Quỏ trỡnh triển khai thực hiện xoá đói giảm nghèo ở tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 68)

II. Chênh lệch về chỉ tiêu cho đời sống

2.2.2.1. Quỏ trỡnh triển khai thực hiện xoá đói giảm nghèo ở tỉnh

Hoạt động XĐGN ở tỉnh được thực hiện qua ba vấn đề chớnh là: Tổ chức quán triệt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước của các cấp chính quyền, ban hành chủ trương, cơ chế, chính sách của địa phương; tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện, vận động tuyên truyền; triển khai thực hiện các nhóm dự án, chính sách XĐGN cụ thể.

61

Thỏng 7/1989, tỉnh Quảng Trị tỏch ra từ tỉnh Bỡnh Trị Thiờn để lập tỉnh mới. Ngay từ khi lập lại tỉnh, tỡnh trạng nghốo đói của dân cư trong tỉnh là rất trầm trọng; trong đó, vùng miền núi và ven biển là rất gay gắt. Ở vùng núi, nghèo đói cũn gắn liền với tỡnh trạng du canh, du cư của đồng bào DTTS diễn ra rất phổ biến.

Quán triệt và triển khai thực hiện nhiệm vụ ĐCĐC theo nghị quyết 22/TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị và Quyết định số: 72-HĐBT ngày 13/3/1989 của Hội Đồng Bộ Trưởng, Thường vụ Tỉnh uỷ khoá XI đó cú chỉ thị số 13-CT/TV ngày 09/8/1990 về một số nhiệm vụ cấp bỏch phỏt triển KT- XH miền núi; với nội dung chính là: ổn định định canh, định cư cho đồng bào DTTS, đẩy mạnh phát triển KT-XH gắn với thực hiện XĐGN ở vùng miền núi. Trên cơ sở đó, các cấp chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong tỉnh bắt đầu cuộc vận động nhân dân định canh, định cư, XĐGN. Trước hết là kiện toàn bộ máy tổ chức và các bộ phận chuyên môn quản lý ĐCĐC cấp tỉnh và các huyện miền núi. Lúc đầu, thí điểm tiếp cận với những hộ nghèo, thực hiện các dự án nhỏ cho các hộ gia đỡnh nghốo vay vốn, xõy dựng mụ hỡnh điểm, tổ chức tập huấn, đi tham quan cho các cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến xó; điều tra mức sống dân cư để xác định tỷ lệ nghèo đói và xây dựng các dự án XĐGN. Từ năm 1992-1993 trở đi công tác ĐCĐC ở Quảng Trị chuyển hướng thực hiện theo các chương trỡnh, dự ỏn, hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất trực tiếp đến các hộ gia đỡnh, xõy dựng cơ sở hạ tầng đến tận thôn bản; chuyển đổi cơ cấu cõy trồng, vật nuụi theo hướng sản xuất hàng hoá và bước đầu đạt được kết quả tốt. Đối tượng định canh, định cư ở Quảng Trị chỉ tập trung ở miền núi. Năm 1991, toàn vùng có 395 thôn, bản với 21.808 hộ, thỡ đồng bào các DTTS thuộc đối tượng ĐCĐC là 9.589 hộ (chiếm 43,09% tổng số hộ) cư trú tại 243 thôn, bản; số nhân khẩu thuộc đối tượng vận động định canh, định cư là 52.739 người (dân tộc Vân Kiều: 41.987 người; Pacô 10.725 người) [41]. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ định canh, định cư ở vùng miền núi của tỉnh trong những năm 1990 - 1995 đạt được kết quả tốt, đó tạo nờn những tiền đề quan trọng và là bước khởi đầu cho việc triển khai thực hiện chương trỡnh

62

XĐGN một cách toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh.

Từ năm 1996 công tác XĐGN trên địa bàn toàn tỉnh không cũn là những phong trào vận động riêng lẻ nữa mà đó được tổ chức thực hiện theo một chương trỡnh độc lập, với những nội dung, giải pháp, cơ chế cụ thể, chặt chẽ từ tỉnh đến cơ sở. Nhiệm vụ định canh, định cư cho đồng bào DTTS sau này chỉ cũn là một trong những nhiệm vụ của chương trỡnh mục tiờu XĐGN. Nghị quyết HĐND tỉnh khoá III, kỳ họp thứ 5 (1996) đó thụng qua mục tiờu đến năm 2000 " cơ bản xoá được hộ đói, giảm cũn nhiều nhất là 15% hộ nghốo". UBND tỉnh đó ban hành chương trỡnh mục tiờu XĐGN của tỉnh Quảng Trị giaiđoạn 1996 - 2000 với mục tiờu cụ thể:

+ Đối với các hộ gia đỡnh chớnh sỏch, cỏc địa phương là đơn vị anh hùng, phấn đấu đến 27/7/1997 cơ bản không cũn hộ đói, để đến 27/7/1998 giảm được 80% số hộ quá nghèo và vào năm 2000 không cũn hộ quỏ nghốo.

+ Đối với các hộ nghèo đói khác: Phấn đấu đến năm 1998 giảm được 40 % số hộ đói ở vùng miền núi, ven biển; 60% số hộ đói ở vùng đồng bằng; 80% số hộ đói ở đô thị; tỷ lệ hộ nghèo ở vùng miền núi, ven biển cũn khoảng 30%; đồng bằng cũn 22% để tiếp tục phấn đấu đến năm 2000 toàn tỉnh cũn 15% số hộ nghốo, khụng cũn hộ đói.

Để tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế và XĐGN ở những vùng khó khăn có tỷ lệ nghèo đói cao là vùng miền núi và ven biển, Tỉnh uỷ đó cú nghị quyết chuyờn đề số 01 (năm 1996) về phát triển KT-XH miền nỳi và số 02 (1996) về phỏt triển KT-XH vựng ven biển.

Trên cơ sở Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và nội dung chương trỡnh mục tiờu XĐGN giai đoạn 1996 - 2000, các ngành chức năng, các địa phương đó tiến hành xõy dựng chương trỡnh, kế hoạch thực hiện cụ thể của mỡnh và được nhân dân đồng tỡnh hưởng ứng. Năm 1998 " chương trỡnh mục tiờu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998 - 2000" và sau đó là chương trỡnh 135 ra đời. Chương trỡnh bao gồm cả cụng tỏc định canh, định cư và hỗ trợ đồng bào DTTS ĐBKK nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ

63

trợ người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, XĐGN. Năm 1999, chương trỡnh 135 đầu tư cho 18 xó và năm 2001 mở rộng thành 36 xó cho cỏc huyện miền nỳi: Hướng Hoá, ĐaKrông và một số xó miền nỳi của huyện Gio Linh, Vĩnh Linh. Chương trỡnh này được thực hiện trên địa bàn khá rộng, địa hỡnh phức tạp, tập trung cho những cụng trỡnh thiết yếu, số lượng danh mục công trỡnh nhiều, quy mụ nhỏ. Nhưng nhờ có sự chỉ đạo tập trung thống nhất từ TW, cơ chế quản lý cụ thể, rừ ràng, chặt chẽ, cựng với sự quan tõm chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện tốt của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương; sự hưởng ứng nhiệt tỡnh của nhõn dõn; kết hợp với những kinh nghiệm thực hiện các dự án đó làm trước đó, cùng với việc thực hiện phương thức đầu tư có sự tham gia của người dân trong xây dựng và thực hiện kế hoạch, kết quả thực hiện chương trỡnh 135 ở địa phương Quảng Trị được đánh giá là một trong những chương trỡnh thực hiện tốt nhất, là mụ hỡnh để chỉđạo các chương trỡnh, dự ỏn đầu tư khác tham gia thực hiện các mục tiêu XĐGN.

Tiếp tục phát huy thành quả của giai đoạn 1996 - 2000; chương trỡnh XĐGN giai đoạn 2001 - 2005 được tổ chức chặt chẽ hơn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh (năm 2001) tiếp tục khẳng định: " Nâng cao chất lượng đời sống văn hoá, giải quyết tốt việc làm, XĐGN, tạo sự chuyển biến rừ rệt trong đời sống nhân dân, nhất là những vùng khó khăn; mỗi năm phấn đấu giảm 2,5% tỷ lệ hộ nghốo" [18]. Tiếp đó, nghị quyết HĐND tỉnh khoá IV đó nhất trớ thụng qua Chương trỡnh và cỏc đề án lớn về XĐGN của tỉnh như sau:

- Chương trỡnh XĐGN của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005; với mục tiêu phấn đấu đến năm 2005: giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 24,45% xuống cũn dưới 12%; cơ bản các xó nghốo cú đủ các công trỡnh hạ tầng thiết yếu; cú ớt nhất 75% hộ nghốo được tiếp cận với các dịch vụ xó hội cơ bản.

- Đề án hỗ trợ nhà ở cho đồng bào DTTS giai đoạn 2003 - 2008, với mục tiêu là phấn đấu để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho toàn bộ các gia đỡnh đồng bào DTTS hiện đang gặp khó khăn phải ở nhà tạm bợ hoặc không có nhà ở mà

64

không có khả năng tự làm nhà ở với số lượng Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng là 4.680 nhà, định mức tối thiểu 12 triệu đồng/nhà, trong đó ngân sách hỗ trợ 8 triệu/nhà, phần cũn lại huy động cộng đồng và bản thân các hộ nghèo.

Tỉnh cũng thông qua đề án hỗ trợ xoá nhà ở dột nát, tạm bợ cho các hộ nghèo khác giai đoạn 2005 - 2010 do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phát động bằng nguồn vốn xó hội hoỏ là chủ yếu.

Trên cơ sở chủ trương, chính sách hỗ trợ và chương trỡnh của tỉnh, cỏc huyện, thị đó xõy dựng chương trỡnh XĐGN giai đoạn 2001-2005 và được các Đảng bộ, Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.

Một phần của tài liệu Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 68)