III. Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam
2. Khó khăn
2.1 Cơ sở hạt ầng phát triển chưa đồng bộ
Sau hai cuộc chiến tranh, đất nước Việt Nam phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề về nhân lực và vật lực. Thêm vào đó là chính sách cấm vận mà Hoa Kỳ áp
đặt đối với Việt Nam khiến cơ sở hạ tầng trong nước không có điều kiện để phát triển. Những năm gần đây, tuy Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng và số lượng của cơ sở hạ tầng nhưng theo đánh giá chung trong các diễn đàn đầu tư thì sự phát triển đó vẫn chưa đồng bộ.
Về đường bộ. Việt Nam hiện có 105.000 km đường bộ nhưng phần lớn là
đường hẹp và chất lượng còn kém. Vốn đầu tư chủ yếu là vốn ODA nên có sự tách biệt giữa chủ sỡ hữu vốn và người sử dụng vốn dẫn đến tiến độ thực hiện dự án chậm, chất lượng chưa cao. Mặt khác, mức độ tập trung đầu tư xây dựng không
đồng đều, hầu hết dồn cho việc phát triển các thành phố lớn. Tuy được đầu tư
nhiều hơn nhưng do việc đầu tư thiếu sự liên kết giữa các đơn vị có liên quan: giải toả dân cư chậm, làm đường và làm hệ thống thoát nước hay dây cáp ngầm đôi khi là những khâu tách biệt dẫn đến tình trạng người làm, người phá, chất lượng đường phố xuống cấp nhanh.
Về đường sắt. Đường sắt Việt Nam tuy có nhiều tiến bộ rõ rệt nhưng nếu xét trong mối tương quan với các nước trong khu vực thì còn lạc hậu. Đường ray của
đường sắt Việt Nam nhỏ hơn đường ray tiêu chuẩn quốc tế hiện nay gây hạn chế
cho việc phát triển các tuyến đường vận chuyển liên vận. Ví dụ như khi đến biên giới Trung Quốc, do khác kích cỡ đường ray nên hàng hoá sẽ phải chuyển tải từ
tàu Việt Nam sang tàu Trung Quốc để tiếp tục lộ trình.
Về đường hàng không. Việt Nam hiện mới chỉ có 3 sân bay quốc tế và một số
sân bay nội địa nhỏ. Số lượng chuyến bay cả trong nước và quốc tế không những ít mà chất lượng phục vụ lại kém gây bất bình cho khách, trì hoãn trong lưu thông. Nếu kinh tế Việt Nam phát triển hơn, lưu lượng hành khách và hàng hoá sẽ tăng lên. Liệu ngành hàng không có đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đó hay không?
Về đường biển. Đường biển là con đường lưu thông quan trọng nhất của thương mại quốc tế. Việt Nam có đường bờ biển trải dọc theo chiều dài đất nước với 8 cảng biển chính. Đáng tiếc là những hạn chế sau đã làm ngành hàng hải của Việt Nam thiếu tính cạnh tranh:
- Đội tàu của Việt Nam còn ít, trọng tải tàu nhỏ, quan hệ với các đối tác còn ít nên chỉ có hàng trong lộ trình đi hoặc về, tàu thường xuyên chạy không tải. - Việt Nam có ít cảng nước sâu nên không đón được những tàu có trọng tải lớn. - Phương tiện máy móc phục vụ việc xếp dỡ còn thiếu, lạc hậu.
- Hệ thống kho bãi chứa hàng diện tích nhỏ, chất lượng kém, giá tương đối cao.
Về đường ống. Vận chuyển đường ống của Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn phát triển ban đầu. Các dịch vụ viễn thông như điện thoại, internet phát triển nhanh, chất lượng có cải thiện nhưng chưa thể theo kịp Thái Lan, Singapore hay Trung Quốc. Trong khi ở các quốc gia khác, hệ thống cáp quang với những ưu việt của nó đã trở nên quá quen thuộc với đời sống của người dân thì ở Việt Nam, chúng ta mới đang ở giai đoạn cố gắng giúp người dân tiếp cận với những tiện ích này. Điện thoại di động trở thành phương tiện truyền thông ngày càng phổ biến nhưng chất lượng thì còn là vấn đề đáng phải quan tâm khi mà hiện tượng mất sóng thường xuyên diễn ra, các dịch vụ kèm theo như truy cập internet, nhắn tin bằng hộp thư thoại… rất ít người sử dụng do cước phí quá cao so với thu nhập cá nhân.
Cơ sở hạ tầng là bộ mặt của quốc gia. Với cơ sở hạ tầng như hiện nay, Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm để thu hút đầu tư nước ngoài hơn nữa.