I. Kinh nghiệm của Thái Lan
4. Ngành Hoá dầu Thái Lan đương đầu với khủng hoảng tài chính tiền tệ
Châu Á
Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến ngành Hoá dầu theo hai cách chính. Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp hoá dầu ngay lập tức phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc đồng baht mất giá vì nó làm tăng khoản nợ nước ngoài của họ một cách
đáng kể nếu tính theo baht. Tháng 7 năm 1999, người ta dự đoán rằng ngành Hoá dầu có tổng tài sản trị giá 400 tỉ baht trên tổng số nợ 200 tỉ baht. Thứ hai, khi cuộc khủng hoảng trở thành một đợt duy thoái kinh tế trầm trọng vào năm 1998 thì cầu của các doanh nghiệp “hạ nguồn” giảm 30% nên các doanh nghiệp đã nợ nần chồng chất nay lại khó khăn trong kinh doanh.
Chính sách giá cả và chính sách gia nhập tự do đã ban hành không có gì thay
đổi trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng. Tự do hoá nhập khẩu là một phần quan trọng trong chính sách hoá dầu mới. Tuy nhiên, lịch trình giảm thuế suất nhập khẩu xuống 20% vào tháng 7 năm 1997 đã không thực hiện được. Thay vào đó là mức thuế suất 27% và thời điểm bắt đầu áp dụng mức thuế thấp hơn được rời lại nửa năm, đến tháng 1 năm 1998. Hơn nữa, Chính phủ đưa ra một khoản phụ phí nhập khẩu 10% được áp dụng vào tháng 10 năm 1997 đối với tất cả hàng nhập khẩu có
thuế suất trên 5%. Trong suốt mùa thu năm 1997, các nhà sản xuất bột nhựa và FTI không ngừng vận động để trì hoãn việc cắt giảm thuế quan và để có được sự ủng hộ từ phía Bộ Công nghiệp. Cuối năm 1997, họ đạt được một cam kết với Chính phủ. Theo cam kết này, thuế suất sẽ giảm từ 27% xuống 23,55 thay vì 20% như đã
định1. Do ảnh hưởng từ phía Bộ Tài chính cùng với sự ủng hộ cải cách thuế quan từ phía Bộ Công nghiệp và FTI, Chính phủ quyết định tuân theo đúng lịch trình cắt giảm thuế của AFTA và khuyến khích tự do hoá thương mại để hạ thấp chi phí đầu vào cho các nhà sản xuất “hạ nguồn”. Tháng 8 năm 1999, với sự ra đời của các biện pháp khuyến khích đầu tư tư nhân, Chính phủ quyết định hạ thấp thuế suất đồi với hàng hoá được coi là vốn đầu tư và đối với đầu vào “trung gian” bằng cách bãi bỏ mức phí nhập khẩu 10%. Đối với nguyên liệu thô cho sản xuất nhựa, thuế quan của 11 mặt hàng được giảm từ 20 xuống còn 10%. Nỗ lực duy trì thuế suất 20%
đối với những mặt hàng nhập khẩu cạnh tranh của các nhà sản xuất bột nhựa đã thất bại.
Cùng với sự kiên trì đi theo hướng tự do hoá thương mại, Chính phủ cũng đưa ra các biện pháp nâng cao tính hiệu quả. Thứ nhất, ngành Hoá dầu (cùng với ngành thép) đã vào giai đoạn cuối của chương trình tái cơ cấu (năm 1998) của Chính phủ. Chương trình này được thực hiện từ khoản trợ giúp 1,2 tỉ USD của World Bank và ADB. Mục tiêu của chương trình này là hiện đại hoá trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực và giảm thiểu ô nhiễm . Công cụ chính để thực hiện chính sách là các khoản cho vay với lãi suất thấp. Thứ hai, tháng 8 năm 1999, Chính phủ đề xuất một chương trình nhằm làm nâng cao khả năng thanh khoản trong khu vực tài chính và cứu vãn khu vực doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn trong đó có các doanh nghiệp hoá dầu được tạo cơ hội có được khoản đầu tư bằng cổ phiếu mới từ
Quỹ Cổ phiếu. Phần đóng góp của World Bank trong quỹ là 15%, của Nhà nước là 20 %, của khu vực tư nhân là 20% và 45% còn lại dự tính kêu gọi từ các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài. Vốn khởi điểm của quỹ là 500 triệu USD và sẽ tăng lên 1tỉ
USD. Thứ ba, Bộ Đầu tư dự định ra kế hoạch ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác để
tái cơ cấu các ngành công nghiệp chủ chốt trong đó có ngành Hoá dầu và ngành dầu khí.
Các công ty tư nhân tỏ vẻ miễn cưỡng khi áp dụng các biện pháp nêu trên để
cải thiện kĩ năng quản lý và sản xuất. Tháng 3 năm 1999, chỉ có 43% trong tổng số
140 tỉ baht dành cho đầu tưđược sử dụng.
Khi khủng hoảng xảy ra, các doanh nghiệp Nhà nước cũng đang trong quá trình xác định lại vai trò của mình trong ngành Hoá dầu. Quá trình tư nhân hoá từng phần đối với PTT trở thành một phần trong chương trình tái cơ cấu khu vực tài chính của IMF. Do sự phản đối từ phía các nhà quản lý và công đoàn cũng như
từ phía Bộ Tài chính, việc hoàn tất lịch trình tư nhân hoá phải mất một thời gian dài và quá trình thực hiện thì bị trì hoãn. Quá trình tư nhân hoá sẽ bắt đầu từ cuối năm 1999 thay vì vào tháng 10 năm 1998. 50% cổ phần của PTT sẽ bị rao bán trong thời gian 5 năm.
Trong khu vực tư nhân, hai công ty liên quan trực tiếp đến sản xuất olefin đều bị mắc kẹt với chiến lược hội nhập theo chiều dọc của mình. NPC chuẩn bị cho kế
hoạch “vượt bão” của mình tốt hơn so với TOC. Bất chấp khủng hoảng, doanh thu bán hàng của NPC vẫn tăng lên chủ yếu là vì giá olefin của họ được niêm yết theo
đồng Đôla và cũng một phần bởi vì doanh số bán cũng tăng lên. Do bị thua lỗ
ngoại tệ hơn 5 tỉ baht, năm 1997 NPC phải gánh chịu khoản lỗ 3,6 tỉ baht. Doanh thu của NPC cũng bị ảnh hưởng bở chính sách hạ giá thành áp dụng cho các khách hàng “hạ nguồn” (mức giá này thấp hơn giá US Gulf từ 10 đến 20%). Vì hầu hết khoản nợ 200 triệu USD của NPC đều là nợ dài hạn nên thua lỗ về ngoại tệ không quá lớn và năm 1998, lãi suất của NPC đạt được là 3,2 tỉ USD. Khả năng sinh lời của NPC một phần cũng là nhờ việc tăng năng suất lên 5-10% để tăng hiệu quả
theo quy mô. Kế hoạch sáp nhập giữa NPC và TOC cuối cùng cũng bị huỷ bỏ
trong năm 1998 vì hội đồng quản trị của NPC không muốn chia sẻ nguồn lực của mình với TOC. Vấn đề vay nợ của TOC trầm trọng hơn NPC nhiều vì hàng năm TOC phải thanh toán 80 triệu USD tiền lãi vay cho khoản vay nợ lên đến 340-370 triệu USD (vay nợ từ 15 chủ nợ trong nước và nước ngoài). Khoản nợ này làm ảnh
hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả của TOC. Kế hoạch mở rộng quy mô để hạ chi phí sản xuất từ 422 USD xuống 362 USD trị giá 7 triệu USD không tìm được nguồn tài trợ và cũng không có được sựủng hộ của các cổ đông. 1
Chiến lược tạm thời để tồn tại của các nhà sản xuất hoá dầu tư nhân là tăng cường xuất khẩu. Thay vì chỉ xuất khẩu 25-30% sản lượng, các công ty này tăng lượng xuất khẩu lên 50% sản lượng nhưng do cung của thế giới đang tăng nên lãi thu về rất khiêm tốn. Hầu hết các nhà sản xuất đều không chuẩn bị tinh thần cho tình huống đồng baht phá giá nên nợ tính theo baht của họ tăng lên. Xuất khẩu lúc này không chỉ là để đạt hiệu quả theo quy mô mà còn là một nguồn thu ngoại tệ
cần thiết.
Trước khủng hoảng, TPI đang trong quá trình thực hiện chiến lược bành chướng. TPI tài trợ cho các dự án mở rộng bằng tiền vay nợ nước ngoài có lãi suất thấp. Giữa năm 1997, tổng nợ của TPI với 140 chủ nợ trên khắp thế giới lên đến 3,2 tỉ USD và công ty con của nó, TPI Polene cũng vay nợ tới 1,3 tỉ USD. Khi Chính phủ bắt đầu thả nổi đồng baht, TPI phải gành chịu một khoản lỗ lớn về
ngoại tệ và đến tháng 8 năm 1997, TPI ngừng thanh toán lãi tiền vay. Sau đó, TPI tham gia một tiến trình đàm phán kéo dài với các chủ nợ để đạt được một thoả
thuận tái cơ cấu nợ mà mục tiêu chính là chuyển khoản lãi tiền vay 330 triệu USD
đáo hạn giữa giai đoạn 1998-2000 thành cổ phần. TPI có thể được coi là một thử
nghiệm của chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp. Tháng 2 năm 1999, dường như
TPI đã đạt được thoả thuận với tất cả các bên nhưng giải pháp cuối cùng lại bị trì hoãn. TPI Polene cũng phải tiến hành một chương trình đàm phán tương tự nhưng
đồng thời, nó cũng không ngừng tìm kiếm một nhà đầu tư chiến lược. Chiến lược tổng thể của tập đoàn Leophairatana là duy trì quyền kiểm soát đối với lĩnh vực hoá dầu, từ bỏ những lĩnh vực kinh doanh khác như nylon, cao su, năng lượng, nước, cảng và thiết bị xếp dỡ, chỉ giữ một phần nhỏ trong kinh doanh xi măng. 2
Trong chiến lược liên kết theo chiều dọc, kế hoạch thiết lập nhà máy cracking thứ hai và các dự án khác trị giá 2 tỉ USD của TPI đều bị huỷ bỏ. Trong suốt hai
năm 1997 và 1998, TPI vẫn tiếp tục sản xuất sản phẩm hoá dầu nhưng phải tăng lượng xuất khẩu. TPI phải gánh chịu khoản lỗ 15 tỉ baht năm 1997 và 2 tỉ baht năm 1998 nhưng sau đó nó được đền bù bởi khoản lãi về ngoại tệ mà nếu quy đổi ra baht sẽ là 24,5 tỉ baht.1
Tập đoàn SCG cũng tiến hành mở rộng sản xuất bằng cách tăng cường vay nợ
nước ngoài . Nợ nước ngoài của SCG tính đến khi xảy ra khủng hoảng là 5 tỉ USD, hầu hết trong số đó là nợ không được bảo đảm vì SCG đã đầu tư cho các dự án dài hạn bằng các khoản vay ngắn hạn. Hậu quả là họ bị lỗ 1,4 tỉ USD (52 tỉ baht) năm 1997. Giữa năm 1999, SCG phải đương đầu với khoản tín dụng ngắn hạn 1,2 tỉ
USD và 1 tỉ USD nợ dài hạn sắp đáo hạn. Tỉ lệ nợ trên cổ phần rất cao, lên đến 5,2: 1,105. Ngược với TPI, SCG vẫn tiếp tục trả lãi vay vì họ có quan hệ khá tốt với các ngân hàng trong nước. Chiến lược tái cơ cấu tổng thể của SCG cũng tương tự như
TPI. Đó là họ sẽ tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh trọng điểm như xi măng, hoá dầu và giấy trong khi bán đi các lĩnh vực không trọng điểm như thép, máy móc và linh kiện ôtô, thuỷ tinh và hàng điện và kim loại nhằm mục đích giảm nợ.
Trong giai đoạn 1998-1999, lĩnh vực kinh doanh hoá dầu của SCG bị ảnh hưởng bởi cầu trong nước giảm và giá xuất khẩu thấp. Chiến lược của công ty Cementhai Chemical là cầm chân các chủ nợ và chuẩn bị cho sự tăng trưởng của thị trường olefin (theo như dự báo) trong năm 2002. Công ty này đưa ra tuyên bố
về kế hoạch mở rộng khu liên hợp Rayong thêm 37%, nâng sản lượng lên 800 nghìn tấn ethylene, 800 nghìn tấn polyethylene và 320 nghìn tấn polypropylene một năm để giảm chi phí sản xuất vốn đã khá thập. Dự án này rất quan trọng vì SCG đang theo đuổi một chiến lược mang tính khu vực chứ không chỉ ở tầm quốc gia. Nếu thành công, SCG sẽ nâng cao được vị thế cạnh trạnh của mình so với TPI và vươn lên vị trí nhà sản xuất olefin hàng đầu của Thái Lan cũng như trở thành một nhân vật quan trọng trong khu vực.
Các tập đoàn góp phần trong Bangkok Bank đối phó với khủng hoảng bằng cách kêu gọi đầu tư nước ngoài. Họ chào mời các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào một công ty mẹ mới với 30% cổ phần, trong khi 70% còn lại sẽ do các công ty
con của Bangkok Bank là tập đoàn Metro và Huakee nắm giữ. Công ty mẹ này sẽ
có cổ phần trong 8 công ty hoá dầu con trong đó có BPE và HCM Polymers.
Thị phần của TPC và Vinythai trong thị trường PVC là 70:30. Tổng nợ của Vinythai là 258 triệu USD, công ty này cũng phải chịu một khoản lỗ về ngoại tệ
khi đồng baht bị thả nổi nhưng tác động của đồng baht mất giá và của nợ nước ngoài mà nó phải gánh chịu ít hơn so với TPI và SCG. Sau 1997, Vinythai vẫn kinh doanh có lãi nhưng kế hoạch mở rộng lần thứ ba của nó bị Solvay và tập đoàn CP trì hoãn. CP đã vay nợ quá nhiều để đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mới bên cạnh lĩnh vực truyền thống là nông nghiệp. Chỉ một công ty con của nó- công ty Telecom Asia- cũng đã nợ tới 1 tỉ USD nợ không được bảo đảm. CP cuối cùng
đành phải thực hiện biện pháp truyền thống là bán đi những lĩnh vực kinh doanh không trọng điểm. CP cũng cố gắng tìm kiếm người mua số cổ phần 36% của nó trong Vinythai nhưng Solvay thì không tỏ ra quan tâm tới việc tăng cổ phần của mình.1
TPC dường như đang có cơ hội nâng cao thị phần của mình. Tuy nhiên, giống như nhiều doanh nghiệp hoá dầu khác, TPC buộc phải tiến hành tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp. Hàng năm, TPC phải thanh toán 500 đến 600 triệu baht tiền lãi cho 1 tỉ baht nợ ngắn hạn và 4 tỉ baht nợ dài hạn. Trong suốt mùa xuân năm 1999, TPC đã thành công trong việc chuyển hầu hết nợ ngắn hạn (800 triệu baht) thành nợ dài hạn. Đồng thời, TPC vẫn duy trì chiến lược giảm chi phí sản xuất bằng cách liên kết nhiều hơn, trong đó có dự án đầu tư mới vào sản xuất dichloride.1
Nhìn chung, khủng hoảng tài chính là yếu tố chính gây trở ngại cho ngành Hoá dầu Thái Lan. Một số dự án lớn bị huỷ bỏ và khi khủng hoảng qua đi, vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên. Sẽ có những dự án đầu tư mới của các tập đoàn nước ngoài như Chevron Chemial, Philips Petroleum, Exxon, Bayer và Mitsubishi Chemicals. Trong số các nhà sản xuất trong nước, SCG và TPC có
được vị thế thuận lợi hơn so với TPI và tập đoàn CP. Đối với các nhà sản xuất “hạ
nguồn” thì tự do thương mại có nghĩa là chi phí đầu vào sẽ thấp hơn.
II. Kinh nghiệm của Trung Quốc