Hàn Quốc nước đi sau nhưng về trước

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 84 - 88)

III. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

1.Hàn Quốc nước đi sau nhưng về trước

Ngành Hoá dầu bắt đầu xuất hiện ở Hàn Quốc vào cuối thập niên 60 trong khi ngành Hoá dầu của Hoa Kỳ và Châu Âu đã có một lịch sử phát triển 30 năm và Nhật Bản cũng đã bắt tay vào xây dựng ngành Hoá dầu từ 10 năm trước. Tuy khởi

đầu chậm hơn Nhật Bản 10 năm nhưng ngành Hoá dầu Hàn Quốc đạt đến giai

đoạn phát triển chín muồi chỉ sau Nhật Bản từ 4 đến 5 năm. Tính đến nay, ngành Hoá dầu Hàn Quốc đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính.

Giai đoạn đầu tiên từ năm 1972 đến năm 1978 có thể gọi là giai đoạn “phát triển” của ngành Hoá dầu Hàn Quốc. Trong giai đoạn này, Chính phủ đóng một vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành. Chính phủ Hàn Quốc coi việc xây dựng ngành Hoá dầu là trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia

vì xây dựng được ngành Hoá dầu đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng tự chủ về

nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác và giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước. Cũng trong giai đoạn này, các ngành sử dụng sản phẩm hoá dầu làm nhân tố đầu vào có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất cao nên cầu trong nước về sản phẩm hoá dầu không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản lượng đạt 37% trong khi tốc độ tăng trưởng của cầu cũng đạt con số không nhỏ là 28%. Hàn Quốc lúc này chỉ có một công ty duy nhất sản xuất ethylene với sản lượng 155 nghìn tấn/năm. Khu liên hợp hoá dầu đầu tiên của Hàn Quốc ra đời năm 1972. Sự ra đời sớm này cho thấy quyết tâm của Chính phủ Hàn Quốc. Khu liên hợp này cho đến nay tập trung ba nhà sản xuất hoá dầu lớn của Hàn Quốc là BASF Korea, Hanwha và SK.

Giai đoạn thứ hai từ năm 1979 đến năm 1988 là giai đoạn “tăng trưởng” của ngành Hoá dầu Hàn Quốc. Tuy cũng bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng dầu mỏ thế

giới như nhiều quốc gia khác nhưng ngành Hoá dầu Hàn Quốc vẫn vượt qua và tiếp tục tăng trưởng là nhờ vào một khoản hỗ trợ lớn từ phía Chính phủ. Năm 1979, Hàn Quốc khánh thành khu liên hợp hoá dầu thứ hai tại Yucheon. Khu liên hợp này hiện nay thu hút được bốn công ty hoá dầu là LG Chemical, LG-Caltex, Honam Petrochemical và Yucheon NCC (trung tâm cracking naphtha Yucheon). Giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc rất cao, đạt 10%/ năm và xuất khẩu tăng bình quân 30% /năm là những nhân tố kích cầu quan trọng. Vì thế, tuy tốc độ phát triển của ngành có thấp hơn giai đoạn “phát triển” nhưng vẫn ở

mức cao: tốc độ tăng trưởng của sản xuất là 17% trong khi tốc độ tăng trưởng của cầu là 12%. Mới chỉ có thêm một doanh nghiệp nữa tham gia sản xuất ethylene, tổng sản lượng của hai doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này còn khiêm tốn, chỉđạt 505 nghìn tấn/năm. Trong ngành, khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng

được thu hẹp vì năng lực sản xuất trong nước ngày càng tăng lên và Hàn Quốc đã bắt đầu nhìn thấy thành công của chiến lược thay thế nhập khẩu.

Năm 1989 đến năm 1996 là giai đoạn phát triển “chín muồi” của ngành Hoá dầu Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định không can thiệp trực tiếp vào

ngành mà chỉ duy trì mức độ quản lý thông qua luật pháp và các quy định khác. Các doanh nghiệp tư nhân được chủ động trong đầu tư sản xuất và kinh doanh. Rất nhiều dự án liên kết theo chiều dọc được thực hiện đã đem lại bộ mặt mới cho ngành vì số doanh nghiệp có khả năng sản xuất từ các sản phẩm “thượng nguồn”

đến “hạ nguồn” tăng lên đáng kể. Số doanh nghiệp sản xuất ehtylene đã lên đến con số 8 với tổng năng suất là 4.330 nghìn tấn/năm. Năm 1991, khu liên hợp hoá dầu thứ 3 ra đời và được đặt tại Daesan với nhà đầu tư chính là Hyundai Petrochemical. Với ba khu liên hợp có quy mô lớn, tốc độ tăng trưởng của sản lượng tăng lên bình quân 2% so với giai đoạn trước, đạt 19%/năm. Tốc độ tăng trưởng của cầu trong nước thấp hơn trước, chỉ ở mức 10%/năm nhưng cầu về sản phẩm hoá dầu từ các nước đang phát triển trong khu vực Châu Á tăng nhanh chóng nên vẫn thúc đẩy ngành tăng trưởng hơn nữa. Trong 3 năm 1990~1992, Hàn Quốc vẫn còn là một nước nhập khẩu ròng với mức thâm hụt thương mại tương ứng là - 2,5 tỉ USD, -2,1 tỉ USD và -120 triệu USD. Đến năm 1993, Hàn Quốc đã bắt dầu có thặng dư thương mại và sau đó vươn lên là một quốc gia xuất khẩu ròng các sản phẩm hoá dầu. Năm 1995, Hàn Quốc đạt thặng dư hơn 900 triệu USD.

Giai đoạn từ 1997 cho đến nay là giai đoạn tái cơ cấu của ngành Hoá dầu Hàn Quốc. Khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ở Thái Lan năm 1997 đã khiến nền kinh tế nhiều nước trên thế giới gặp khó khăn trong đó có Hàn Quốc. Khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc bắt đầu từ đầu năm 1998 làm sức mua và xuất khẩu giảm sút. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã nhanh chóng lấy lại thăng bằng và đến quý 3 năm 1998, sức mua và xuất khẩu đã phục hồi nhanh chóng. Số doanh nghiệp sản xuất ethylene tuy có giảm nhưng tổng sản lượng lại được nâng lên 5.050 nghìn tấn/ năm. Năm 2001, tổng sản lượng ethylene của Hàn Quốc là 5,53 triệu tấn, chiếm 5% tổng sản lượng ethylene thế giới.

Bảng 13: Tình hình sản xuất và nhu cầu về ethylene của Hàn Quốc giai đoạn 1991~2002 đơn vị: nghìn tấn Năm ‘91 ‘92 ‘93 ‘94 ‘95 ‘96 ‘97 ‘98 ‘99 ‘00 ‘01 ‘02 Sản xuất 1567 2810 3324 3661 3722 3979 4458 5158 5276 5537 5439 5658 Cầu 1857 2814 3074 3301 3472 3797 4471 5001 5243 5323 5471 5659

Nguồn: Sang Sun Woo _ Outlook for the petrochemical in Korea_ Cheil Industry Inc._ 05/03/2003

Tốc độ tăng trưởng sản xuất polyolefin không còn được như những năm 1990~2000 (bình quân 14,2%/năm) mà giảm sút hẳn, chỉ tăng bình quân 3,9%/năm nhưng xuất khẩu vẫn được duy trì ở mức cao và nhập khẩu vẫn không đáng kể.

Bảng 14: Tình hình sản xuất polyolefin của Hàn Quốc đơn vị: nghìn tấn Năm 1990 1995 2000 2001 2002 Sản xuất 1482 4043 5567 5870 6008 Xuất khẩu 216 1960 3125 3124 3131 Nhập khẩu 127 58 70 64 68 Cầu 1384 2077 2582 2805 3004

Nguồn: Sang Sun Woo – Outlook for the petrochemical in Korea_ Cheil Industry Inc._ 05/03/2003

Nhìn chung, năm 2002 so với năm 1995, tổng sản lượng của ngành Hoá dầu

đã tăng lên gấp đôi, cầu trong nước tăng 167%, xuất khẩu tăng 159% trong khi nhập khẩu khá ổn định. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc với 50% kim ngạch xuất khẩu, kế đến các quốc gia khác thuộc khu vực Châu Á chiếm 25%.

Bảng 15: Xu hướng phát triển của ngành Hoá dầu Hàn Quốc giai đoạn 1990~2002

đơn vị: triệu USD

Năm 1990 1995 2000 2001 2002

Sản xuất 4.069 11.502 21.473 21.454 22.192

Xuất khẩu 1.200 5.800 9.400 8.400 9.200

Nhập khẩu 3.300 4.900 4.500 4.500 4.700

Cầu 6.169 10.602 16.573 17.554 17.692

Nguồn: Sang Sun Woo – Outlook for the petrochemical in Korea_ Cheil ídustry Inc._ 05/03/2003

Trong giai đoạn này, ngành Hoá dầu thế giới có nhiều biến đổi. Nhiều quốc gia sau khi đạt đến mức độ phát triển chín muồi đã đi theo hướng phát triển theo chiều sâu, tức là nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng của sản phẩm để cạnh tranh với nhau. Các tập đoàn hoá dầu lớn của thế giới nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách thực hiện tái cơ cấu. Các tập đoàn Hàn Quốc cũng buộc phải đi theo xu hướng này.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 84 - 88)