Sự hình thành Ngành công nghiệp Hoá dầu Thái Lan

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 47 - 52)

I. Kinh nghiệm của Thái Lan

1.Sự hình thành Ngành công nghiệp Hoá dầu Thái Lan

Đầu những năm 1970, các nhà hoạch định chiến lược, các quan chức chính phủ và các học giả Thái Lan đã tranh luận rất nhiều về việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế đất nước. Một nhóm cho rằng Thái Lan nên đi theo mô hình NAIC (Newly Agro- Industrialised Country_ nước nông-công nghiệp mới), một nhóm lại

ủng hộ việc Thái Lan trở thành một nước NIC (Newly Industrialised Coutry_ Nước công nghiệp mới). Cuối cùng, mô hình NIC thắng thế và chương trình phát triển Bờ biền Đông được đưa ra năm 1981. Chương trình này nhằm mục đích biến khu vực Bờ biển Đông và các vùng phụ cận thành “trung tâm phát triển của các ngành công nghiệp tương lai”.

Kỉ nguyên mới cho ngành Hoá dầu mở ra khi Chính phủ ra quyết định thành lập khu liên hợp hoá dầu quốc gia (NPC_1) như một phần quan trọng trong chương trình phát triển Bờ biển Đông. Dự án này do Thủ tướng Chính phủ đưa ra tháng 1 năm 1983 và sự phối hợp thưc hiện dự án đơn giản hơn các dự án khác rất nhiều vì số lượng các đơn vị có liên quan không nhiều. Để điều hành việc thực hiện dự án, Uỷ ban hỗ trợ ngành Hoá dầu đã được thành lập, đứng đầu là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Thái Lan. Ngược lại với dự án phân bón của quốc gia, khu liên hợp hoá dầu quốc gia được Chính phủ “bật đèn xanh” nhanh chóng hơn và gặp rất ít trở ngại khi thực thi.

NPC_1 được thiết kế với mục đích tận dụng khí tự nhiên để sản xuất nguyên liệu olefin_ là Ethylene và Propylene_ sau đó sử dụng các sản phẩm này để sản xuất các sản phẩm “hạ nguồn”. Bốn nhà máy sản xuất hạt nhựa đã được xây dựng trong NPC_1. NPC_1 sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu cho thị trường nội địa (và do đó giúp tiết kiệm ngoại tệ) và do nhu cầu về nguyên liệu của ngành nhựa trong nước ngày càng tăng cùng với việc phát hiện ra mỏ khí thiên nhiên ở Vịnh Thái

Lan nên cơ hội cho NPC_1 càng lớn. Tổng chi phí đầu tư cho NPC_1 trong vòng 26 tỉ Baht (khoảng 1 tỉ USD). Khu liên hợp này bao gồm một nhà máy lọc tách khí của Công ty dầu khí Thái Lan (PTT), một doanh nghiệp sản xuất olefin là Doanh nghiệp hoá dầu quốc gia (NPC)_ liên doanh giữa doanh nghiệp nước ngoài PTT và bốn doanh nghiệp sản xuất “hạ nguồn”_đều thuộc quyền sở hữu của các tập

đoàn đầu tư tư nhân. Khu liên hợp khởi công xây dựng năm 1986 và đi vào hoạt

động năm 1989.1

Để thoả mãn nhu cầu trong nước vẫn tiếp tục tăng cao và để khai thác các cơ

hội xuất khẩu, bước thứ hai nhằm phát triển ngành Hoá dầu Thái Lan ở Bờ biển

Đông được tiến hành năm 1987. Khu liên hợp NPC_2 bao gồm một doanh nghiệp sản xuất olefin của doanh nghiệp nhà nước Thái Olefin (TOC), một doanh nghiệp sản xuất chất thơm_ liên doanh giữa PTT và hơn 20 công ty tư nhân chuyên sản xuất sản phẩm “trung gian” và “hạ nguồn”.

Bên cạnh các chính sách liên quan đến chương trình phát triển Bờ biển Đông nói chung, các chính sách cụ thểđối với ngành Hoá dầu nói riêng bao gồm: quản lý vận hành, kế hoạch chi tiết, hạn chế rủi ro, bảo hộ thương mại, chính sách gia nhập có giới hạn và xúc tiến đầu tư.

Lp kế hoch và qun lý vn hành

Như ở nhiều nước khác cũng đang trong nỗ lực xây dựng ngành Hoá dầu, Chính phủ Thái Lan đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng ngành Hoá dầu khi đưa ra các biện pháp bảo hộ sản xuất và khuyến khích liên doanh với các công ty nước ngoài.

Trước hết, Chính phủ Thái Lan vẫn giữ quyền kiểm soát đối với các doanh nghiệp “thượng nguồn” thông qua PTT_ công ty thành lập khi xảy ra khủng hoảng dầu mỏ năm 1978. PTT là doanh nghiệp lớn nhất Thái Lan với doanh thu hàng năm lên tới 4.923 triệu USD năm 1995, đứng thứ 269 trên 1000 doanh nghiệp lớn nhất thuộc khu vực Châu Á theo bảng xếp hạng của tạp chí Asiaweek. PTT sở hữu

1

Laurids S. Lauridsen_ “Policies and Institutions of industrial deepening and upgrading in Thailand I”- The basic industry strategy in petrochemical Vol. 9 (working paper No. 14)_ CAS và CIMDA_ 1999

và điều hành 2 doanh nghiệp lọc tách khí. Hơn nữa, với cổ phần của mình trong Công ty hoá dầu quốc gia NPC và Công ty Thái Olefin (TOC), PTT quản lý việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho toàn bộ ngành olefin_ một nhánh quan trọng của ngành Hoá dầu_ ở Thái Lan. Do đó, PTT nắm quyền quyết định giá cả của nguyên liệu này.1

Thứ hai, Chính phủ tham gia với vai trò không nhỏ trong việc lập kế hoạch cho NPC_1 và NPC_2. Chính sách công nghiệp chủ chốt của Thái Lan là đưa công nghiệp phát triển theo chiều sâu để tăng cường liên kết liên ngành và giảm mức độ

phụ thuộc vào nhập khẩu.

Cuối cùng, Chính phủ tham gia vào lĩnh vực hoá dầu còn vì sự tự chủ về năng lượng cũng như về sản phẩm hoá dầu có liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia.

Dự định thành lập Công ty hoá dầu quốc gia (NPC) diễn ra đúng vào giai

đoạn giá ethylene quốc tế giảm sút. Thêm vào đó là tình hình kinh tế bất ổn nên các nhà đầu tư tư nhân tỏ ra lưỡng lự khi tham gia dự án này. Để thu hút vốn đầu tư trong nước vào Công ty hoá dầu quốc gia, Chính phủ đã dành cho các nhà sản xuất tư nhân và các nhà phân phối rất nhiều ưu đãi. 8 công ty đã tỏ ra quan tâm đến dự án này và đến tháng 12 năm 1983, có 4 công ty và tập đoàn được Uỷ ban hỗ trợ

ngành Hoá dầu lựu chọn bao gồm: TPI, TPC, tập đoàn Metro và tập đoàn SC (SCG).2

Do sự thành công của NPC_1, do thị trường hoá dầu thế giới khởi sắc trong giai đoạn 1987-88 và do NPC_1 không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu trong nước nên các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều rất háo hức đầu tư cho một khu liên hợp mới. Tháng 8 năm 1987, một nhóm nghiên cứu về định hướng và cơ hội phát triển ngành Hoá dầu trong giai đoạn hai được thiết lập. Đầu tháng 10 năm 1987, kế

hoạch chi tiết bắt đầu được chuẩn bị và chỉ 3 tháng sau Chính phủ đã thông qua kế

hoạch này. Kế hoạch này có những điểm quan trọng sau: a) việc sản xuất của NPC_2 phải phù hợp và không làm ảnh hưởng đến NPC_1, b) các dự án phải có

1 Ajarin và Pattanapanchai_ “Where is the Thai petrochemical industry heading?”_ PTIT_ 1993

quy mô lớn để phát huy hiệu quả về quy mô, c) sản xuất “thượng nguồn” sẽ do một công ty tư nhân đảm nhiệm, d) sử dụng hầu hết là nguyên liệu trong nước, e) hợp

đồng cung cấp nguyên liệu là hợp đồng dài hạn, f) các nhà đầu tư sẽ do Bộ Đầu tư

lựa chọn và được bảo hộ bằng hàng rào thuế quan.

Cho đến 15 tháng 2 năm 1988, Bộ Đầu tư đã nhận được 60 dự án xin cấp phép từ nhiều nhà sản xuất “hạ nguồn” và “trung gian”. Giữa tháng 6 năm 1988, Bộ đã công bố danh sách 13 dự án được chọn. Công tác lập kế hoạch do uỷ ban hỗ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trợ ngành Hoá dầu phụ trách. PTT, với tư cách nhà cung cấp khí độc quyền, chịu trách nhiệm lọc tách khí và cung cấp khí ethane và khí propane cho các doanh nghiệp sản xuất olefin. Trong khu liên hợp thứ nhất, Công ty dầu khí quốc gia (NPC) với 49% cổ phần của PTT có toàn quyền trong khâu sản xuất “thượng nguồn”. Trong khu liên hợp thứ hai, sản xuất olefin do công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Olefin (với 49% cổ phần của PTT và 2% cổ phần của NPC)1 đảm trách, còn sản xuất các hợp chất thơm là phần việc của công ty Thái Aromatics (PTT vẫn

đóng vai trò cổ đông lớn nhất). Với khả năng độc quyền trong cung cấp khí, quyền chủ sở hữu các nhà máy lọc tách khí và với vai trò chủ chốt trong các doanh nghiệp sản xuất olefin và hợp chất thơm, PTT nắm quyền kiểm soát hầu hết khâu sản xuất “thượng nguồn”.

Khuyến khích đầu tư, bo h và hn chế ri ro

Thông qua một loạt các cơ chế ưu đãi đối với NPC_1, rủi ro nhờ đó được giảm thiểu trong khi khả năng sinh lợi lại tăng lên. Một bản hợp đồng dài hạn (15 năm) cùng với một cam kết về độc quyền sản xuất một số sản phẩm “hạ nguồn” nhất định cho thị trường trong nước là một sự đảm bảo rất chắc chắn cho nhà sản xuất. Thêm vào đó, hệ thống định giá và trợ giá được áp dụng cũng bảo đảm về

khả năng sinh lời.

Giá cả trong trường hợp của NPC_1 được tính toán dựa vào công thức định giá cố định quy định trong bản thoả thuận về mua bán Olefin có giá trị hiệu lực trong 15 năm được kí kết giữa NPC và 4 công ty “hạ nguồn” khác vào năm 1987.

Giá được tính trên cơ sở “chi phí cộng chênh lệch” (chi phí về tiền mặt + vốn vay + 15% lợi suất trên vốn cổ phần)1. Công thức tính giá này cho phép đề phòng mọi rủi ro cho các nhà sản xuất “hạ nguồn” và NPC thì chỉ có khoản thu nhập rất khiêm tốn từ hoạt động đầu tư của mình. Để thu hút được các doanh nghiệp tư nhân, các nhà sản xuất “hạ nguồn’ còn được bảo hộ bởi mức thuế nhập khẩu 40% đánh vào các đối thủ cạnh tranh nước ngoài kết hợp với những khoản trợ giá lớn. Chẳng hạn, năm 1988, công ty Thái Plastic and Chemicals (TPC) được hưởng những ưu đãi như1:

Miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị

Giảm 90% thuế bán hàng trong vòng 5 năm Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 8 năm

Được tính những khoản khấu hao đặc biệt khi tính lợi nhuận ròng

Trong trường hợp của NPC_2, doanh nghiệp sản xuất Olefin là liên doanh giữa Nhà nước và tư nhân, một bản hợp đồng 15 năm cũng được kí kết nhưng giá hợp đồng của Olefin lại lấy căn cứ là giá Vịnh Hoa Kỳ (US Gulf) + 10%1. Bộ Đầu tư trợ giá cho kế hoạch này tổng cộng 932 triệu USD cho các dự án “trung gian” và “hạ nguồn” được phê duyệt. Vì các nhà máy hoá dầu nằm trong khu vực Rayong- khu vực khuyến khích phát triển của Bộ Đầu tư- nên các nhà đầu tư dành được những ưu đãi đặc biệt nhất của Bộ. Bộ cũng đưa ra yêu cầu đối với các nhà đầu tư

là: a) các nhà sản xuất phải có trong tay một giấy chứng nhận của ngân hàng tương đương với 5% tổng vốn đầu tư coi như một sự đảm bảo , b) cổ phần của các cổ đông Thái Lan ít nhất là 51%, c) các nhà sản xuất phải trình lên Bộ một kế hoạch chuyển giao công nghệ, d) các nhà quản lý cấp cao nhất phải là công dân Thái Lan, e) một lượng cổ phần trị giá ít nhất là 20% vốn đăng kí phải được giao dịch trên thị trường chứng khoán Thái Lan trong 5 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu vận hành1.

Nói chung, các nhà đầu tư vào Ngành công nghiệp hoá dầu đều được Chính phủ Thái Lan dành cho những ưu tiên đặc biệt mà không phải ngành nào cũng có

được.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam” doc (Trang 47 - 52)