Tổng kết về việc thực thi chính sách mới và sự xuất hiện của mô

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 62 - 64)

I. Kinh nghiệm của Thái Lan

3. Thái Lan tái cơ cấu ngành Hoá dầu trước thách thức hội nhập

3.6 Tổng kết về việc thực thi chính sách mới và sự xuất hiện của mô

hình công nghip hoá mi trong ngành Hoá du

Bảo hộ ít hơn, cạnh tranh nhiều hơn, vai trò của Chính phủ thu hẹp hơn là những mục tiêu chính của chính sách đối với ngành Hoá dầu nằm trong chương trình phát triển kinh tế xã hội quốc gia lần thứ bảy. Năm 1996- năm cuối của kế

hoạch lần thứ bảy- chính sách định giá theo giá thị trường, chính sách gia nhập tự

do và chính sách tự do hoá nhập khẩu từng phần được đưa ra và vai trò kiểm soát của Chính phủ đối với sản xuất olefin bị lung lay bởi tác động của chiến lược liên kết theo chiều dọc của các tập đoàn hàng đầu của Thái Lan cũng như của các đối tác nước ngoài.

ASEAN khác nhưng tiến trình cắt giảm thuế tại Thái Lan lại diễn ra nhanh chóng và dứt khoát hơn ở Malaysia và Indonesia. Khi thực hiện tự do hoá nhập khẩu, các nhà hoạch định chính sách quan tâm nhiều hơn đến ý kiến phàn nàn về chi phí đầu vào cao từ phía các nhà sản xuất “hạ nguồn” và chỉ chấp nhận trì hoãn áp dụng thuế mới trong một thời gian ngắn nhằm “xoa dịu” phản ứng của các nhà sản xuất “thượng nguồn”. Ngoài áp lực từ phía các nhà sản xuất “hạ nguồn”, một lí do khiến Thái Lan phải nhanh chóng tự do hoá nhập khẩu là sự trung thành của các quan chức Bộ Thương mại và sự cam kết thực hiện của các nhà kỹ trị của Bộ Tài chính đối với lịch trình của AFTA- vì lịch trình này do Chính phủ của ông Anand

đề xướng. Hơn nữa, các nhà sản xuất “thượng nguồn” chỉ có thể dựa vào những mối quan hệ đặc biệt chứ không phải là sự vận động mang tính tập thể vì họ không có hiệp hội của riêng mình. Lí do cuối cùng là chính sách mới đã gây chia rẽ giữa các nhà sản xuất nhựa nguyên sinh bằng cách gây áp lực nhiều hơn đối với các công ty thuộc NPC_1 và NPC_2. Các công ty thuộc NPC_1 gần như đã có thể

hoàn tất khấu hao tài sản cố định nên dễ dàng áp dụng giá thị trường. Trái lại, vì các nhà sản xuất thuộc NPC_2 chỉ mới bắt đầu hoặc đang chuẩn bị bắt đầu vận hành sản xuất nên khó có thể áp dụng ngay mức giá này. Do đó, các công ty này sẽ

bị chìm ngập trong trả nợ, mất giá máy móc, trả phí quản lý… Kết quả là họ lại mong muốn Nhà nước duy trì mức độ bảo hộ cao.

Đối với chính sách gia nhập tự do và thu hẹp vai trò của doanh nghiệp Nhà nước thì tình hình diễn biến khác hẳn. Các nhà sản xuất “thượng nguồn” có thể liên kết với các nhà sản xuất “hạ nguồn”- những người ủng hộ chính sách gia nhập tự

do và một môi trường có tính cạnh tranh cao hơn. Chính sách mới đã gây ảnh hưởng tới chiến lược của các công ty hoá dầu Nhà nước và tư nhân lớn nhưng phản

ứng nhanh nhạy của TPI cho thấy rằng họ đã chuẩn bị kế hoạch mở rộng của mình trước khi chính sách gia nhập tự do chính thức được ban hành vào tháng 5 năm 1995. Các nhà sản xuất hàng đầu đã bắt đầu tập trung vào các chiến lược cắt giảm chi phí bằng cách liên kết từng phần hoặc toàn diện theo chiều dọc và liên kết với các công ty đa quốc gia. Các công ty này cũng đưa ra các chiến lược quốc tế hoá

tập trung vào các nước láng giềng trong đó có Việt Nam và vào các thị trường lớn trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc. Xu hướng đầu tư vào những ngành sử dụng nhựa nguyên sinh của các quốc gia như Nhật Bản hay Mỹ cũng là một động lực quan trọng trong quá trình cơ cấu lại ngành Hoá dầu Thái Lan. Xu hướng này không chỉ dẫn đến sự mở rộng sản xuất của các mặt hàng hiện hữu mà còn tạo cơ hội phát triển cho các phân đoạn thị trường nhỏ như thị trường nhựa kỹ

thuật và hạt nhựa. Điều này lại thúc đẩy các nhà sản xuất phải tạo dựng các mối quan hệ thân thiết với khách hàng.

Trên đây là toàn bộ bối cảnh của ngành Hoá dầu Thái Lan trong mùa xuân năm 1997 nhưng chỉ vài tháng sau đó, các chính sách của Nhà nước cũng như các chiến lược của các công ty tư nhân đều chuyển hướng tập trung vào khắc phục khủng hoảng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)