Định giá sản phẩ m

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 60 - 61)

I. Kinh nghiệm của Thái Lan

3. Thái Lan tái cơ cấu ngành Hoá dầu trước thách thức hội nhập

3.3 Định giá sản phẩ m

Giá nguyên liệu cũng là vẫn đề gây nhiều tranh cãi. Như đã đề cập, mùa xuân năm 1993, PTT và NPC đã chấp nhận giảm giá 30%. Tháng 11 năm này, công thức

định giá có thay đổi: đối với một số lượng tối thiểu thì vẫn áp dụng công thức chi phí cộng chênh lệch nhưng với số lượng vượt quá số lượng tối thiểu đó thì giá

được tính ngang với giá hàng nhập khẩu (bằng giá CIF từ khu vực Viễn Đông + thuế). Hơn nữa, NPC đã ký thoả thuận với 3 nhà sản xuất “hạ nguồn” về việc cung cấp olefin với mức giá căn cứ theo giá quốc tế (giá hợp đồng US Gulf +10%).

Tháng 2 năm 1995, Tiến sĩ Savit Bhotiwihok của văn phòng thủ tướng yêu cầu Bộ Công nghiệp hạ giá khí thiên nhiên bán cho khu vực tư nhân và đến tháng 3 năm 1995 thì Uỷ ban chính sách hoá dầu của Bộ Công nghiệp đưa ra chính sách giá mới cho olefin và chất thơm. Theo đó, giá của NPC và TOC sẽ phải căn cứ

theo giá thị trường thế giới kể từ tháng 8 năm 1995. NPC đưa ra mức giá là “giá US Gulf + 10%” và sau đó một thời gian thì thay đổi thành “+7%” để chào hàng các nhà sản xuất “hạ nguồn”.1

Khi thực thi chính sách tự do hoá nhập khẩu, các nhà sản xuất bột nhựa đã thành công hơn nhiều trong việc thay đổi giá cả một phần bởi vì chính sách của họ

phù hợp với tiến trình tự do hoá, một phần vì họ đã phá vỡ hợp đồng với NPC và

TOC và thay thế vào đó bằng hàng nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)