II. Dự đoán tình hình cung cầu của một số sản phẩm hoá dầu trong tương lai
3. Cung cầu về cao su tổng hợp
xa lạ trong khi xu hướng hiện nay trên thế giới là sử dụng cao su tổng hợp để bù
đắp sự thiếu hụt ngày một tăng về cao su tự nhiên. Nếu dự án sản xuất SBR và BR của Petrovietnam được thực hiện đúng tiến độ thì đến năm 2010, Việt Nam sẽ sản xuất được bình quân 80 nghìn tấn SBR và BR một năm. Tức là chỉ với khả năng sản xuất trong nước thì mỗi người dân mỗi năm chỉ tiêu thụ chưa đến 1kg SBR và BR. Trong khi đó, do lượng xe máy của Việt Nam quá nhiều và do công nghiệp sản xuất ôtô đang trên đà phát triển, mức sản xuất đó sẽ không đủ đểđáp ứng được nhu cầu trong nước và nhập khẩu vẫn tiếp tục là giải pháp cho các nhà sản xuất xăm, lốp xe.
Nói tóm lại, với các dự án xây dựng ngành Hoá dầu như hiện nay, năng lực sản xuất các sản phẩm hoá dầu trong nước sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu tăng mạnh trong tương lai về các sản phẩm hoá dầu nói chung và nhựa PVC, sợi tổng hợp nói riêng. Vì thế, phát triển ngành Hoá dầu để mở rộng năng lực sản xuất là yêu cầu cấp bách. Tuy nhiên, với tiến độ thực thi dự án chậm chạp vì những khó khăn đã nêu trong chương I, Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều để có một ngành Hoá dầu hoàn thiện của riêng mình.
III. Kiến nghị
1. Nhanh chóng xác định mô hình phát triển phù hợp cho ngành Hoá dầu
Trong điều kiện hiện nay, khi thế giới chưa tìm ra được những nguyên liệu thay thế hiệu quả cho các chế phẩm từ dầu mỏ và khí tự nhiên thì ngành Hoá dầu sẽ vẫn là một ngành công nghiệp cơ bản vô cùng cần thiết đối với mục tiêu phát triển của quốc gia. Ngành Hoá dầu liên quan trực tiếp đến vấn đề an ninh năng lượng và nguyên liệu cho một quốc gia. Nó đảm bảo cho quốc gia đó có điều kiện
để phát triển một nền công nghiệp toàn diện hơn. Từ nhiều năm trở lại đây, trong các văn kiện Đại hội Đảng hay trong các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế
dài hạn của Việt Nam, mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước luôn là câu khẩu hiệu nhưng ngành Hoá dầu lại chưa được nhìn nhân đúng với tầm quan trọng của nó . Mô hình phát triển ngành Hoá dầu Việt Nam do Petrovietnam đưa ra có vẻ
giống với cách mà Trung Quốc đã xây dựng ngành Hoá dầu của họ. Chúng ta vẫn thường quan niệm rằng Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng như
chế độ xã hội, con người, văn hoá, điều kiện tự nhiên và nhiều yếu tố cạnh tranh khác. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn chúng ta khi thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào ngành Hoá dầu. Trung Quốc là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư hàng đầu của thế giới. Dân số hơn 1 tỷ dân hứa hẹn hàng tỷ đôla lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Thật vậy, bình quân mỗi người Trung Quốc sử dụng hàng chục kg chất dẻo một năm và nhu cầu thì sẽ vẫn tăng lên do Trung Quốc cũng đang trong giai đoạn phát triển kinh tế rầm rộ nên đầu tư vào Trung Quốc để sản xuất các sản phẩm hoá dầu với sản lượng lên tới con số triệu tấn là chuyện bình thường mà thậm chí vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Các nhà sản xuất tận dụng được tối đa hiệu quả sản xuất theo quy mô. Cho dù thuế nhập khẩu của Trung Quốc thấp thì
đầu ra cho các nhà sản xuất trong nước vẫn được đảm bảo. Trong khi đó, hiệu quả
sản xuất theo quy mô sẽ là bài toán khó cho Việt Nam vì các nhà sản xuất chỉ sản xuất được tối đa vào trăm tấn một năm. Nếu thuế suất nhập khẩu thấp thì hàng trong nước dễ dàng bị hàng nhập khẩu bóp nghẹt. Hơn nữa, Trung Quốc đã tự phát triển công nghệ lọc dầu của riêng mình trong khi Việt Nam chưa có một nhà máy lọc dầu nào. Trung Quốc gia nhập WTO khi đã có đạo luật chống bán phá giá riêng trong khi Việt Nam đang nỗ lực gia nhập WTO nhưng lại chưa xây dựng được luật chống bán phá giá, gặp phải những trường hợp bán phá giá vẫn lúng túng trong khâu xử lý. Vì thế, học tập mô hình phát triển của Trung Quốc có vẻ không hợp lý. Thiết nghĩ, Việt Nam nên học tập mô hình phát triển của các quốc gia có quy mô thị trường giống với mình hơn như Thái Lan kết hợp với học hỏi những gì thật sự
cần thiết cho sự phát triển ngành Hoá dầu quốc gia từ phía Trung Quốc như các biện pháp bảo hộ phi thuế khá hiệu quả của họ, tránh rập khuôn.
Mô hình phát triển phải là mô hình trong dài hạn. Tức là các chính sách, chiến lược đặt ra luôn phải là các chính sách, chiến lược dài hạn đểđảm bảo an toàn cho vốn đầu tư rất lớn giai đoạn ban đầu. Đồng thời, phải có sự nhanh nhạy trong nắm
bắt, dự đoán những biến động của thị trường trong và ngoài nước để có sự điều chỉnh thích hợp khi cần thiết, tránh cứng nhắc, bảo thủ dẫn đến lãng phí vốn.
Mô hình phát triển này phải đặt vai trò của Chính phủ lên hàng đầu trong giai
đoạn xây dựng ngành và vai trò của Chính phủ sẽ giảm dần khi ngành bước vào giai đoạn phát triển. Kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc hay Hàn Quốc đều minh chứng cho thực tế này.
Cần phải xác định ngay từ đầu rằng ngành Hoá dầu không phải là ngành phục vụ chính cho mục đích xuất khẩu mà mục tiêu hàng đầu của ngành là thoả mãn thị
trường nội địa. Ngành Hoá dầu sẽ là một trong những ngành chủ chốt giúp thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu một cách hiệu quả, nâng sức cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước khi tham gia vào thị trường quốc tế.
2. Cần phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phát huy nội lực
Thứ nhất, các DNNN sản xuất và kinh doanh sản phẩm hoá dầu phải có được một lực lượng lao động nòng cốt gồm các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, quản lý giỏi và những công nhân, kỹ sư có khả năng thích ứng với các qui trình sản xuất áp dụng công nghệ cao để tạo nên sức mạnh trí tuệ cần thiết về mọi mặt trong điều kiện sản xuất kinh doanh mới. Đội ngũ cán bộ này cần được tạo điều kiện phát triển tốt cả về vật chất, tinh thần lẫn điều kiện làm việc. Như chúng ta đã thấy, Thái Lan là nước rất coi trọng vai trò của đội ngũ lao động trong ngành Hoá dầu. Họ
biết rằng để đạt hiệu quả cao khi xây dựng một ngành công nghiệp mới lạ thì ngay từ những khâu ban đầu như lập kế hoạch phát triển, lựa chọn địa điểm đầu tư … cần phải có sự tư vấn, góp ý từ các chuyên gia đầu ngành của thế giới, thậm chí phải nhờ đến các quốc gia cạnh tranh. Các DNNN của Thái Lan như NPC hay PTT
đều chiêu mộ các chuyên gia trong và ngoài nước bằng nhiều chính sách ưu đãi. DNNN của Việt Nam cần phải học tập kinh nghiệm này của các doanh nghiệp nước bạn.
Thứ hai, DNNN cần có điều kiện cần và đủ để tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về sự phát triển cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình,
đồng thời thụ hưởng lợi ích chính đáng từ những kết quả đó. Đây sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì thành công hay thất bại đều liên quan trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp. Các DNNN ở các quốc gia khác như Trung Quốc hay Thái Lan đều áp dụng biện pháp này và cho đến nay,
đó vẫn là những doanh nghiệp và tập đoàn hàng đầu của họ.
Thứ ba, DNNN cần được cung cấp những thông tin những thông tin về thị
trường, những thông tin mang tính vĩ mô một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Thiếu thông tin là một điểm yếu cố hữu của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đã không ít lần gây ảnh hưởng đến cả một ngành kinh tế chứ không chỉ
riêng một vài doanh nghiệp. Điểm yếu này là do tác động của cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do các cấp quản lý có liên quan như các cơ quan thống kê, các thương vụ, các cơ quan thương mại… không nhạy bén trong nắm bắt và tổng hợp thông tin dẫn đến tình trạng doanh nghiệp chỉ
hoạt động theo cảm tính mà thiếu định hướng chỉ đạo. Nguyên nhân chủ quan là bản thân doanh nghiệp không chủ động tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau, quá ỷ lại vào sự hướng dẫn của các cơ quan chủ quản. Khắc phục được điểm yếu này, DNNN sẽ có thể huy động tốt các nguồn lực một cách đúng đắn phục vụ
mục tiêu phát triển lâu dài, an toàn và bền vững.
Các DNNN tham gia ngành Hoá dầu thường là các Tổng công ty Nhà nước. Vì vậy, yêu cầu thư tư là cần phải kiện toàn tổ chức và cơ chế hoạt động của các Tổng công ty này sao cho vừa đảm bảo phát huy được khả năng sáng tạo, tính chủ động và nội lực của từng doanh nghiệp thành viên, vừa đảm bảo sự tồn tại vững mạnh của các Tổng công ty với tư cách là một tập đoàn kinh tế mạnh. Các doanh nghiệp thành viên cần được tạo điều kiện để vừa độc lập, lại vừa liên kết chặt chẽ
về tài chính, thị trường, công nghệ và lợi ích kinh tế. Một mặt, các lĩnh vực kinh doanh làm ăn có hiệu quả cần được ưu tiên đầu tư các nguồn lực cần thiết để có thể
phát triển mạnh. Mặt khác, các lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả phải có cơ chế
giải quyết dứt điểm tránh tình trạng dây dưa gây lãng phí các nguồn lực. Mô hình
thành công, đưa tập đoàn này phát triển vững mạnh, vượt qua giai đoạn khủng hoảng đầy khó khăn. Thực vậy, các công ty con có tính độc lập cao nên hoạt động của công ty này không làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty khác, do đó, sự
thất bại của một công ty sẽ không tạo ra tác động dây chuyền tới toàn bộ tập đoàn. Nhờ vậy, LG đã không gặp phải thất bại đau đớn như Daewoo. Hay như trong trường hợp của các tập đoàn Thái Lan khi thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp do khủng hoảng, các lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả có cơ chế rõ ràng để giải quyết là hoặc bán đi cho tập đoàn khác, hoặc đóng cửa, giải thể.
Thư năm, DNNN cũng nên thực hiện cổ phần hoá và chuyển đổi sở hữu. Nhà nước lúc này chỉ nên nắm cổ phần chỉ huy chứ không nhất thiết phải nắm 100% vốn. Làm như vậy vừa đảm bảo vai trò của Nhà nước vừa phát huy tính làm chủ
của người lao động, vừa huy động được nguồn lực từ nhân dân.
Cuối cùng, DNNN cần được hoạt động trong môi trường khuyến khích phát triển xét trên khía cạnh pháp lý và kinh tế, tránh hình sự hoá các mối quan hệ kinh tế, quan hệ tín dụng (nhưđã diễn ra ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua). Đặc biệt, Nhà nước cần xây dựng các chính sách một cách kịp thời trên cơ sở những vấn đề
thực tế nảy sinh trong cuộc sống (như chính sách thuế, lãi suất, tỉ giá, chế độ tiền lương …). Trong đó, vấn đề cực ký quan trọng và cấp bách hiện nay là cơ chế, chính sách tạo vốn cho đầu tư phát triển vì ngành Hoá dầu đòi hỏi vốn rất lớn. Bên cạnh đó cần thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước để vốn đầu tư được an toàn. Bảo hộ phải có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn, vừa nuôi dưỡng, vừa bắt buộc các doanh nghiệp phải đổi mới không ngừng.
3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong phát triển ngành Hoá dầu
Như đã khẳng định, thành phần kinh tế Nhà nước luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt, ngành công nghiệp Hoá dầu lại là một ngành công nghiệp cơ bản nên thành phần kinh tế Nhà nước sẽ là một bộ phận không thể
tách rời và mang tính quyết định. Tuy nhiên, thành phần kinh tế Nhà nước cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ để có thể thích nghi và phát triển trong cơ cấu thị trường
hiện nay. Các Tổng công ty 90, 91 nên được cơ cấu lại cho hợp lý và phát triển theo mô hình tập đoàn công nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành, như vậy sẽ đem lại sự phát triển toàn diện cho lĩnh vực hoá dầu. Hơn nữa, ngành Hoá dầu là ngành
đòi hỏi vốn lớn nên giai đoạn ban đầu cần phải có sự đóng góp của Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước không chỉ đóng góp bằng tiền đầu tư mà còn bằng uy tín, cơ chế, chính sách của mình để thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân và từ các đối tác nước ngoài. Các công ty hoá dầu có thể là các công ty cổ phần trong đó cổ phần chỉ huy vẫn thuộc sở hữu của các DNNN còn các thành phần kinh tế khác có thể tham gia
đóng góp phần vốn còn lại. Làm như vậy vừa giảm bớt gánh nặng về vốn cho DNNN vừa huy động được sự đóng góp của các thành phần kinh tế khác. Ngành Hoá dầu có khả năng đem lại lợi nhuận cao nên nếu có chính sách ưu đãi hợp lí chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Tuy nhiên, để giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, điều kiện tiên quyết là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, củng cố cấp uỷ, nâng cao tính tiên phong của Đảng viên trong doanh nghiệp, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp quan liêu, tham nhũng, tha hoá và biến chất. Một bộ máy quản lý trong sạch làm tăng uy tín của toàn doanh nghiệp.
Tăng cường các biện pháp khuyến khích đầu tư từ các thành phần kinh tế
khác, đặc biệt là từ các doanh nghiệp nước ngoài vì các doanh nghiệp này vừa có nguồn vốn lớn, lại vừa dày dặn kinh nghiệm. Doanh nghiệp nước ngoài chắc chắn sẽ là đối tác quan trọng của Việt Nam vì thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam còn quá xa lạ với khái niệm “ngành Hoá dầu” trong khi các doanh nghiệp Châu Mỹ, Châu Âu và nhiều doanh nghiệp Châu Á đã có bề dày hàng chục năm trong ngành Hoá dầu. Họ hơn chúng ta cả về vốn, về công nghệ, về kiến thức chuyên môn và về khả năng quản lý kinh doanh. Sự có mặt của các doanh nghiệp lớn trên thế giới sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả hơn. Giả dụ nếu chúng ta thu hút được đầu tư từ tập đoàn hoá dầu hàng đầu của Hoa Kỳ, các tập
đoàn này sẽ đứng về phía Việt Nam trong việc tạo áp lực với các quốc gia khác nhằm kéo dài thời hạn áp dụng các quy định về bảo hộ cho riêng ngành Hoá dầu
trong khi vẫn đảm bảo thực hiện đúng quy định với các mặt hàng khác. Điều này là vô cùng quan trọng nếu Việt Nam thực sự muốn xây dựng ngành Hoá dầu của riêng mình. Ngành Hoá dầu đòi hỏi thời gian hoàn vốn ít nhất là 8 năm, nếu bắt
đầu từ ngay bây giờ thì đến 2006, chúng ta chưa thể hoàn vốn cho các dự án đầu tư
trong khi đã phải dỡ bỏ các hàng rào bảo hộ, liệu các doanh nghiệp trong nước có
đứng vững được trước sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài đã hết thời hạn khấu hao? Vì thế cần phải coi trọng đầu tư nước ngoài.
4. Cải thiện môi trường đầu tư
Để thu hút đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau, Việt Nam phải tích