Một số kinh nghiệm của Việt Nam về xoỏ đói giảm nghốo

Một phần của tài liệu Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 37)

Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng: “Những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực XĐGN là một trong những câu chuyện thành công nhất trong quỏ trỡnh phỏt triển” [4, tr.11]. Phong trào XĐGN ở Việt Nam được bắt đầu khởi xướng ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 1991. Từ năm 1992, XĐGN đó trở thành phong trào ở tất cả cỏc tỉnh, thành phố. Đến cuối năm 1997, tổng nguồn lực huy động của các cấp, các ngành cho XĐGN lờn tới 3 nghỡn tỷ đồng. Nhiều mô hỡnh XĐGN thành công đó xuất hiện và được nhân rộng. Đến năm 1998 XĐGN chính thức trở thành chương trỡnh mục tiờu quốc gia. Qua hơn 13 năm thực hiện, chương trỡnh XĐGN đó đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt là từ năm 1998 đến nay, ngoài cơ chế chính sách và nguồn lực đầu tư trực tiếp của Nhà nước, sự hỗ trợ của cộng đồng, các địa phương, các ngành đó cú nhiều sỏng kiến thiết thực, gúp phần giải quyết được những nhu cầu bức xúc nhất định của hộ nghốo, xó nghốo, thực hiện mục tiờu XĐGN đạt hiệu quả và bền vững. Bước đầu hỡnh thành một số mụ hỡnh XĐGN hộ gia đỡnh, thụn, bản, xó, huyện cú hiệu quả như sau:

+ Mụ hỡnh phỏt triển cộng đồng gắn với XĐGN với nội dung tăng cường thể chế và tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo được tham gia vào tiến trỡnh thực hiện kế hoạch XĐGN của thôn, xó.

32

với tổ, nhóm hỗ trợ về hướng dẫn cách làm ăn, tín dụng tiết kiệm.

+ Mụ hỡnh hỗ trợ thanh niờn nụng thôn XĐGN và đó hỡnh thành phong trào thanh niờn lập nghiệp, mụ hỡnh trang trại trẻ, doanh nghiệp trẻ, thanh niờn tỡnh nguyện đến vùng sâu, vùng xa v.v.. và rất nhiều mô hỡnh hiệu quả khỏc.

Với kết quả tổng hợp của các cơ chế, chính sách, mô hỡnh XĐGN... Hằng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 2%/năm; đời sống của nhiều vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa được cải thiện đáng kể.

Từ những thành quả bước đầu của Việt Nam về XĐGN có thể rút ra những kinh nghiệm sau:

- Một là, phải có sự nhận thức đúng đắn và sâu sắc quan điểm của Đảng, chủ trương và chính sách của Nhà nước về XĐGN. Công tác XĐGN phải được xem là một bộ phận của chiến lược phát triển KT-XH của đất nước và từng địa phương. Từ đó, có định hướng phù hợp trong chỉ đạo thực hiện, huy động sự đóng góp của cộng đồng và khuyến khích người nghèo phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo tự vươn lên thoát khỏi nghèo đói. Các mục tiêu XĐGN và hệ thống cơ chế chính sách phải đồng bộ, toàn diện và mang tính chiến lược; Không chỉ tập trung nâng cao mức sống mà cũn bao gồm cả tạo cơ hội và hành lang pháp lý để nâng cao dân trí, ý thức pháp luật v.v.. Cơ chế chính sách không chỉ dừng lại ở chống đói nghèo mà cũn ngăn chặn tái đói nghèo.

- Hai là, XĐGN phải dựa trên tăng trưởng kinh tế cao, bền vững và kết hợp với cỏc kế hoạch phỏt triển kinh tế - xó hội của TW, địa phương, cơ sở. Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là tiền đề giúp XĐGN nhanh, toàn diện. Thực hiện XĐGN bền vững cần phải đảm bảo các điều kiện cho người nghèo có thể thụ hưởng các thành tựu của phát triển. Do vậy, phải biết phối hợp đồng bộ giữa chương trỡnh XĐGN với các chương trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội khỏc, tạo mụi trường cho phát triển bền vững là giải pháp hữu hiệu để tăng trưởng kinh tế và XĐGN.

33

- Ba là, có giải pháp thích hợp để đa dạng hóa việc huy động nguồn lực, trước hết là chủ động phát huy nguồn lực tại chỗ, huy động nguồn lực của cộng đồng, kết hợp với sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước; mở rộng hợp tác đầu tư quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính cho XĐGN. Khuyến khích người dân làm giàu chính đáng để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư theo hướng “lá lành đùm lá rách”.

- Bốn là, phải thiết lập cỏc mụ hỡnh tổ chức bộ mỏy và cỏn bộ XĐGN, cơ chế hoạt động và phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành ở TW, địa phương. Các quy chế vềhuy động, quản lý và sử dụng cỏc nguồn lực XĐGN phù hợp và hiệu quả.

- Năm là, phỏt huy vai trũ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cỏc tổ chức hội, đoàn thể quần chúng triển khai thực hiện chương trỡnh. Thụng qua cỏc tổ chức đó để tuyên truyền, vận động làm chuyển biến nhận thức và hành động đến từng hội viên và nhân dân. Huy động nguồn lực, chuyển giao khoa học công nghệ, trao đổi kinh nghiệm, bảo lónh tớn chấp để người nghèo được vay vốn làm ăn, thực hiện chương trỡnh XĐGN.

- Sỏu là, bản thõn người nghốo, vựng nghốo phải quyết tõm, tự vươn lờn thoỏt nghốo thỡ hiệu quả XĐGN mới cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 37)