Ngành Hoá dầu Hàn Quốc thực hiện tái cơ cấu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 88 - 91)

III. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

2. Ngành Hoá dầu Hàn Quốc thực hiện tái cơ cấu

2.1 Tăng cường đầu tư cho các trang thiết bị

Giai đoạn 1995~97, đầu tư cho trang thiết bị trong ngành Hoá dầu đạt đến mức đỉnh điểm là 2 tỉ USD/năm. Khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra làm tình hình xấu đi rõ rệt, mức đầu tư bình quân hàng năm giai đoạn sau này cho đến nay vẫn thấp hơn 1 tỉ USD nhưng các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hết sức nỗ lực nâng mức đầu tư lên cao hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm 2001, tổng đầu tư cho trang thiết bị vào khoảng 728 triệu USD, tăng 17% so với năm 2000. Trong đó, đầu tư mở rộng sản xuất chiếm 50% và đầu tư cho hợp lí hoá sản xuất chiếm 35%. Năm 2002, mức đầu tư tăng 26% so với năm 2001, lên 919 triệu USD.

Bảng 16: Đầu tư cho trang thiết bị trong ngành Hoá dầu Hàn Quốc

đơn vị: triệu USD

Hạng mục đầu tư 1997 1998 1999 2000 2001 2002 00/01 01/02 Mở rộng sản xuất 2.169 314 242 311 365 404 17,1% 10,8% Hợp lí hoá 200 196 177 218 258 415 17,9% 61,1% Quản lý ô nhiễm 34 35 13 16 19 20 21,1% 2,4% R&D 32 24 14 25 30 17 23,4% -45,4% Hạng mục khác 80 73 35 52 56 64 7,4% 13,8% Tổng cộng 2.515 642 481 623 728 919 16,9% 26,31 %

Nguồn: “The Petrochemical Industry in Korea”_ Hydrocarbon ASIA_ tháng 10 năm 2002

2.2 Tái cơ cấu các tập đoàn hoá dầu

Kể từ cuộc khủng hoảng 1997, các doanh nghiệp hoá dầu Hàn Quốc đã chủ động thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lời và năng lực cạnh tranh như: sáp nhập, đóng cửa, trao đổi và các biện pháp hợp lí hoá khác. Các biện pháp này thể hiện qua việc bán đi các lĩnh vực kinh doanh không cạnh tranh và không trọng tâm, thu hút vốn đầu tư nước ngoài hoặc tách doanh nghiệp thành nhiều công ty con để tăng tính minh bạch và hiệu quả của doanh nghiệp. Từ năm 1998 đến năm 2002, đã có tổng cộng 25 trường hợp tái cơ cấu lại doanh nghiệp diễn ra trong ngành Hoá dầu. Năm 1999, Daelim và Hanwha tiến hành sáp nhập hai trung tâm cracking naphtha của họ thành một trung tâm mới có tên Yucheon NCC, vốn góp của hai bên có tỉ lệ 50:50. Sau khi sáp nhập, năng suất của trung tâm mới là 1,3 triệu tấn ethylene, 0,7 triệu tấn propylene và 1,5 triệu tấn các sản phẩm hoá dầu khác trong một năm. Năm 2001, Oriental Chemicals sáp nhập với Korea Steel Chemical và Korea Steel Petrochemical để thành lập DC Chemical.

Đây có thể coi là vụ sáp nhập lớn nhất của giai đoạn này. SK Evertec sau khi bán

đi một nhà máy sản xuất Styren Monomer của mình cho BASF sẽ được sáp nhập vào SKC và công ty SKC đã chính thức ra đời năm 2002. Các chủ nợ của Công ty

Kohap quyết định chia công ty này thành hai phần, phần thứ nhất bao gồm các lĩnh vực kinh doanh sinh lời và phần thứ hai là những lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả. Đối với các lĩnh vực thuộc diện sinh lời, họ duy trì hoạt động của chúng bằng cách tách chúng thành những công ty riêng biệt. Các lĩnh vực kinh doanh còn lại sẽ

bị giải thể hoặc bán đi cho doanh nghiệp khác. Kohap được giữ lại lĩnh vực sản xuất TPA, PET Bottle Chip và PA nhưng lại phải đổi tên thành KP Chemical năm 2002. Năm 2003, tập đoàn LG & Honam Petrochamicals tiếp quản Hyundai Petrochamical, nâng tổng năng suất lên 2.5 triệu tấn ethylene, 1,235 triệu tấn propylene, 775 nghìn tấn styrene monomer, 775 nghìn tấn EG, 430 nghìn tấn LDPE và 940 nghìn tấn PP trong một năm.

Bảng 17: Các trường hợp tái cơ cấu điển hình trong ngành Hoá dầu Hàn Quốc (1998~2003)

Ngày Hình thức Công ty (mua/bán) Sản phẩm chính Tên mới

10/98 Tiếp quản Hyundai Oil/ Hanwha

Energy

Nhà máy lọc dầu, BTX

01/99 Tiếp quản Rhodia (Pháp)/ Hyosung Polyacetal

02/99 Tiếp quản Columbia Int. Chemical

(Mỹ)/ Kumho Chemicals Carbon Black

Columbia

Chemicals (Hàn Quốc)

10/99 Sáp nhập Daelim Ind. / Hanwha

Chemical

NCC, HDPE, PP/

LDPE, LLDPE Yucheon NCC

02/00 Tách & liên

doanh Daelim Ind./ Phillips (Mỹ) K-resin

K-resin Copolymer 03/00 Mua lại Oriental Chemical Industries/

Korea Steel Chemical Carbon Black, PA

09/00 Tách & liên

doanh Daelim Ind./ Montell PP Polymirae

09/00 Liên doanh Kumho Develop/ Nippon

Steel Chemical Phenol, Acetone BPA Kumho P&B Chemicals 11/00 Tiếp quản LG Chemical/ Hyundai Petrochemical PVC

12/00 Tiếp quản Samsung Petrochemical/

Samsung General Chemical TPA

01/01 Sáp nhập Korea Kumho Petrochemical/ Kumho Chemical Korea Kumho Petrochemical 04/01 Tách LG Chemical LGCI, LG Chem, LG Household & Health Care 05/01 Sáp nhập

Oriental Chemical Industries/ Korea Steel Chemical, Korea Steel Petrochemical

Carbon Black, PA

… DC Chemical

07/01 Mua lại nhà

máy BASF/ SK Evertec

Nhà máy Styrene Monomer số 2

11/01 Sáp nhập SKC/ SK Evertec SKC

11/01 Tách Tập đoàn Kohap PTA, PIA, P-X, PET KP Chemical

2003 Tiếp quản LG & Honam Petro./

Hyundai Petrochamical

Ethylene, SM, EG, LDPE, PP

Nguồn: “The Petrochemical Industry in Korea”_ Hydrocarbon ASIA_ tháng 10 năm 2002 và Sang Sun Woo – “Outlook for the petrochemical in Korea”_ Cheil Industry Inc._ 05/03/2003

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, cuộc cách mạng đổi mới cơ cấu của các gã khổng lồ trong ngành Hoá dầu thế giới, yêu cầu không ngừng tự làm mới mình của một ngành công nghiệp đã đạt đến độ phát triển chín muồi đã dẫn đến nhiều thay đổi trong ngành hoá dầu Hàn Quốc: nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, nhiều doanh nghiệp phải sáp nhập và nhiều tập đoàn trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết. Nói tóm lại, cho đến nay, ngành Hoá dầu Hàn Quốc vẫn duy trì được vị thế quan trọng của mình trong ngành Hoá dầu thế giới nói chung và trong nền kinh tế Hàn Quốc nói riêng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)