Các biện pháp bảo hộ ngành Hoá dầu của Trung Quố c

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 81 - 84)

I. Kinh nghiệm của Thái Lan

3.Các biện pháp bảo hộ ngành Hoá dầu của Trung Quố c

3.1 Thuế quan:

Với chủ trương tự do hoá nhập khẩu vì sản xuất hoá dầu trong nước phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, Trung Quốc áp dụng mức thuế suất nhập khẩu

đối với các sản phẩm hoá dầu thấp hơn hẳn so với nhiều nước khác. Thuế quan không phải là biện pháp có tính bảo hộ cao của Trung Quốc. Trước đây, thuế suất bình quân là 17% và hiện giờ mức bình quân chỉ là 9%, đều thấp hơn nhiều nước khác. Riêng Mỹ còn được hưởng thuế suất ưu đãi hơn.

Bảng 11: Thuế suất nhập khẩu sản phẩm hoá dầu của Trung Quốc áp dụng đối với Hoa Kỳ trước và sau khi gia nhập WTO

Mặt hàng Thuế suất năm 2000 (%) Thuế suất thoả thuận (%) Thời hạn hiệu lực

Ehtylene 5 2 2003 PE 18 6,5 2008 PP, PVC, PS, ABS 16 6,5 2008 EG 14 7 2003 Acrylic Acid 9 6,5 2001 AH Salt 16 6,5 2001 6- caprolactam 10 9 2003 Chỉ PET 19 5 2005 Sợi PET 19 5 2005 Phân bón 5 4 2001

Nguồn: 3E Information Development &Consultants_ Báo cáo quý ba năm 2001 của ngành Hoá dầu Trung Quốc_Quý 3 năm 2001_ www.3-eee.net

3.2 Quyn mu dch

Thuế quan thấp không có nghĩa là Chính phủ thả nổi nhập khẩu. Trên thực tế, quyền mậu dịch là một biện pháp để kiểm soát nhập khẩu của Chính phủ. Đối với những mặt hàng nhất định, việc nhập khẩu chỉ được thực hiện thông qua một số cơ

quan chịu sự quản lý của Chính phủ. Ngành Hoá dầu cũng vậy. Chính phủ Trung Quốc trước đây không cho tư nhân và người nước ngoài tham gia nhập khẩu và phân phối các sản phẩm hoá dầu mà phải thông qua các doanh nghiệp Nhà nước. Hay nói cách khác là các doanh nghiệp Nhà nước được độc quyền trong nhập khẩu và phân phối. Sinopec và CNPC là hai doanh nghiệp thuộc dạng này. Sau khi gia nhập WTO, biện pháp bảo hộ này sẽ giảm dần và cuối cùng là không còn hiệu lực.

3.3 Hn ngch nhp khu

Từ trước khi gia nhập WTO, thuế suất đánh vào các sản phẩm hoá dầu của Trung Quốc đã thấp hơn nhiều nước khác nên để tránh nguy cơ hàng nhập khẩu nuốt chửng thị trường nội địa, Trung Quốc buộc phải áp dụng biện pháp “hạn ngạch nhập khẩu”. Chính phủ sẽ cùng phối hợp thảo luận với các bộ ngành có liên quan trong việc ra quyết định mức hạn ngạch và sau đó phân bổ hạn ngạch này cho các doanh nghiệp được quyền mậu dịch. Phân bón, hạt PET, sợi acrylic và sợi polyester là những mặt hàng phải áp dụng hạn ngạch.

3.4 Giy phép nhp khu:

Các sản phẩm hoá dầu thuộc diện phải áp dụng hạn ngạch thì cũng thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu. Cơ chế cấp giấy phép được Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh là “cơ chế tự động” nhưng trên thực tế, những doanh nghiệp xin cấp phép phải chứng minh được là hàng nhập khẩu có nhu cầu thực sự và doanh nghiệp có đủ ngoại tệđể thanh toán.

3.5 Thuế chng bán phá giá và thuế trng pht

Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ không thể áp dụng các biện pháp bảo hộ nêu trên được nữa theo cam kết giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên khác. Tuy nhiên, WTO vẫn cho phép quốc gia thành viên được sử dụng biện pháp áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế trừng phạt để

bảo vệ nền sản xuất trong nước khỏi nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh từ các doanh nghiệp nước ngoài lớn mạnh hơn cả về vốn lẫn năng lực sản xuất và công nghệ. Trung Quốc đã sớm tận dụng quy định này và chuẩn bị cho mình một đạo luật chống bán phá giá riêng vào năm 1997. Sinopec đã từng có một bài báo với

tiêu đề: “Những kiến nghị nhằm bảo hộ ngành hoá dầu thông qua việc áp dụng thoả thuận chống bán phá giá của WTO”. Đồng thời, Sinopec, CNPC và nhiều doanh nghiệp Nhà nước thuộc các ngành khác nhau đã đứng ra kiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã bán phá giá hàng hoá dầu và các mặt hàng khác vào thị

trường nội địa. Các doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách và sử dụng một lực lượng lao động hùng hậu nên tiếng nói rất có trọng lượng. Đến tháng 4 năm 2001, trong số 15 vụ kiện chống bán phá giá thì có đến 10 vụ liên quan đến ngành Hoá dầu. Đến tháng 5 năm 2003, Trung Quốc đã đưa ra tổng cộng 16 mức thuế chống bán phá giá các sản phẩm hoá dầu áp dụng cho các công ty nước ngoài trong đó có nhiều công ty lớn của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Nga và Đài Loan. Hàn Quốc chỉ vì muốn bảo vệ nông dân trồng tỏi nên đã kiện Trung Quốc bán phá giá tỏi vào nước mình, do đó thuế nhập khẩu tỏi từ Trung Quốc vào Hàn Quốc rất cao. Trung Quốc đã đáp lại cú ra đòn của Hàn Quốc bằng việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với nhiều sản phẩm có giá trị cao của Hàn Quốc như điện thoại di động và hàng hoá dầu. Mỹ cũng lo sợ hàng hoá Trung Quốc sẽ

chiếm lĩnh thị trường của mình nên liên tục áp dụng thuế chống bán phá giá với nhiều mặt hàng của Trung Quốc và Trung Quốc cũng sẵn sàng đưa nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ vào diện hàng hoá chịu thuế trừng phạt trong đó có hàng hoá dầu.

Bảng 12: Mức thuế chống bán phá giá do Bộ Thương mại Trung Quốc

đưa ra vào 12/5/2003

Tên nước Tên Công ty Thuế suất (%)

Hoa Kỳ Shintech USA

FPC USA Các công ty khác 83 25 83 Nhật Bản Shinetsu V-tech Taiyo Shidai-Ichi Kaneka Các công ty khác 54 50 32 70 62 115 Hàn Quốc LG Chem Hanhwa Các công ty khác 10 13 76

Nga 34~82 Đài Loan FPC CGPC Daiyo Taiwan 10 23 15 Nguồn: www.lgchem.com.kr

Theo đánh giá của Hoa Kỳ thì đạo luật chống bán phá giá của Trung Quốc còn nhiều hạn chế, cần phải tiếp tục sửa đổi sao cho phù hợp với quy định về

chống bán phá giá của WTO. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng trong cạnh tranh quốc tế, khi mà sản xuất trong nước còn kém thì nguy cơ bị đối thủ cạnh tranh nước ngoài bán phá giá là rất cao và thuế chống bán phá giá sẽ là một biện pháp bảo hộ hợp lệ và hữu hiệu.

Nhìn chung, việc gia nhập WTO sẽ đem đến nhiều cơ hội mới nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa đối với những ngành công nghiệp còn non trẻ. Trung Quốc tuy đã nỗ lực rất nhiều đểđưa ngành Hoá dầu trong nước đi lên nhưng

đồng thời họ cũng đang phải chứng kiến một thực tế là các doanh nghiệp nước ngoài đang ngày một bành trướng hơn. Hội nhập thành công mà vẫn duy trì được chế độ chủ nghĩa xã hội sẽ là một bài toán khó cho Trung Quốc.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 81 - 84)