nhận định ở mức rất thường xuyên (6.9% và 11.5%). Số liệu khảo sát chứng tỏ công tác tổ chức định hướng nghề cho học sinh tại các trường THCS trong quận Tân Phú được quan tâm đúng mức. Điều này xuất phát từ thực tế: năng lực học tập của học sinh trong quận so với một số quận khác có thấp hơn; và để giải quyết số học sinh không đủ khả năng học tiếp lên bậc THPT, các trường THCS đều quan tâm thực hiện việc định hướng nghề cho học sinh cuối cấp. Hơn nữa, với sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT quận Tân Phú và sự phối hợp của TTKTTH-HN, hàng năm, TTKTTH-HN quận Tân Phú đều bố trí giáo viên của trung tâm xuống các trường để hỗ trợ thực hiện việc định hướng nghề cho học sinh (1 tiết/ tuần từ học kỳ 2).

Nội dung 2: Tổ chức tư vấn nghề cho học sinh

Đa số CBQL và GV cho rằng công tác tổ chức tư vấn nghề cho học sinh là việc làm thường xuyên (82.8% và 78.2%), một số ít nhận định ở mức rất thường xuyên (6.9% và 9.2%). Bên cạnh đó, có 10.3% CBQL và 12.6% GV đánh giá công tác tổ chức tư vấn nghề cho học sinh là không thường xuyên. Lý giải cho nhận định này, các CBQL và GV cho rằng việc tổ chức tư vấn nghề chưa thực sự được quan tâm đúng mức: hình thức tổ chức tư vấn nghề chỉ dừng lại ở một vài buổi tham quan các nhà máy, các xí nghiệp trong thời gian ngắn và thường kết hợp với các buổi tham quan du lịch. Vì vậy, hiệu quả tư vấn nghề chưa cao. Mặt khác, với thời lượng 1 tiết / tuần, các GV phụ trách công tác tư vấn không thể tư vấn có hiệu quả cho toàn bộ học sinh tại các trường.

Nội dung 3: Yêu cầu tổ chủ nhiệm lập kế hoạch hoạt động GDHN

Với nội dung trên, chỉ có 72.4% CBQL và 54.7% GV nhận định đây là việc làm thường xuyên và có đến 24.1% CBQL và 37.9% GV đánh giá ở mức không thường xuyên. Ngoài ra, có 5.7% GV đánh giá ở mức không thực hiện. Số liệu khảo sát chứng tỏ công tác lập kế hoạch hoạt động GDHN của tổ chủ nhiệm chưa được quan tâm đúng mức.

Qua trao đổi với CBQL và GVCN các lớp cuối cấp, đa số cho rằng việc lập kế hoạch hoạt động GDHN đối với tổ chủ nhiệm là không cần thiết. Tất cả GVCN vừa phải giảng dạy theo chuyên môn của mình, vừa phải kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm với nhiều hoạt động phong trào chiếm rất nhiều thời gian. Vì thế, mảng công tác GDHN thường được các GVCN khoán trắng cho GV phụ trách công tác HN của TTKTTH-HN. Về phía CBQL, việc lập kế hoạch chủ yếu dựa theo số liệu các mặt về tình hình học sinh từ cấp trên hoặc từ TTKTTH-HN cung cấp.

Nội dung 4: Quản lý chương trình hoạt động GDHN thông qua tổ chủ nhiệm

Số liệu khảo sát chứng tỏ công tác quản lý chương trình hoạt động GDHN thông qua tổ chủ nhiệm chưa được quan tâm đúng mức. Chỉ có 3.4% CBQL và GV đánh giá đây là công tác thực hiện rất thường xuyên, 82.8% CBQL và 56.3% GV đánh giá ở mức thực hiện thường xuyên. 13.7% CBQL và 42.2% GV đánh giá ở mức không thường xuyên hoặc không thực hiện.

Kết quả trên phản ánh việc quản lý chương trình hoạt động GDHN thông qua tổ chủ nhiệm còn nhiều bất cập và chưa đạt hiệu quả mong muốn. Đội ngũ CBQL và GV đều chưa nhận thức cao về hiệu quả quản lý chương trình hoạt động GDHN thông qua tổ chủ nhiệm, dẫn đến sự phối hợp trong công tác GDHN đạt hiệu quả thấp.

Nội dung 5: Quy định các loại sổ sách và có biểu mẫu cụ thể về hoạt động GDHN

Với nội dung trên, kết quả khảo sát một lần nữa cho thấy công tác quản lý hoạt động GDHN tại các trường THCS tại quận Tân Phú chưa chưa được quan tâm chỉ đạo xuyên suốt từ đầu năm học. Việc quy định các loại sổ sách, biểu mẫu cụ thể đối với hoạt động GDHN còn bỏ ngỏ, chưa được lãnh đạo các trường và đội ngũ GV quan tâm thực hiện. Qua trao đổi với đội ngũ CBQL và GV, hầu hết cho rằng hoạt động GDHN chỉ nhằm vào đối tượng học sinh có khó khăn về hoàn cảnh gia đình và khả năng tiếp thu kiến thức văn hóa mà chưa có tác dụng đối với số đông học sinh. Vì vậy, việc quy định các loại sổ sách, biểu mẫu cụ thể đối với hoạt động GDHN là chưa cần thiết.

Biểu đồ 2.2 dưới đây phản ánh đánh giá của CBQL và GV qua từng nội dung về công tác quản lý chương trình hoạt động GDHN. Biểu đồ cho thấy có sự khác biệt trong nhận thức, đánh giá của hai nhóm tham gia khảo sát. Tuy nhiên, cả hai nhóm đều có mức độ đánh giá tương đương nhau đối với nội dung quy định các loại sổ sách, biểu mẫu cụ thể trong công tác GDHN. Điều này phản ánh phần nào tâm lý chán nản của đội ngũ CBQL và GV đối với những quy định liên quan đến hồ sơ sổ sách, vốn đã quá nặng nề trong nhà trường hiện nay.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5

Biểu đồ 2.2: Công tác quản lý chương trình hoạt động GDHN (Mức độ thường xuyên)

CBQL GVCN

Kết quả khảo sát về thực trạng công tác quản lý chương trình hoạt động GDHN cho thấy những mặt ưu điểm và hạn chế sau:

* Ưu điểm:

Nội dung, hình thức GDHN cho học sinh phổ thông ngày càng phong phú và đa dạng, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nguyên lý giáo dục và mục tiêu giáo dục phổ thông.

Văn hóa, khoa học, xã hội được ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng và người dân an tâm với các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục, nhất là hoạt động hướng nghiệp - dạy nghề đã kích thích sự phát triển kinh tế xã hội trong địa bàn của quận. Mặt bằng dân trí ngày càng được nâng cao, góp phần hoàn thiện công tác phổ cập THPT.

* Hạn chế:

Hoạt động lao động sản xuất ngày càng bị thu hẹp lại. Nhiều trường phổ thông đã không còn duy trì lao động sản xuất trong các hoạt động của nhà trường nên hoạt động GDHN không được gắn với lao động sản xuất. Mặt khác, thời gian thực nghiệm, kiểm nghiệm lý thuyết không có; đồ dụng dạy học phục vụ công tác GDHN chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức; học sinh và giáo viên có tâm lý ngại vận dụng lý thuyết vào các hoạt động thực tiễn, chỉ tập trung vào học văn hóa đơn thuần.

Chất lượng, hiệu quả của hoạt động GDHN và dạy nghề ở bậc phổ thông nhìn chung chưa phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hàng năm số lượng học sinh quận Tân Phú vào các trường nghề vẫn còn thấp, trung bình hàng năm từ 7-10% tổng số học sinh tốt nghiệp THCS.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở tại quận tân phú thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)