TỔNG QUAN NGHÀNH ĐIỀU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu giáo trình xuất khẩu việt nam (Trang 38 - 39)

2.1. Diện tích

Hạt điều là một trong những mặt hàng nơng sản xuất khẩu chủ lực cĩ mức tăng trưởng khá cao trong những năm gần đây. Theo kế hoạch phát triển đến năm 2010 diện tích trồng điều trong cả nước sẽ được mở rộng từ 350.000 ha hiện nay lên 500.000 ha, nâng sản lượng điều thơ cả nước lên hơn 700.000 tấn/năm.

Việt Nam hiện đã cĩ gần 400.000 ha trồng điều, 300.000 ha đã đưa vào khai thác, tập trung vào các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên và miền Đơng Nam Bộ, năm nay cho sản lượng khoảng 350.000 tấn. Đặc biệt, tỉnh Bình Dương hiện cĩ tốc độ phát triển diện tích trồng điều nhanh nhất, từ 65.000 ha trong năm 2000 lên 110.000 ha vào cuối năm 2004 và là tỉnh hiện đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng hạt điều thơ (năm 2004 đạt 97.000 tấn trong tổng số 350.000 tấn) cùng với trên 70 cơ sở, nhà máy chế biến. Ngồi ra vùng trồng điều cịn tập trung tại một số tỉnh như Bình Phước (170.000 ha), Bình Thuận (16.000 ha), Bình Định (14.000 ha), Bà Rịa – Vũng Tàu (12.000 ha). Tại các vùng này trồng điều phát triển khá mạnh và chiếm khoảng 2/3 diện tích điều cả nước.

2.2. Sản lượng

Năm 2004, sản lượng điều của Việt Nam đạt 350.000 tấn. Năm 2004 cũng là năm thành cơng nhất cả về sản lượng điều thơ, sản lượng điều nhân xuất nhập khẩu và giá xuất khẩu, kể từ năm 1999 tới nay.

Năm 2005 ngành điều trồng mới 50 ha điều, thu mua 350.000 tấn điều thơ, nhập khẩu khoảng 100.000 tấn điều thơ, chế biến 450.000 tấn, xuất khẩu 110.000 tấn với kim ngạch 450 triệu USD.

Xuất khẩu điều của Việt Nam cĩ tốc độ tăng trưởng rất nhanh, từ 28.000 tấn năm 1990 tăng lên 350.000 tấn năm 2006.

Theo ơng Nguyễn Đức Thanh, Phĩ Chủ tịch VINACAS, Ấn Độ hiện là nước cĩ sản lượng điều thơ lớn nhất thế giới với 450.000 – 500.000 tấn/năm, kế đến là Việt Nam từ 350.000 – 400.000 tấn/năm. Hằng năm, sản lượng điều của hai nước chiếm gần 60% tổng sản lượng điều thơ trên tồn thế giới. Hoa Kỳ, nước nhập khẩu điều nhân lớn nhát thế giới, chủ yếu nhập khẩu điều của Việt Nam và Ấn Độ.

2.3. Năng lực

Gần đây xuất hiện nhiều nhà máy chế biến điều nhân đủ các loại quy mơ. Các cơng ty thương mại cũng nhảy vào khai thác.Hiện nay cả nước đã cĩ 90 nhà máy chế biến hạt điều với 300.000 cơng nhân chế biến và tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng, đĩ là chưa kể đến sự gĩp mặt của hàng trăm lị của tư nhân. Hiện nay năng lực chế biến của tồn bộ các nhà máy chế biến và các lị của tư nhân cần tối thiểu khoảng 500.000 tấn/năm, nhưng sản lượng trong nước chỉ ở mức tối đa 350.000 tấn/năm. Tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng đã đẩy các nhà máy chế biến lao vào cuộc “tử chiến” tranh mua nguyên liệu bằng mọi giá, mọi lúc, mọi nơi. Hậu quả là trong mùa làm ăn năm nay, giá đầu vào của các nhà máy cao hơn đầu ra, chất lượng nguyên liệu bị giảm sút, tình trạng thua lỗ đang treo lơ lửng trên đầu doanh nghiệp

Nhiều năm qua các doanh nghiệp chế biến điều Việt Nam gần như chỉ làm mỗi một việc là nĩc tách từ hạt điều thơ ra nhân để đĩng thùng xuất khẩu. Hiện nay, phần lớn các nhà máy chế biến hạt điều Việt Nam cĩ quy mơ nhỏ, sản xuất kết hợp giữa cơ khí và thủ cơng. Hiện cĩ ít doanh nghiệp đầu tư vào sản phẩm nhân điều tinh chế, do đĩ sản phẩm hạt điều chế biến sẵn trên thị trường cịn đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dung.

Đến nay chiến lược sản xuất, chế biến sản phẩm hạt điều cao cấp vẫn chưa được các doanh nghiệp trong ngành điều định hướng cụ thể.

Dự báo: Tốc độ phát triển cơ sở chế biến nhanh, nhưng chưa cân đối và gắn với sản xuất, dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán. Giải quyết vần đề này, chỉ cĩ cách đưa cơng nghệ, thiết bị chế biến hiện đại vào thay thế bớt nhiều cơng đoạn, như đưa cơ khí hĩa và tự động hĩa vào việc cắt tách và bĩc vỏ lụa là 2 khâu cần lao động rất lớn. Nếu khơng vài năm nữa ngành điều sẽ thiếu lao động trầm trọng

Một phần của tài liệu giáo trình xuất khẩu việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w