Một số cơ chế, chính sách chủ yếu được áp dụng và những kết quả chớnh

Một phần của tài liệu Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 74)

II. Chênh lệch về chỉ tiêu cho đời sống

2.2.2.2. Một số cơ chế, chính sách chủ yếu được áp dụng và những kết quả chớnh

Bên cạnh triển khai thực hiện các chương trỡnh, dự ỏn, chính sách đầu tư chung của quốc gia và theo khu vực, tỉnh Quảng Trị luụn tỡm kiếm những giải phỏp mới để thực hiện XĐGN phù hợp với điều kiện, đặc điểm của tỉnh và đó thu được một số kết quả bước đầu đáng kể. Dưới đây là một số cơ chế, chớnh sách chủ yếu được áp dụng và kết quả chớnh theo cỏc nhúm mục tiờu và dự ỏn.

Một là, về tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều hành. Trước năm 2002, có rất nhiều chương trỡnh tham gia thực hiện mục tiờu XĐGN như: Chương trỡnh mục tiờu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998-2000 (gọi tắt là chương trỡnh 133); chương trỡnh 135; chương trỡnh giải quyết việc làm (gọi tắt là chương trỡnh 120) v.v... Tỉnh đó thành lập cỏc ban chỉ đạo riêng cho từng chương trỡnh; ở cấp huyện, thị xó cũng có những ban chỉ đạo tương tự. Sau năm 2002, tỉnh thống nhất thành lập một ban chỉ đạo chung trên cơ sở hợp nhất các ban chỉ đạo trên và do một đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp làm trưởng ban. Các huyện, thị cũng tiến hành kiện toàn lại bộ máy ban chỉ đạo, ban quản lý dự án theo hướng tinh gọn và linh hoạt. Tỉnh đó cú quyết định phân công các cơ quan, ban, ngành nhận đỡ đầu, giúp đỡ cho các xó nghốo, tăng cường lực lượng cán bộ cho cơ sở; đó cú chủ trương tuyển dụng để tăng cường cho 45 xó miền nỳi, mỗi xó tăng thêm một cán bộ đại học am hiểu lĩnh

65

vực XĐGN. Nhờ vậy, đó phối hợp tốt hơn hoạt động của các ngành, cơ quan chức năng trong điều hành thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của chương trỡnh và cú sự thống nhất từ tỉnh đến cơ sở; lồng ghép tốt hơn các dự án đầu tư để XĐGN. Vấn đề nổi cộm đáng quan tâm là năng lực cán bộ cơ sở cũn rất yếu, chất lượng hoạt động của bộ máy chưa cao.

Hai là, công tác điều tra quản lý hộ nghèo được thực hiện khá chặt chẽ. Điều tra chính xác, quản lý hộ nghốo chặt chẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch và giải pháp cụ thể để XĐGN có kết quả. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, hàng năm tỉnh tổ chức điều tra theo định kỳ. Kết quả điều tra được công khai, thông qua trước dân, để dân kiểm tra, bỡnh xột nờn kết quả điều tra khá chính xác và không gây phản ứng trong nhân dân khi Nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người nghèo. Từng thôn bản, khu phố, xó cú sổ theo dừi, quản lý hộ nghốo. Mỗi hộ nghốo đều được cấp giấy chứng nhận với thời hạn hai năm; đây là cơ sở để vay vốn, khám chữa bệnh và miễn giảm học phí cũng như hưởng thụ một số chính sách khác.

Ba là, về công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức. Để hành động đúng phải có nhận thức đúng. Bên cạnh quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về XĐGN trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, vấn đề tuyên truyền, vận động nhân dân nắm được mục tiêu, ý nghĩa của chương trỡnh XĐGN và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng được thực hiện thường xuyên và bằng nhiều hỡnh thức phong phú. Thông qua các chuyên đề truyền thông miễn phí trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập huấn, trực tiếp hướng dẫn cho người nghèo theo hỡnh thức "bắt tay chỉ việc", tổ chức cỏc mụ hỡnh trỡnh diễn, mở cỏc trung tõm giỏo dục cộng đồng (do địa phương tự quản lý) tại cỏc thụn, bản... Cựng với thành quả của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, công tác tuyên truyền đó gúp phần làm giảm dần những hủ tục lạc hậu, tệ nạn xó hội; giảm tỷ lệ sinh; nhiều mụ hỡnh sản xuất tốt theo quy mô hộ gia đỡnh xuất hiện và được nhân rộng đó khơi dậy được lũng quyết tõm tự

66

vươn lên thoát nghèo của nhiều hộ nghèo. Nhân dân các vùng nghèo khó đó tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tự nguyện hưởng ứng thực hiện các mục tiêu chương trỡnh.

Bốn là, kết quả về thực hiện xó hội hoỏ và huy động nguồn lực XĐGN. Công tác xó hội hoỏ ở tỉnh Quảng Trị đó trở thành phong trào sõu rộng trong xó hội. Bờn cạnh sự hỗ trợ của cỏc nhà tài trợ nước ngoài thông qua các dự án hỗ trợ đầu tư, sự hỗ trợ của Nhà nước; có sự tham gia tích cực và hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; các tổ chức hội đoàn thể như: Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, tổ chức công đoàn, các doanh nghịêp, các cá nhân và tổ chức khác ở trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh sự đóng góp về tinh thần, kiến thức, kinh nghiệm, thông tin... là sự huy động nguồn lực tài chính quan trọng cho thực hiện thành công các mục tiêu XĐGN. Trong 5 năm 2001-2005 tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện mục tiêu XĐGN trong toàn tỉnh đạt: 733.470 triệu đồng; trong đó: Ngân sách Trung ương 40.980 triệu đồng; ngân sách địa phương 450 triệu đồng; vốn lồng ghép các chương trỡnh, dự ỏn trong nước 137.000 triệu đồng; nguồn vốn từ các dự án nước ngoài tài trợ 290.000 triệu đồng; vốn tín dụng ưu đói cho người nghèo 248.070 triệu đồng; nguồn vốn huy động từ cộng đồng 14.300 triệu đồng [48].

Năm là, thực hiện công tác định canh, định cư đối với đồng bào DTTS: Ổn định định canh, định cư cho đồng bào DTTS luôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước với những chính sách hỗ trợ, cách làm cụ thể. Tính đến năm 2005 ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác định canh định cư ở tỉnh Quảng Trị là 19,3 tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư phát triển 14 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 4,7tỷ đồng; vốn vay trên 600 triệu đồng. Nhờ những kết quả về: Đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ đời sống, cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các giải pháp tổ chức thực hiện có kết quả nên công tác ổn định

67

định canh, định cư cho các hộ gia đỡnh DTTS ở tỉnh đạt kết quả khả quan. Nổi bật là: Theo báo cáo tổng kết 12 năm thực hiện công tác định canh, định cư ở tỉnh đó cú 8.899 hộ (chiếm 92,8% số hộ) đó hoàn thành mục tiờu ổn định định canh định cư. Cơ cấu cây trồng con nuôi của các đối tượng này đó cú sự chuyển biến theo hướng tăng diện tích lúa nước, cây công nghiệp, đa dạng hoá con nuôi. Sản xuất nông nghiệp bước đầu chuyển từ quảng canh sang thâm canh, tăng vụ. Đó hỡnh thành vùng chuyên canh cây công nghiệp (cà phê, cao su, cây ăn quả). Chăn nuôi đó bắt đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá; kinh tế vườn hộ bắt đầu phát triển. Tỡnh trạng phỏ rừng làm nương rẫy đó được hạn chế rất nhiều. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rừ rệt. Điều đó càng khẳng định tính đúng đắn của chủ trương, chính sách định canh, định cư của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp và quần chúng nhân dân.

Sỏu là, kết quả xõy dựng kết cấu hạ tầng cỏc xó nghốo và trung tõm cụm xó. Theo báo cáo tổng kết 7 năm (1999-2005) thực hiện chương trỡnh 135 của tỉnh thỡ trong 7 năm, ngân sách Nhà nước đó đầu tư 166.592 triệu đồng để xây dựng 349 công trỡnh thiết yếu: điện chiếu sáng, đường giao thông thôn, xó, thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm xá, chợ, khai hoang đồng ruộng v.v.. cho 36 xó ĐBKK miền núi và 6 xó bói ngang ven biển, hỡnh thành 9 trung tõm cụm xó ở vựng nỳi [50]. Ngoài ra, bằng các nguồn vốn: ngân sách tỉnh, vốn tài trợ của các dự án nước ngoài (Phần Lan, Na Uy, Thuỵ Điển, ADB, Đức v.v..), vốn các chương trỡnh mục tiờu khỏc và cỏc nguồn vốn huy động cộng đồng, hàng năm đầu tư 28-30 tỷ đồng cho xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xó nghốo, vựng nghốo trong tỉnh. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu ở cỏc xó nghốo đó cú bước phát triển nhanh, nhất là hệ thống giao thông. Đến cuối năm 2005 chỉ cũn 2 xó chưa có đường ô tô đến được trung tâm xó, cũn lại đa số các xó đều đó cú đường ô tô đi lại thuận lợi, 95% số xó trong tỉnh đó được sử dụng điện lưới quốc gia, tất cả các xó đều có trường tiểu học và trung học cơ sở, 100% số xó cú trạm y tế, trờn 80% số xó ở miền nỳi được Nhà nước đầu tư xây dựng

68

công trỡnh cung cấp nước sinh hoạt v.v.. Nhờ đó, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Sau 7 năm thực hiện có 10 xó đó hoàn thành mục tiờu của chương trỡnh, khụng cũn là xó ĐBKK.

Bảy là, thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo luôn được quan tâm. Các hộ nghèo và đồng bào DTTS vùng khó khăn được khám, chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế Nhà nước theo phương thức "thực thanh thực chi". Trong 5 năm 2001-2005 đó cú 156.923 lượt người nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí với tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ là 11.347 triệu đồng. Người nghèo không cũn nỗi lo sợ khi đau ốm phải đến bệnh viện mà không có tiền. Về giáo dục, trong 5 năm 2001-2005, đối với học sinh nghèo, đó thực hiện miễn giảm học phớ cho 100.697 lượt học sinh, miễn giảm các khoản đóng góp khác cho 118.208 lượt học sinh; hỗ trợ dụng cụ học tập và sách giáo khoa cho 56.445 lượt học sinh; trợ cấp học bổng cho 17.326 lượt học sinh đặc biệt khó khăn. Tổng kinh phí đó miễn, giảm học phớ, trợ cấp cho học sinh nghốo trong 5 năm là 31.446 triệu đồng. Việc hỗ trợ về giáo dục đó giảm bớt gỏnh nặng các khoản đóng góp của hộ nghèo khoảng 50% chi phí/em, có tác động tích cực đến điều kiện và chất lượng học tập của học sinh nghèo [48].

Tỏm là, thực hiện một số chính sách khác đối với người nghèo. Trong giai đoạn 2001-2005, tỉnh đó huy động được 29.922 triệu đồng từ nhiều nguồn vốn khác nhau để hỗ trợ xây dựng 4.295 nhà ở cho hộ nghèo; trong đó hỗ trợ xây dựng 2.590 nhà ở cho các hộ nghèo là đồng bào DTTS với tổng kinh phí là 20.720 triệu đồng. Ngân sách Nhà nước cũng đó hỗ trợ khai hoang được 346,5 ha đất sản xuất cho 1.115 hộ nghèo thiếu đất sản xuất với tổng kinh phí 1.732 triệu đồng. Đó cú 3.066 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 29% tổng số hộ dõn tộc thiểu số được hỗ trợ đời sống và phát triển sản xuất với tổng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp là 3.965 triệu đồng để mua giống cây trồng, hàng ngàn con giống bũ, dờ, lợn; 4.991 chiếc chăn, 5.222 chiếc màn muỗi các loại và hàng trăm tấn lương thực, phân bón các loại.

69

Ngoài ra từ năm 1998-2005 ngân sách Nhà nước đó đầu từ 12.571,5 triệu đồng để thực hiện chương trỡnh trợ giỏ, trợ cước các mặt hàng thiết yếu phục vụ miền núi mà trong đó đa số người nghèo ở miền núi đều được hưởng lợi [48], [50].

Chớn là, hỗ trợ đào tạo, giải quyết việc làm cho người nghèo. Vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề và cán bộ, tạo việc làm cho người lao động cũng rất được quan tâm. Một mặt tỉnh đầu tư để mở rộng các cơ sở đào tạo nghề của địa phương, mặt khác hỗ trợ và khuyến khích thanh niên tích cực học nghề, có chính sách hỗ trợ học phí cho thanh niên gia đỡnh nghốo tham gia học nghề. Trong 5 năm 2001-2005 bằng nhiều hỡnh thức đào tạo: dài hạn, ngắn hạn, kèm cặp tại cơ sở sản xuất đó tổ chức đào tạo được 16.549 lượt người (trong đó 30% người nghèo tham gia); trong đó chỉ tính trong 2 năm 2004-2005 đó tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho người dân, người DTTS, người tàn tật 6.398 lượt người với kinh phí hỗ trợ 2.000 triệu đồng. Đó tổ chức 174 lớp tập huấn với 8.406 lượt cán bộ làm công tác XĐGN các cấp với tổng kinh phí 1.232 triệu đồng. Cùng với công tác đào tạo nghề, tỉnh đó tăng cường các hoạt động hỗ trợ tín dụng để tạo việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Trong 5 năm 2001-2005 đó cú 61.930 lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đói để sản xuất kinh doanh. Mức vay bỡnh quõn một hộ tăng từ 3 triệu đồng (năm 2001) lên 7 triệu đồng (năm 2005). Ngoài nguồn vốn tín dụng ưu đói của Ngõn hàng chớnh sỏch cũn cú cỏc nguồn vốn huy động từ các tổ chức hội, đoàn thể, chương trỡnh giải quyết việc làm (120), cỏc tổ chức quốc tế đó tăng thêm nguồn vốn vay, tạo thêm việc làm cho người lao động. Nhờ kết quả hỗ trợ nguồn vốn ưu đói của Nhà nước và các quỹ vốn vay giải quyết việc làm đó thỳc đẩy các mô hỡnh kinh tế trang trại phỏt triển, hàng năm đó tạo việc làm mới cho khoảng 6.000 lao động thường xuyên và hàng ngàn lao động thời vụ. Tổ chức 256 mô hỡnh trỡnh diễn hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo và đó cú 5,200 lượt người nghèo tham gia [48]. Thông qua việc vay vốn, nhiều dự án sản xuất, kinh doanh đó mang lại hiệu quả, gúp phần tạo

70 việc làm, tăng thu nhập, XĐGN trên địa bàn.

Những kết quả thực hiện tương đối đồng bộ các biện pháp XĐGN nêu trên đó gúp phần phỏt triển kinh tế, ổn định chính trị, xó hội của tỉnh. Đến nay, Quảng Trị đó xoỏ được đói, cơ bản chấm dứt tỡnh trạng du canh du cư; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,45% (năm 2001) xuống 9,8% (năm 2005) theo chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bỡnh quõn hàng năm trên 8,5%; thu nhập bỡnh quõn đầu người đạt 310USD/năm. Bộ mặt nông thôn nhiều vùng đổi thay tiến bộ; đời sống nhân dân được nâng lên rừ rệt, nhiều hộ thoỏt nghốo trở nờn khỏ, lũng tin của nhõn dõn vào Đảng và Nhà nước được củng cố.

Một phần của tài liệu Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 74)