Chi phí lao động thấ p

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 33 - 34)

III. Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam

1. Thuận lợ i:

1.3 Chi phí lao động thấ p

Chi phí lao động thấp là một lợi thế mà Việt Nam vẫn đang tiếp tục khai thác và nhấn mạnh trên các diễn đàn kêu gọi đầu tư bởi nhân tố này góp phần không nhỏ trong tổng chi phí sản xuất. Gần đây, theo nhận định của nhiều nhà kinh tế

trong và ngoài nước, Việt Nam đang dần mất đi lợi thế này vì nền kinh tế Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh, thu nhập bình quân đầu người đã tăng gấp đôi lên 400 Đôla/ một người một năm so với năm 1990.

Riêng đối với ngành Hoá dầu thì lợi thế này sẽ vẫn phần nào duy trì được chỗ đứng của mình trong mắt các nhà đầu tư. Ngành Hoá dầu như đã từng đề cập là một ngành đòi hỏi cao về chất lượng của người lao động. Vì thế, lao động phổ

thông chỉ chiếm một phần nhỏ trong đội ngũ lao động mà chủ yếu sẽ là lao động trí óc. So với nhiều quốc gia trong khu vực, mức lương hiện nay mà các doanh nghiệp

Nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài trả cho người lao động chất lượng cao của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều. Mức lương bình quân của một kỹ sư Việt Nam chỉ

bằng 60 đến 70% của Thái Lan hay Trung Quốc, bằng 18% của Singapore và bằng 3-5% của Nhật Bản. Một nhà quản lý cấp thấp người Việt Nam chỉ nhận được khoảng 500 Đôla một tháng. Một nhà quản lý cấp cao người Việt cũng rất bằng lòng với mức lương 2000 Đôla một tháng. Con số này ở các nước tương ứng là 1000 và 5000 Đôla là tối thiểu. Đó là chúng ta còn chưa đề cập đến mức lương của các kỹ sư và giám đốc của doanh nghiệp Nhà nước 1. Tình hình này sẽ vẫn tồn tại trong thời gian tới đây bởi mức sống chung của người Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước ASEAN nói riêng và so với các nước trong khu vực Châu Á nói chung.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)