III. Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam
2. Khó khăn
2.3 Chi phí sản xuất cao
Trước đây, nhiều nhà đầu tư đã dự đoán rằng Việt Nam sẽ là điểm đầu tư có chi phí thấp. Niềm tin đó hiện đang bị xói mòn dần vì những lý do sau:
Thứ nhất, các vấn đề liên quan đến việc xin cấp giấy phép sử dụng đất và việc sử dụng đất đang làm tăng chi phí của nhà đầu tư:
- Để có được mảnh đất phù hợp yêu cầu sản xuất, kinh doanh, các nhà đầu tư
phải qua nhiều thủ tục phức tạp, hao phí thời gian và tiền của. Có quá nhiều cơ quan và quan chức cả trung ương và địa phương liên quan đến quá trình này. Kết quả được phê duyệt không chắc chắn nên rủi ro và chi phí thường cao hơn dự kiến.
doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, giá cả lại được định đoạt theo từng trường hợp cụ thể nên các nhà đầu tư luôn lo sợ đối thủ cạnh tranh thuê được đất với giá rẻ hơn. Nhìn chung, do Việt Nam chưa có cơ chế định giá theo thị trường nên các nhà đầu tư không cảm thấy họ được đối xử công bằng.
- Một khi được cấp phép sử dụng đất, việc sử dụng trên thực tế còn bị hạn chế, thiếu tính linh hoạt. Sự phê duyệt về mặt bằng là điều kiện cần thiết được duyệt dự án đầu tư khiến nhà đầu tư bị ràng buộc vào địa điểm đã chọn. Điều này làm giảm khả năng đàm phán của nhà đầu tư và do đó làm tăng chi phí, gây bất cập vì để chuyển địa điểm hoặc mở rộng địa bàn thì nhà đầu tư phải bắt đầu lại từ đầu. Mặt khác, họ không được dùng đất đai làm tài sản thế chấp cho bên thứ ba khi chưa dược phép nên khó kêu gọi thêm vốn khi cần thiết. Thứ hai, cơ chế hai giá cũng khiến chi phí sản xuất tăng. Tại Việt Nam, người nước ngoài phải trả nhiều hơn cho việc sử dụng điện, nước, các dịch vụ bưu chính, hàng không hay khi thuê đất. Theo các doanh nghiệp nước ngoài, chính phủ Việt Nam đánh giá họ không phải ở mối quan hệ có lợi cho cả hai bên do họ đem lại mà
ở túi tiền của họ.
Thứ ba, như đã nêu ở trên, do cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ nên chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra cho sản xuất, phân phối, giao dịch cao hơn so với nhiều nước trong khu vực. Chi phí vận chuyển một container 20’ từ Singapore về
cảng Hải Phòng là 250USD, bằng 2/3 chi phí vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về Hải Phòng1. Chi phí vận chuyển nội địa cao hơn chi phí vận chuyển quốc tế là một tín hiệu đáng báo động. Ngành Hoá dầu lại liên quan nhiều đến vận tải bằng đường biển và thường phải sử dụng tàu trọng tải lớn nên chi phí xếp dỡ cũng khá cao. Các loại hình vận tải khác liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ trong nước nên chi phí phân phối sản phẩm cũng sẽ không nhỏ. Chi phí giao dịch hiện vẫn cao do chất lượng và giá cả của dịch vụ viễn thông.
Thứ tư, thuế thu nhập cá nhân ở nước ta cao hơn tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và của quốc tế. Với mức thuế suất luỹ tiến, một chuyên gia hay lao
1
động tay nghề cao người Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài thường thuộc nhóm phải chịu thuế suất cao nhất. Một người lao động Việt Nam có thu nhập 10.000 USD một năm sẽ phải chịu mức thuế suất 40%. Không quốc gia nào thành công trong việc thu hút FDI có cơ chế tính thuế cao như vậy. Ở các nước ASEAN khác, mức thuế suất thu nhập cá nhân cao nhất chỉ hơn 30%. Hơn nữa, cá nhân phải chịu mức thuế suất đó có thu nhập cao hơn cá nhân Việt Nam nhiều. Ví dụ như ở Singapore, thuế suất tối đa là 28% với những người có thu nhập trên 280.000USD một năm. Ở Việt Nam, thuế thu nhập cao do doanh nghiệp nước ngoài gánh chịu. Để người lao động có được 2000USD một tháng để “mang về
nhà” thì công ty phải chi gần 3400USD một tháng hay 40.800 USD một năm. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ nghĩ đến phương án thuê lao động nước ngoài để giảm chi phí về thuế hoặc họ sẽ tìm cách trốn thuế.
Cuối cùng là việc định giá lương và các chi phí khác theo Đôla nhưng tỉ giá
để quy đổi mức lương này về đồng Việt Nam lại thay đổi. Có doanh nghiệp sử
dụng tỉ giá hiện hành, có doanh nghiệp sử dụng tỉ giá khi ban hành qui định này (tức là tỉ giá năm 1999). Tỉ giá cũ thấp hơn làm lương người lao động bị ảnh hưởng gây giảm năng suất lao động.
Nói chung, tổng chi phí ở Việt Nam vẫn cao hơn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Ngành Hoá dầu là ngành hoạt động với quy mô sản xuất rất lớn nên chi phí sản xuất cao sẽ là một trở ngại lớn đối với đầu tư.