Thực trạng công tác quản lý việc tư vấn nghề

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở tại quận tân phú thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 65)

7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2.6. Thực trạng công tác quản lý việc tư vấn nghề

Công tác tư vấn nghề nhằm đưa ra lời khuyên dựa trên năng lực thể chất, trí tuệ của học sinh và trên cơ sở đối chiếu với những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động; giúp học sinh có lựa chọn nghề phù hợp, tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực, trau dồi lý tưởng nghề nghiệp, có khả năng tạo nên năng suất, chất lượng sản phẩm và sự thành đạt trong nghề.

Số liệu khảo sát về thực trạng công tác quản lý việc tư vấn nghề được thể hiện trong Bảng 2.8.

Bảng 2.8: Quản lý việc tư vấn nghề Mức độ Nội dung Rất thường xuyên (%) Thường xuyên (%) Không thường xuyên (%) Không thực hiện (%) CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Tổ chức tìm hiểu năng khiếu,

khuynh hướng nghề nghiệp

của từng học sinh 6.9 5.7 82.8 70.1 10.3 21.8 0.0 2.3 2 Tổ chức hướng dẫn học sinh

biết cách tự đánh giá năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình để lựa chọn con đường học tập phù hợp nhất

6.9 9.2 82.8 72.4 10.3 16.1 0.0 20. 3 3 Tư vấn thông tin 6.9 5.7 82.8 81.6 10.3 12.6 0.0 0.0 4 Tư vấn hiệu chỉnh 3.4 4.6 65.5 70.1 31.0 24.1 0.0 1.1

Nội dung 1: Tổ chức tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh

Phần lớn CBQL đánh giá việc chức tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh là công tác rất thường xuyên (6.9%) và thường xuyên (82.8%). Qua đó chứng tỏ đội ngũ CBQL có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Đối với GV, số liệu khảo sát cho thấy nhận thức của đội ngũ GV có phần thấp hơn: 5.7% đánh giá ở mức rất thường xuyên và 70.1% ở mức thường xuyên. Nhìn chung, số liệu phản ánh công tác tổ chức tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh được thực hiện khá tốt. Tìm hiểu nguyên nhân của thành công trên, CBQL và GV cho biết đây là một trong những hoạt động được thực hiện trong tiết GDHN và do GV của TTKTTH-HN phụ trách. Qua các hoạt động tổ chức tại lớp, học sinh tìm hiểu năng lực bản thân và được tư vấn khuynh hướng nghề nghiệp phù hợp.

Nội dung 2: Tổ chức, hướng dẫn học sinh biết cách tự đánh giá năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình để lựa chọn con đường học tập phù hợp nhất

Đối với học sinh cuối cấp THCS, việc tổ chức, hướng dẫn học sinh biết cách tự đánh giá năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình để lựa chọn con đường học tập phù hợp nhất là việc làm quan trọng. Qua đó, học sinh đánh giá được năng lực bản thân và điều kiện gia đình để lựa chọn cho mình con đường học tập phù hợp nhất. Đây là công tác được CBQL các trường THCS tại quận Tân Phú quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt, xuất phát từ thực tế năng lực học tập của học sinh quận nhà còn hạn chế và điều kiện học tiếp lên bậc THPT còn nhiều khó khăn. Số liệu khảo sát phản ánh: 6.9% CBQL đánh giá ở mức rất thường xuyên và 82.8% đánh giá ở mức thường xuyên.

Trong khi đó, số liệu khảo sát ở nhóm GV lại cho kết quả thấp hơn: 9.2% GV đánh giá ở mức rất thường xuyên và 72.4% đánh giá ở mức thường xuyên. Cá biệt, có tới 20.3% GV đánh giá ở mức không thực hiện. Qua trao đổi với GV, phần lớn cho rằng việc tổ chức, hướng dẫn học sinh biết cách tự đánh giá năng lực bản thân và hoàn cảnh gia đình để lựa chọn con đường học tập phù hợp là việc làm quan trọng và cần thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được chưa cao vì còn phụ thuộc vào ý muốn và quyết định của cha mẹ các em. Hơn nữa, tâm lý xem trọng bằng cấp trong xã hội vẫn còn nặng nề và tác động trực tiếp vào việc quyết định hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.

Nội dung 3: Tư vấn thông tin

Trong công tác quản lý tư vấn thông tin, phần lớn CBQL và GV đều cho rằng đây là công tác được thực hiện rất thường xuyên (6%) và thường xuyên (81.9%). Điều này cho thấy công tác tư vấn thông tin cho học sinh được thực hiện khá tốt.

Công tác tư vấn thông tin là hình thức tác động HN thông qua sự góp ý và lời khuyên của những người phụ trách công tác GDHN đối với việc lựa chọn nghề. Qua khảo sát, hiện nay đa số các trường THCS tại quận Tân Phú đều có thành lập những Ban tư vấn HN. Trong nhiều trường hợp, người làm công tác tư vấn đặt mối liên hệ mật thiết với gia đình để cùng phối hợp tác động tới học sinh, làm cho những lời khuyên chọn nghề có “trọng lượng” hơn.

Nội dung 4: Tư vấn hiệu chỉnh

Đối với công tác tư vấn hiệu chỉnh, số liệu khảo sát cho thấy công tác này được thực hiện ở mức độ trung bình – khá. Có 4.3% CBQL và GV đánh giá ở mức thực hiện rất thường xuyên và chỉ có 69% ở mức thường xuyên. Cá biệt, có đến 25.9% cho rằng công tác này được thực hiện không thường xuyên.

Qua trao đổi với CBQL và GV, phần lớn cho rằng công tác tư vấn hiệu chỉnh chưa được quan tâm thực hiện tốt xuyên suốt năm học. Trong công tác tư vấn cho học sinh, phần lớn GV và người tư vấn chỉ dừng lại ở việc điều tra nắm số liệu, còn việc tư vấn hiệu chỉnh thường chỉ được quan tâm vào thời điểm cuối năm học, khi học sinh chuẩn bị làm hồ sơ đăng ký dự thi vào lớp 10.

Biểu đồ 2.5 dưới đây phản ánh thực trạng công tác quản lý việc tư vấn nghề tại các trường THCS trên địa bàn quận Tân Phú. Biểu đồ cho thấy công tác quản lý việc tư vấn nghề, bao gồm việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp để từ đó biết cách tự đánh giá năng lực, điều kiện hoàn cảnh gia đình và có sự lựa chọn nghề tương lai được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, công tác tư vấn hiệu chỉnh thực hiện chưa tốt và chưa thường xuyên.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4

Biểu đồ 2.5: Công tác quản lý việc tư vấn nghề (Đánh giá mức độ thường xuyên)

CBQL GVCN

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở tại quận tân phú thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)