I. Kinh nghiệm của Thái Lan
2. Ngành Hoá dầu Thái Lan những năm đầu thập niên 90
2.1 Sản xuất
Năng lực sản xuất theo kế hoạch của NPC là 315 nghìn tấn Ethyelene và 105 nghìn tấn Propylene một năm. Năm 1993, NPC sản xuất ra 386.626 tấn, chiếm lĩnh 90% thị trường olefin của Thái Lan, nhập khẩu chiếm 10% còn lại. Để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, NPC dự định nâng tổng sản lượng lên 528 nghìn tấn một năm.1
Năng lực sản xuất theo kế hoạch của 4 doanh nghiệp “hạ nguồn” là 602,5 nghìn tấn một năm và sản lượng thực tế không ngừng tăng lên nhanh chóng với mức khởi điểm là 227 nghìn tấn năm 1989. Năm 1993, Thái Lan vẫn phải nhập khẩu 214 nghìn tấn nguyên liệu nhựa, tuy nhiên tỉ lệ sản phẩm nhập khẩu đã giảm
đáng kể, từ 42% năm 1989 xuống còn 20% năm 19931. Các nhà sản xuất nguyên liệu nhựa bắt đầu sản xuất đúng vào thời kỳ tăng trưởng (1988-89) nên thu lời trong suốt hai năm olefin tăng giá (sau đó chiến tranh vùng Vịnh bắt đầu làm cho thị trường Olefin suy thoái). Vì Olefin được định giá trên cơ sở chí phí cộng chênh lệch nên giá cao thì lợi nhuận tăng. Năm 1994, mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người của Thái Lan chỉ là 18kg một năm (tăng gấp 3 lần so với năm 1986), bằng 1/3 của Nhật và 1/4 của Hoa Kỳ. Vì vậy, Thái Lan còn tràn trề tiềm năng phát triển. Lợi nhuận tăng nên không lấy gì làm lạ khi chính các nhà đầu tư tư nhân lại là những người khuyến khích sự ra đời của NPC_2. Những nhà sản xuất đầu tiên của NPC_2 cũng gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu vì giai đoạn 92-93 thị trường
đang kỳ suy thoái. Tuy nhiên, những người khác do bắt đầu chậm hơn nên có phần may mắn hơn vì thị trường đã tăng trưởng trở lại trong năm 1994.
2.2 Đặc điểm về kinh tế và công nghệ của ngành Hoá dầu giai đoạn
đầu thập niên 90
Đầu thập niên 90, Thái Lan bắt đầu định hướng phát triển ngành Hoá dầu theo
chiều sâu. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Thái Lan hoàn toàn có thể cạnh tranh về chi phí với những nhà sản xuất olefin và chất thơm khác. Nhưng vì chi phí vận chuyển khí qua đường ống ngầm lớn nhất thế giới quá cao nên giá nguyên liệu
đầu vào của ngành Hoá dầu tăng lên. Nhưng chất lượng khí của Thái Lan tốt hơn các nước khác nhiều nên cũng phần nào làm giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của chi phí đầu vào. Hàm lượng C2 trong khí rất cao, rất thích hợp cho sản xuất olefin. So với các nước trong khu vực ASEAN, Thái Lan vẫ có lợi thế hơn so với Malaysia và Indonesia. Tuy nhiên, về lâu dài, Thái Lan sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với Malaysia, Indonesia hay Việt Nam vì những quốc gia này có nguồn tài nguyên khí dồi dào hơn. Tương tự như vậy, các quốc gia Trung Đông cũng là một mối đe dọa
đối với Thái Lan nếu họ thực hiện tái xuất qua trung gian Singapore. Ví dụ như A- rập Xê-út, họ có nguồn khí tự nhiên vô cùng dồi dào làm cho chi phí cho ethane thấp, các nhà sản xuất chỉ phải mua ethylene với giá rẻ.
Như đã đề cập, Chính phủ Thái Lan thực hiện chiến lược mỗi doanh nghiệp một sản phẩm khi xây dựng NPC_1 nhằm đảm bảo tính hiệu quả theo quy mô và giảm thiểu rủi ro trong 8 năm. Mặc dù trên thực tế, TPI và TPC đều sản xuất các loại PP giống nhau nhưng sản xuất nguyên liệu nhựa của Thái Lan vẫn mang tính
độc quyền hoặc lưỡng quyền. Vì sản xuất nguyên liệu nhựa được bảo hộ thông qua hàng rào thuế quan cao nên áp lực cạnh tranh không lớn và giá cả nguyên liệu nhựa sản xuất trong nước rất cao, chỉ thấp hơn “giá CIF cộng thuế nhập khẩu 40%”.
Theo đánh giá của cuộc nghiên cứu về công nghệ ứng dụng trong các ngành sản xuất nguyên vật liệu, ngành Hoá dầu là ngành có năng lực vận hành cao, khả
năng cập nhật và tiếp thu công nghệ trên trung bình nhưng vẫn thấp hơn các ngành khác. Nguyên nhân có thể vì có rất ít doanh nghiệp trong một phân đoạn sản phẩm và vì tính cạnh tranh trong ngành này thấp hơn các ngành khác. Các doanh nghiệp hoá dầu đều có bản quyền sử dụng công nghệ của Mỹ, Nhật hoặc Đức. Vì có nguồn tài chính tốt nên họ có khả năng ứng dụng những công nghệ tiên tiến và thu hút nhiều lao động chuyên môn cao mà không nhất thiết phải đa dạng hoá về dây chuyền sản xuất và sản phẩm. Đó cũng là lý do làm cho khả năng đổi mới của
ngành rất thấp. Đầu tư cho hoạt động R&D không được coi trọng. Những hợp chất nhựa composit và nhựa kỹ thuật vẫn phải dựa vào nhập khẩu.
Một đặc điểm khác của ngành Hoá dầu Thái Lan đầu thập niên 90 là thiếu sự
hợp tác trong các khâu sản xuất khiến cho chi phí sản xuất ở Thái Lan cao hơn ở
nhiều nước ASEAN khác. Tình trạng bất hợp tác này một phần là do sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa nhà nước và tư nhân, một phần là do sự cạnh tranh giữa các nhà
đầu tư tư nhân lớn.
2.3 Các hình thức sở hữu trong ngành hoá dầu Thái Lan
Trong ngành Hoá dầu Thái Lan, các hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp Nhà nước PTT vẫn là doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong ngành với 49% cổ phần trong NPC và là cổ đông của nhiều công ty hoá dầu khác.
Các đơn vị tư nhân tham gia sản xuất PE và PP đều là các tập đoàn tư nhân lớn của Thái Lan, bao gồm1:
Gia đình Leophairatana: nắm quyền kiểm soát công ty Công nghiệp hoá dầu Thái Lan (TPI). TPI có trong tay 14,4% cổ phần của NPC. TPI đứng thứ 26 (căn cứ theo doanh thu) và đứng thứ 5 (căn cứ theo tài sản) trong số 1000 doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan vào năm 1993.
Hoàng gia Thái Lan: có 36% cổ phần trong tập đoàn lớn nhất Thái Lan là công ty Xi măng Siam (SCC). SCC nắm giữ 15,9% cổ phần của NPC. Năm 1996, do doanh thu và lợi nhuận tăng nên SCC giữ vững vị trí thứ 3 ở Thái Lan và nhảy lên vị trí 386 trong bảng xếp hạng của Asiaweek. 800 triệu trong tổng doanh thu 3.393 triệu USD của SCC là từ lĩnh vực kinh doanh hoá dầu. Tập đoàn Metro: do gia đình Laohathai thống trị và là một cổ đông của HCM Polymers- công ty có 10,1% cổ phần của NPC.
Ngân hàng Bangkok- Tập đoàn Sophopanich: là một tập đoàn tài chính lớn, là cổ đông trong công ty Bangkok Polyethylene (BPE) thuộc NPC_2. Năm 1995, tổng doanh thu của BPE là 3126 triệu baht.
Tham gia sản xuất PVC và VCM là hai công ty liên doanh giữa tập đoàn tư
nhân Thái Lan và các tập đoàn đa quốc gia của Nhật và Bỉ1:
Công ty Thai Plastic and Chemicals (TPC) là liên doanh giữa gia đình Euarchukiata với tập đoàn Mitsui của Nhật. TPC có 5,4% cổ phần trong NPC, có doanh thu năm 1995 là 6.712 triệu baht.
Công ty Vinythai là liên doanh giữa gia đình Chierawanon với công ty Solway của Bỉ. Doanh thu năm 1995 của Vinythai là 3.704 triệu baht.
Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia ngành thuộc ba nhóm chính là các công ty kỹ thuật, các công ty hoá chất thuộc các tập đoàn dầu khí đa quốc gia và các công ty hoá chất đa quốc gia đến từ Mỹ, Đức, Anh, Bỉ, Nhật, Đài Loan.
2.4 Các hiệp hội trong ngành Hoá dầu
Tổ chức tập hợp các nhà sản xuất hoá dầu Thái Lan là Plastic Club thuộc Liên
đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI). FTI ra đời năm 1988. Tiền thân của FTI là hiệp hội các ngành công nghiệp Thái Lan (ATI) thành lập năm 1967. FTI có tầm cỡ ngang với Bộ Thương mại. Plastic Club của FTI có 109 thành viên trong đó 77 thành viên là các doanh nghiệp sản xuất nhựa, doanh nghiệp thương mại và các nhà sản xuất máy móc thiết bị. Các doanh nghiệp hoá dầu chỉ là một bộ phận thiểu số.
Các hoạt động chính của Plastic Club bao gồm: a) duy trì mối liên hệ mật thiết với các cơ quan Chính phủ, b) là trung tâm thông tin nhằm trao đổi tin tức về
các ngành công nghiệp, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hoạt động marketing và khuyến khích đầu tư, c) phối hợp với các tổ chức chuyên môn và cơ sở dạy nghề
trong việc đào tạo nguồn nhân lực, d) hợp tác chặt chẽ với liên hiệp các ngành nhựa của ASEAN thuộc phòng thương mại và công nghiệp ASEAN, e) giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy sự phát triển của ngành Nhựa.
Ngoài ra, còn có sự hiện diện của Hiệp hội công nghiệp hoá dầu Thái Lan của TPI. Các vấn đề mà các tổ chức liên hiệp của các nhà sản xuất hoá dầu quan tâm
1 An Bossier, Ludo Cuyvers, Orose Leelakulthanit và Danny Van Den Bulcke_ “Vinylthai: A case study on the Competitive Strategy at Entry and the Impact of Changes in the Economic Environment”_ ASEAN Business Case
đến là: a) đòi hỏi Chính phủ thu phụ phí đối với các nguyên liệu nhập khẩu và vận
động chống tự do hoá nhập khẩu, b) hạ giá nguyên liệu của PTT và NPC, c) giảm bớt ảnh hưởng của các doanh nghiệp Nhà nước.