Tài nguyên thiên nhiên sẵn có

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 30 - 33)

III. Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam

1. Thuận lợ i:

1.2 Tài nguyên thiên nhiên sẵn có

Năm 1986, Vietsovpetro bắt đầu khai thác những giọt dầu đầu tiên tại mỏ

Bạch Hổ. Mỏ Bạch Hổ tiếp tục giữ vị trí là mỏ dầu duy nhất của Việt Nam cho đến năm 1994, khi mỏ Đại Hùng và mỏ Rồng được đưa vào khai thác. Hiện nay, sản lượng dầu thô bình quân khai thác được tại 6 mỏ dầu trong cả nước là 349.000 thùng một ngày.

Bảng 1: Sản lượng khai thác dầu

Tên mỏ Lưu vực Đơn vị khai thác Sả(n lđv: thùng/ngày) ượng bình quân

Bạch Hổ Cửu Long Vietsovpetro 256.000

Rồng Cửu Long Vietsopetro 12.000

Đại Hùng Nam Côn Sơn Vietsovpetro 3.000

Rạng Đông Cửu Long JVPC 43.000

Ruby Cửu Long Petronas 21.000

Bunga Kekwa Mã lai-Thổ Chu Talisman 14.000

Tổng cộng 349.000

Nguồn: www.petrovietnam.vn

Riêng với mỏ Bunga Kekwa, tỉ lệ phân chia tổng sản lượng là 50% dành cho phía Việt Nam. Với việc phát hiện thêm mỏ Sư Tử Vàng- Sư Tử Đen – một mỏ

dầu lớn thuộc khối 15-1 của lưu vực sông Cửu Long, sản lượng dầu bình quân của cả nước ước đạt 450.000 thùng một ngày năm 2004.

Bên cạnh dầu thô, Việt Nam còn có tiềm năng lớn về khí tự nhiên. Ngành khai thác khí tự nhiên của Việt Nam vẫn còn trong thời kỳ đầu của giai đoạn phát triển. Ngoại trừ lượng khí thu được phục vụ cho nhu cầu địa phương từ mỏ Tiền Hải C ở lưu vực sông Hồng thì nguồn cung cấp chính về khí thiên nhiên để thoả

mãn nhu cầu quốc gia hiện nay là lượng khí đồng hành khai thác từ mỏ Bạch Hổ

và Rạng Đông ở lưu vực sông Cửu Long đi qua một đường ống dẫn khí dài 107 km, rộng 16 feet để vào đất liền. Vào thời điểm hiện tại, sản lượng khí đồng hành bình quân là 165 triệu feet khối một ngày và có thể mở rộng lên tới 200 triệu feet

khối một ngày. Vì cầu về năng lượng vẫn tiếp tục gia tăng, khí sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng. Trong tương lai không xa, mỏ Nam Côn Sơn và Mã Lai-Thổ

Chu sẽ là hai trung tâm chính cung cấp khí. Hệ thống dẫn khí Nam Côn Sơn với năng suất thiết kế là 250 tỉ feet khối một năm đã bắt đầu vận chuyển khí từ mỏ Lan Tây- Lan Đỏ ở khối 06-1 vào đất liền từ cuối năm 2002 và nó còn có thể liên kết với các mỏ khí khác như Rồng Đôi- Rồng Đôi Tây và Hải Thạch- Mộc Tinh. Hệ

thống ống dẫn khí Tây Nam bao gồm hai đường ống dẫn khí từ khối PM3-CAA và khối Unocal với năng suất 220 tỉ feet khối một năm theo kế hoạch sẽ lần lượt được hoàn tất vào năm 2005 và 2007. Lượng khí này dự tính sẽ được cung cấp cho hàng loạt nhà máy điện và hoá dầu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng khí không đồng hành theo kế hoạch là 250 triệu feet khối một ngày năm 2003, 500 triệu feet khối một ngày năm 2005 và hơn 1000 triệu feet khối một ngày từ năm 2010.

Biểu 1: Sản lượng dầu và khí của Việt Nam từ năm 1989 đến năm 2001

Bảng 2: Sản lượng khí, etan từ các bể dầu khí (dự kiến khai thác từ 2005- 2025) Năm 2005 2010 2015 2020 2025 Bể Cửu Long Khí (tỷ m3) 2,64 2,17 0,89 0,03 0 Etan (triệu tấn) 0,37 0,29 0,12 0 0 Bể Nam Côn Sơn Khí (tỷ m3) 3,73 8,41 8,51 6,32 2,38 Etan (triệu tấn) 0,23 0,53 0,53 0,41 0,16 Bể Mã Lai – Thổ Chu Etan (triệu tấn) 0,11 0,16 0,24 0,21 0 Tổng khí (tỷ m3) 7,77 13,00 13,31 9,76 2,38 Tổng Etan (triệu tấn) 0,71 0,97 0,88 0,63 0,16

Nguồn: PVEP, Tổng công ty dầu khí Việt Nam, 4-2002

Với sản lượng lớn và không ngừng tăng lên như trên, chúng ta có thể tự tin nhận định rằng Việt Nam hoàn toàn có khả năng tự chủ về nguyên liệu đầu vào để

phát triển ngành Hoá dầu từ “hạ nguồn” đến “thượng nguồn”.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)