Thực trạng công tác quản lý kế hoạch hoạt động GDHN

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở tại quận tân phú thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 61)

7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2.4. Thực trạng công tác quản lý kế hoạch hoạt động GDHN

Quản lý kế hoạch GDHN tại trường THCS đòi hỏi sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường mới đem lại hiệu quả. Thực trạng công tác quản lý kế hoạch GDHN tại quận Tân Phú được thể hiện ở Bảng 2.6.

Bảng 2.6: Công tác quản lý kế hoạch hoạt động GDHN

Mức độ Nội dung Rất thường xuyên (%) Thường xuyên (%) Không thường xuyên (%) Không thực hiện (%) CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Lập mẫu kế hoạch hoạt

động GDHN thống nhất 3.4 9.2 55.2 69.0 37.9 16.1 3.4 5.7 2 Chỉ đạo tổ chủ nhiệm

thống nhất về nhiệm vụ, nội dung định hướng và tư vấn nghề cho học sinh

6.9 4.6 82.8 81.6 10.3 10.3 0.0 2.3

3 Yêu cầu tổ chủ nhiệm lập

kế hoạch GDHN 3.4 2.3 82.8 58.6 13.8 33.3 0.0 5.7 4 Yêu cầu kế hoạch GDHN

phải thể hiện và thống nhất với quan điểm và kế hoạch của nhà trường

3.4 5.7 79.3 69.0 17.2 20.7 0.0 4.6

Việc lập mẫu kế hoạch hoạt động GDHN thống nhất ở các trường THCS trên địa bàn quận Tân Phú thực hiện ở mức độ trung bình. Qua khảo sát, có đến 41.3% CBQL và 16.1% GV đánh giá ở mức thực hiện không thường xuyên; có 3.4% CBQL và 5.7% GV đánh giá ở mức không thực hiện. Giải thích điều này, các CBQL cho rằng tình hình thực tế tại các trường có khác nhau. Vì thế, tùy vào điều kiện hiện có, mỗi trường xây dựng kế hoạch GDHN khác nhau và thường được lồng vào kế hoạch năm học. Mặt khác, trong thực tế, ban giám hiệu các trường phần lớn quan tâm đến các chỉ tiêu về học lực, hạnh kiểm, duy trì sĩ số, tỷ lệ học sinh lên lớp, hiệu suất đào tạo v..v… mà chưa chú trọng đến việc xây dựng các chỉ tiêu về công tác GDHN. Từ đó, công tác lập mẫu kế hoạch GDHN thống nhất còn nhiều hạn chế.

Nội dung 2: Chỉ đạo tổ chủ nhiệm thống nhất về nhiệm vụ, nội dung định hướng và tư vấn nghề cho học sinh

Đối với công tác chỉ đạo tổ chủ nhiệm thống nhất về nhiệm vụ, nội dung định hướng và tư vấn nghề cho học sinh, số liệu khảo sát chứng tỏ công tác này được thực hiện khá tốt. Có 89.7% CBQL và 86.2% GV đánh giá ở mức thực hiện thường xuyên và rất thường xuyên. Đây là kết quả của việc nắm vững đặc điểm của học sinh cấp THCS trên địa bàn quận và sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp quản lý trong việc định hướng nghề và tư vấn nghề cho học sinh.

Nội dung 3: Yêu cầu tổ chủ nhiệm lập kế hoạch hoạt động GDHN

Số liệu khảo sát cho thấy có sự phân hóa giữa hai nhóm tham gia khảo sát. Có 86.2% CBQL đánh giá ở mức rất thường xuyên và thường xuyên, trong khi chỉ có 60.9% GV đánh giá ở mức này. Ở mức độ đánh giá không thường xuyên, số liệu khảo sát là 13.8% đối với CBQL và 33.3% đối với GV.

Qua trao đổi, tham khảo ý kiến các nhóm tham gia khảo sát, các CBQL cho rằng việc yêu cầu tổ chủ nhiệm lập kế hoạch hoạt động GDHN được Ban giám hiệu các trường quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, về phía GVCN, do đồng thời phải thực hiện công tác chuyên môn và công tác chủ nhiệm nên việc lập kế hoạch hoạt động GDHN chưa được đội ngũ GVCN quan tâm thực hiện đúng mức và thường hay bỏ sót. Ngoài ra, GVCN còn có tâm lý bàn giao công tác lập kế hoạch GDHN cho GV phụ trách mảng GDHN của TTKHTH-HN.

Nội dung 4: Yêu cầu kế hoạch hoạt động GDHN phải thể hiện và thống nhất với quan điểm và kế hoạch của nhà trường

Với nội dung 4, số liệu khảo sát cho thấy việc lập kế hoạch hoạt động GDHN chưa thể hiện quan điểm và thống nhất với kế hoạch của nhà trường. Có 25.3% GV đánh giá ở mức không thường xuyên và không thực hiện, trong khi con số này ở nhóm CBQL là 17.2%.

Qua trao đổi với GVCN, phần lớn cho rằng kế hoạch của nhà trường chưa bám sát thực tế về hoàn cảnh gia đình và năng lực của học sinh. Trái lại, đội ngũ GVCN có nhiều điều kiện để nắm bắt đối tượng giáo dục của mình nhiều hơn. Vì thế, luôn tồn tại sự không thống nhất trong kế hoạch hoạt động GDHN của nhà trường và tổ chủ nhiệm.

Tình hình trên phản ánh sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các bộ phận khi xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN tại các trường. Kế hoạch được xây dựng mang tính áp đặt, thể hiện mong muốn chủ quan của nhà quản lý mà chưa tính đến hoàn cảnh thực tế của học sinh và khả năng thực hiện của đội ngũ những người thực hiện.

Biểu đồ 2.3 dưới đây phản ánh kết quả khảo sát về công tác quản lý kế hoạch hoạt động GDHN tại các trường THCS trên địa bàn quận Tân Phú. Qua đó, công tác quản lý kế hoạch hoạt động GDHN còn nhiều bất cập, sự phối hợp xây dựng và triển khai kế hoạch giữa CBQL và đội ngũ GV tại mội vài đơn vị chưa được thực hiện tốt. Đối với CBQL, công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN được quan tâm hàng đầu, các nội dung liên quan đến việc xây dựng kế hoạch, lập biểu mẫu … chiếm vị trí thứ yếu.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4

Biểu đồ 2.3: Công tác quản lý kế hoạch hoạt động GDHN (Mức độ thường xuyên)

CBQL GVCN

2.2.5. Thực trạng công tác quản lý việc định hướng nghề

Đối với học sinh THCS, thông qua qua các hoạt động dạy học nghề phổ thông hoặc các chương trình tham quan học tập thực tế tại các cơ sở sản xuất, nhà quản lý hoạt động GDHN thực hiện công tác định hướng nghề và tư vấn nghề cho học sinh. Công tác định hướng nghề nhằm giáo dục học sinh thái độ lao động, tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề và qua đó tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất.

Kết quả khảo sát thực trạng công tác định hướng nghề tại quận Tân Phú được phản ánh trong Bảng 2.7.

Bảng 2.7: Quản lý việc định hướng nghề Mức độ Nội dung Rất thường xuyên (%) Thường xuyên (%) Không thường xuyên (%) Không thực hiện (%) CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Tổ chức cho học sinh tìm hiểu

một số nghề cơ bản phổ biến của địa phương, xã hội và xu thế phát triển của các ngành nghề

3.4 11.5 86.2 67.8 10.3 20.7 0.0 0.0

2 Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề cơ bản phổ biến của địa phương, xã hội và xu thế phát triển của các ngành nghề

6.9 10.3 79.3 55.2 10.3 31.0 3.4 3.4

3 Tổ chức cho học sinh tìm hiểu những yêu cầu tâm sinh lý của các ngành nghề đặt ra cho người lao động

3.4 4.6 86.2 65.5 10.3 23.0 0.0 6.9

Nội dung 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu một số nghề cơ bản phổ biến của địa phương, xã hội và xu thế phát triển của các ngành nghề

Công tác tổ chức cho học sinh tìm hiểu một số nghề cơ bản phổ biến của địa phương, xã hội và xu thế phát triển của các ngành nghề tại quận Tân Phú được thực hiện khá tốt. Qua khảo sát, phần lớn CBQL đều nhận định đây là công tác thường xuyên được quan tâm thực hiện (86.2%). Trong thực tế, hàng năm các trường trong quận đều tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu một số ngành nghề tại địa phương. Công tác này được đưa vào kế hoạch hàng năm và có chỉ tiêu thực hiện đầy đủ.

Đối với đội ngũ GV, tỷ lệ đánh giá ở mức rất thường xuyên là 11.5% và ở mức thường xuyên là 67.8%. Số liệu khảo sát cho thấy, tuy đánh giá công tác tổ chức cho học sinh tham quan tìm hiểu thực tế là thường xuyên, song vẫn có một số GV chưa tích cực tham gia hoạt động này (20.7% GV cho rằng không thường xuyên). Qua trao đổi, GV cho rằng hoạt động tham quan thực tế mất thời gian, công sức và ảnh hưởng đến giờ học chính khóa của học sinh. Hơn nữa, các hoạt động này thường được kết hợp với tham quan du lịch nên hiệu quả còn thấp.

Nội dung 2: Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề cơ bản, phổ biến của địa phương, xã hội và xu thế phát triển của các ngành nghề

Đối với công tác tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề cơ bản, số liệu khảo sát cho thấy công tác này được quan tâm chỉ đạo khá tốt. 79.3% CBQL đánh giá ở mức thường xuyên và 6.9% đánh giá ở mức rất thường xuyên. Điều này cho thấy nhận thức của CBQL trong việc tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề cơ bản, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành là khá tốt.

Đối với GV, tỷ lệ đánh giá thấp hơn (10.3% ở mức rất thường xuyên và 55.2% ở mức thường xuyên), thậm chí có đến 31% GV đánh giá ở mức không thường xuyên. Giải thích điều này, phần lớn GV cho rằng ở lứa tuổi học sinh THCS, việc thực tập làm quen với một số ngành nghề là chưa phù hợp, các em chưa được trang bị một số kỹ năng cần thiết để tham gia lao động. Mặt khác, công tác này ít được sự ủng hộ từ phía phụ huynh học sinh.

Nội dung 3: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu những yêu cầu tâm sinh lý của các ngành nghề đặt ra cho người lao động

Đối với công tác tổ chức cho học sinh tìm hiểu những yêu cầu tâm sinh lý của các ngành nghề đặt ra cho người lao động, số liệu khảo sát một lần nữa cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm khảo sát. Có 86.2% CBQL đánh giá ở mức thường xuyên trong khi chỉ có 65.5% GV đánh giá ở mức này. Ở mức độ đánh giá không thường xuyên, số liệu khảo sát là 10.3% CBQL và 23% GV. Ngoài ra, có 23% GV đánh giá ở mức không thường xuyên và 6.9% ở mức không thực hiện.

Số liệu khảo sát trên chứng tỏ việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu những yêu cầu tâm sinh lý của các ngành nghề tuy được quan tâm chỉ đạo nhưng chưa được đội ngũ GV thực hiện tốt.

Biểu đồ 2.4 dưới đây phản ánh thực trạng công tác quản lý việc định hướng nghề tại các trường THCS trên địa bàn quận Tân Phú. Biểu đồ cho thấy công tác quản lý việc định hướng nghề tuy được quan tâm chỉ đạo từ phía CBQL nhưng trong đội ngũ thực hiện, nhận thức về vấn đề này còn hạn chế.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3

Biểu đồ 2.4: Công tác quản lý việc định hướng nghề (Mức độ thường xuyên)

CBQL GVCN

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở tại quận tân phú thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)