III. Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam
3. Cung và cầu nội địa trên thực tế
3.2 Cung trong nước
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm hoá dầu cao nhưng năng lực sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng được. Sản phẩm mà các doanh nghiệp Việt Nam (hầu hết là doanh nghiệp liên doanh với các tập đoàn lớn của nước ngoài) cung cấp ra thị
trường hiện chỉ có VCM, Ethylene Dichloride, Chloral Alkali, PVC, DOP, phân Urê và sợi DTY.
Bảng 6: Tình hình cung cấp PVC của các doanh nghiệp
đơn vị: nghìn tấn
Nhà sản xuất Địa điểm 1999 2000 2001 2002 2003
TPC VINA Đồng Nai 80 80 80 80 80
Phú Mỹ PC Bà Rịa Vũng Tàu 25 100
Tổng cộng 80 80 80 105 180
Nguồn: Niên giám nhựa 2000 và Dự án phát triển ngành Hoá dầu của Petrovietnam_ (www.petrovietnam.com.vn)
Công ty cung cấp PVC lớn nhất hiện nay là công ty nhựa và hoá chất Phú Mỹ.
Đây là công ty liên doanh giữa Petrovietnam Gas (PVGC) với 43% vốn trên tổng vốn đầu tư ban đầu là 70 triệu USD, Petroliam National Berhad của Malaysia với 50% vốn và 7% còn lại là phần đóng góp của Tramasuco Việt Nam. Công ty này
đặt tại Bà Rịa Vũng Tàu nên sử dụng được nguồn tài nguyên tại chỗ là khí thiên nhiên. Công suất tối đa trong thời gian đầu hoạt động là 100000 tấn một năm và có thể sẽ tăng lên gấp đôi trong giai đoạn tiếp theo. Các sản phẩm chính bao gồm VCM, Ethylene Chloride, Chloral Alkali, và quan trọng nhất là PVC.
Nhà sản xuất PVC thứ hai của Việt Nam là TPC VINA với công suất là 80 nghìn tấn/năm. Công ty này hiện chiếm 50% thị phần Việt Nam.
Sản phẩm liên quan mật thiết đến ứng dụng của PVC là DOP hiện có nhà cung cấp duy nhất là công ty LGVina Chemial, công ty liên doanh giữa Petrovietnam với tập đoàn LG của Hàn Quốc. Nhà máy sản xuất của công ty đặt tại
Đồng Nai có tổng vốn đầu tư là 12,8 triệu USD với sản lượng là 30.000 tấn một năm.
Petrovietnam cũng đang vận hành một nhà máy sản xuất phân Ure mới đưa vào hoạt động là Công ty Ure Phú Mỹ tại Bà Rịa Vũng Tàu sử dụng nguyên liệu là khí thiên nhiên và khí đồng hành. Nhà máy này có khả năng cung cấp ra thị trường 740.000 tấn Ure trong một năm. Vốn đầu tư cho dự án này của Petrovietnam rất lớn, lên đến 486 triệu USD.
Về sợi Polyester, hiện chỉ có một công ty duy nhất là công ty Hualong (100% vốn của Malaysia) chịu trách nhiệm sản xuất sợi DTY từ nguyên liệu là sợi POY nhập khẩu từ Malaysia. Sản lượng của công ty đạt 24 ngàn tấn một năm.