Lý do thực hiện tái cơ cấu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 56 - 57)

I. Kinh nghiệm của Thái Lan

3. Thái Lan tái cơ cấu ngành Hoá dầu trước thách thức hội nhập

3.1 Lý do thực hiện tái cơ cấu

Trên thực tế, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia lần thứ bảy của Thái Lan (1992-96) đã đưa ngành Hoá dầu vào danh sách các ngành công nghiệp mục tiêu. Định hướng phát triển ngành Hoá dầu bao gồm: a) giảm mức độ bảo hộ thông qua việc điều chỉnh thuế nhập khẩu và huỷ bỏ các lệnh cấm nhập khẩu, b) đưa ra một chính sách mở cửa tự do để kêu gọi sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân, c) thay đổi vai trò của Chính phủ từ nhà đầu tư trực tiếp sang vai trò người cộng tác, d) khuyến khích sản xuất “hạ nguồn”, đặc biệt là sản xuất nguyên liệu nhựa.

Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch lần thứ 7 này, ngành Hoá dầu Thái Lan đã gặp phải rất nhiều thách thức như giá cả giảm sút và sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập khẩu từ các nước ASEAN khác khi gia nhập AFTA.

Từ năm 1988 đến giữa năm 1994, ngành Hoá dầu thế giới lâm vào suy thoái, thị trường hoá dầu ở các nước ASEAN tràn ngập sản phẩm bột nhựa giá rẻ (có thể

nói là phá giá) của Hàn Quốc và Arập Xêút nhập khẩu thông qua khâu gia công và

đóng gói lại tại Singapore. Vì những sản phẩm này có giá rẻ hơn giá sản phẩm của Thái Lan dù đã cộng thêm thuế nhập khẩu, các nhà sản xuất trong nước buộc phải giảm giá và công thức tính giá căn cứ vào chi phí cộng chênh lệch có vẻ không còn phù hợp.

Cuộc họp thượng đỉnh các quốc gia ASEAN lần thứ tư tổ chức tại Singapore tháng 1 năm 1992 đã đánh dấu sự ra đời của AFTA. Tháng 1 năm 1993, các thành viên ASEAN đồng ý tham gia chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPTS với mục đích chính là giảm thuế quan áp dụng giữa các quốc gia thành viên xuống còn 0-5% trong 15 năm. Uỷ ban AFTA của Thái Lan trước sức ép từ

các doanh nghiệp cuối cùng cũng đồng ý đưa 140 mặt hàng của ngành Hoá dầu Thái Lan vào danh mục hàng cắt giảm bình thường. Nghĩa là Thái Lan sẽ phải

giảm thuế xuống còn 20% trong vòng 8 năm (đến 2001) và xuống còn 0-5% trong 7 năm tiếp theo. Hội nghị bộ trưởng các nước ASEAN lần thứ 26 đã quyết định rút ngắn thời gian thực hiện AFTA xuống còn 10 năm. Hội nghị thượng đỉnh năm 1994 tại Bangkok khẳng định rằng các sản phẩm hoá dầu có thuế suất trên 20% phải giảm xuống 20% vào năm 1998 và xuống 0-5% trước 1/1/2003, còn các sản phẩm đang có thuế suất thấp hơn 20% sẽ phải giảm xuống còn 0-5% trước 1/1/2000.

Chính phủ Thái Lan đã rất cố gắng để thích ứng với những thay đổi đó. PTT hạ giá ethane và propane 30% vào tháng 4 đến tháng 6 năm 1993 và NPC cũng thực hiện tương tự. Hơn nữa, một lịch trình cắt giảm thuế quan được đưa ra với mục đích giảm thuế đánh vào nguyên liệu nhựa xuống 30% bắt đầu từ tháng 1 năm 1996. Nhiều nhóm nghiên cứu và nhiều uỷ ban đã vào cuộc để tìm kiếm giải pháp dài hạn cho sự phát triển của ngành.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)