Nhúm nhõn tố thuộc về kinh tế khụng thuận lợ

Một phần của tài liệu Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 28)

Ảnh hưởng không thuận lợi của những nhân tố thuộc về kinh tế làm gia tăng nghốo đói và khó khăn đối với XĐGN bao gồm: Quy mô của nền kinh tế nhỏ bé, cơ cấu kinh tế lạc hậu, tốc độ tăng trưởng chậm, thu nhập của dân cư thấp, khả năng huy động nguồn lực vật chất cho XĐGN khó khăn, thị trường bị bó hẹp...; ưu tiên đầu tư nhiều vào vùng động lực phát triển kinh tế sẽ làm giảm nguồn lực cho đầu tư các vùng nghèo, hỗ trợ người nghèo, phõn hoỏ giàu - nghốo sẽ tăng.

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng tạo điều kiện tiền đề để người nghèo có cơ hội vươn lên nhờ hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế mang lại. Mặt khác nhờ quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Nhà nước tăng các nguồn thu và tích lũy tạo sức mạnh vật chất

23

để thực hiện tốt hơn công tác XĐGN. Vỡ vậy, quy mô nền kinh tế lớn và tăng trưởng kinh tế cao, bền vững là điều kiện quan trọng nhất để thực hiện XĐGN. Ngược lại nếu quy mụ nền kinh tế nhỏ, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm thỡ khả năng tăng tích lũy cho phỏt triển sẽ gặp trở ngại, nguồn lực dành cho XĐGN sẽ khó khăn. Bên cạnh đó với lực lượng sản xuất ở trỡnh độ thấp, cơ cấu kinh tế chậm tiến bộ, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với trỡnh độ canh tác lạc hậu; cơ cấu sản xuất trong nội bộ các ngành kinh tế chậm đổi mới, hàm lượng khoa học - kỹ thuật trong sản phẩm thấp thỡ tỷ trọng giá trị gia tăng của sản phẩm sẽ nhỏ, khó cạnh tranh thị trường thỡ thu nhập của người lao động giảm, khả năng thoỏt nghốo là rất thấp.

- Khả năng huy động nguồn lực vật chất, tài chính là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại khi thực hiện các mục tiêu XĐGN. Để thực hiện các mục tiêu XĐGN trên quy mô diện rộng và đạt được kết quả nhanh thỡ Nhà nước và bản thân các hộ nghèo đều phải có nguồn lực. Nhà nước có nguồn lực đủ mạnh để hỡnh thành và thực hiện cỏc chương trỡnh hỗ trợ như: Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xó nghốo, vựng nghốo; hỗ trợ cho các doanh nghiệp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH tạo nhiều việc làm cho người lao động; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo về đời sống khi gặp rủi ro, thiên tai và hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chương trỡnh khuyến nụng, đào tạo... Nguồn lực của Nhà nước phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ tích lũy và chính sách chi tiêu của chính phủ, khả năng vay nợ của nước ngoài...

Về phía hộ gia đỡnh nghốo, để phấn đấu thoát nghèo, họ cũng cần có nguồn lực để tự mỡnh phấn đấu vươn lên. Nguồn lực họ có thể có được là từ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng dân cư, vốn vay tín dụng và khả năng tích lũy của bản thân. Nhưng khả năng về tớch luỹ và vay tớn dụng đối với người nghốo là khó khăn.

- Vấn đề thị trường cũng là một trong những nhân tố tác động đến nghốo đói và XĐGN theo hai hướng thuận lợi và khó khăn.

24

Thứ nhất, thị trường phát triển không đầy đủ, đặc biệt thị trường yếu ớt hoặc không có thị trường. Những vùng, hộ gia đỡnh rơi vào trường hợp này, thỡ đồng nghĩa với việc vùng, hộ gia đỡnh đó gần như bị gạt ra khỏi vũng quay tiến trỡnh phỏt triển. Điều này cũng đồng nghĩa với việc vùng và hộ gia đỡnh đó khó thoát khỏi nghèo đói. Đây là vấn đề nan giải đối với vùng nghèo ở các khu vực miền núi, xa xôi hẻo lánh.

Thứ hai, là thị trường tương đối phỏt triển: không chỉ tạo cơ hội cho các vùng và cá nhân có điều kiện phát triển mà cũn cú ý nghĩa đặc biệt đối với vùng nghèo và hộ nghèo vươn lên. Đó là khi thị trường phát triển cá nhân, hộ gia đỡnh, vựng tiếp cận đầy đủ hơn đến các nguồn lực phát triển trong xó hội. Bởi trong kinh tế thị trường, người ta buộc phải tính toán bằng giá trị và tính đủ giá trị cho mọi kết quả lao động, do đó lợi ích được chú trọng, trước hết là lợi ích cá nhân. Cạnh tranh cũng thường xuyên đặt con người vào thử thách năng lực nghề nghiệp, buộc con người phải tự khẳng định, phải thường xuyên tự đổi mới, phát triển.

Tuy nhiờn, mặt trái của kinh tế thị trường là do chạy theo lợi nhuận vỡ lợi ớch cỏ nhõn, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá đó làm cho tỡnh trạng nghốo đói của một bộ phận dân cư không được chú ý giải quyết triệt để, dẫn đến phân hóa giàu-nghốo càng thờm sõu sắc, dễ xảy ra xung đột giai cấp, xung đột xó hội.

Trong thực tế thỡ người nghèo, vùng nghèo là những người luôn bị thua thiệt trong cạnh tranh về sản xuất, kinh doanh. Họ không có điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi do thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu vốn, xa trung tâm kinh tế nên giá thành sản phẩm cao. Mặt khác họ là những người thiếu kinh nghiệm làm ăn, ít hiểu biết, tay nghề thấp, không có sức khỏe v.v... năng suất lao động thấp, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, nguy cơ tụt hậu của họ so với xó hội càng trầm trọng hơn. Đũi hỏi Nhà nước phải có giải pháp hỗ trợ họ khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường là một yêu cầu trong XĐGN.

Một phần của tài liệu Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 28)