Các khái niệm khác

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing vi tính cho công ty TNHH TM DV thiên hà xanh (Trang 25 - 28)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

1.1.1.2.Các khái niệm khác

Khái niệm khách hàng

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khách hàng, hay còn gọi là ngƣời tiêu dùng. Nhƣng để đơn giản hóa, hợp thức hóa các khái niệm đó chúng ta có thể hiểu nhƣ sau: Khách hàng là những ngƣời đã, đang và sẽ có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

Tùy vào mỗi đối tƣợng khách hàng khác nhau mà chúng ta chia làm các phân khúc thị trƣờng khác nhau, để từ đó có những chiến lƣợc marketing riêng kích thích nhu cầu tiêu dùng tối đa của họ.

Khái niệm nhu cầu

Là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con ngƣời có thể cảm nhận đƣợc. Mong muốn đƣợc coi là hình thức biểu hiện của nhu cầu. Cơ sở để phân tích nhu cầu của ngƣời tiêu dùng có thể đƣợc dựa trên tháp nhu cầu của Maslow.

Khái niệm thị trường, phân khúc thị trường

Thị trƣờng xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất. Những sản phẩm và dịch vụ của một bên đem ra trao đổi đƣợc gọi là bên bán, ngƣời có nhu cầu chƣa thỏa mãn và có khả năng thanh toán gọi là bên mua. Có rất nhiều khái niệm về thị trƣờng dựa trên các góc độ khác nhau nhƣ:

- Theo quan điểm của kinh tế học: Thị trƣờng là tổng hòa của các mối quan hệ mua bán, do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội quyết định. Thị trƣờng còn đƣợc hiểu là lĩnh vực trao đổi mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế thƣờng xuyên cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ, và sản lƣợng.

- Theo quan điểm của marketing: Thị trƣờng bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó.

Tóm lại, tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhƣng ta có thể đƣa ra khái niệm tổng quát về thị trƣờng nhƣ sau: Thị trƣờng là biểu hiện của quá trình mà trong đó từng loại hàng hóa cụ thể thể hiện các quyết định của ngƣời tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ cũng nhƣ quyết định của các doanh nghiệp về số lƣợng, chất lƣợng, mẫu

mã của hàng hóa. Đó là những mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu với cơ cấu cung cầu.

Phân khúc thị trƣờng là quá trình phân chia ngƣời tiêu dùng, tách thị trƣờng thành những nhóm thị trƣờng nhỏ hơn bao gồm các khách hàng riêng biệt nhƣng có chung nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ nhƣ nhau. Việc xây dựng chiến lƣợc sản phẩm và phân khúc thị trƣờng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Khúc thị trƣờng là một nhóm khách hàng có phản ứng nhƣ nhau đối với cùng một tập hợp những kích thích marketing của một doanh nghiệp.

Khái niệm sản phẩm

- Theo quan điểm truyền thống: Sản phẩm là vật phẩm tổng hợp các đặc tính về vật lý, hóa học, sinh học đƣợc tập hợp trong một hình thức đồng nhất là vật mang giá trị sử dụng và có giá trị.

- Theo quan điểm của marketing: Sản phẩm là bất cứ cái gì đƣợc đem ra bán trên thị trƣờng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu hay ƣớc muốn của khách hàng. Sản phẩm bao gồm cả yếu tố vật chất và phi vật chất, cả thành phần hữu hình và thành phần vô hình. Sản phẩm hữu hình gọi là hàng hóa, còn sản phẩm vô hình gọi là dịch vụ.

Khái niệm giao dịch

Nhắc tới giao dịch là một cuộc trao đổi mang tính chất thƣơng mại những vật có giá trị giữa các bên (điều kiện là phải có thời gian, địa điểm, phƣơng thức thanh toán).

Khái niệm E - marketing

Tiếp thị điện tử (e - marketing) là cách thức tiếp thị vận dụng các tính năng của Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối đƣợc sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến thị trƣờng tiêu thụ.

Các quy tắc cơ bản của tiếp thị điện tử cũng giống nhƣ tiếp thị trong môi trƣờng kinh doanh truyền thống. Hoạt động tiếp thị vẫn theo trình tự: Sản phẩm –

Giá thành - Xúc tiến thương mại - Thị trường tiêu thụ.

Tuy nhiên, tiếp thị điện tử gặp khó khăn ở vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của thị trƣờng mục tiêu (số lƣợng ngƣời sử dụng internet, mức độ sử dụng, tốc độ truy cập mạng,...). Nếu cơ sở hạ tầng còn yếu kém thì ngƣời tiêu thụ không có nhiều cơ hội tiếp cận với mạng Internet, tìm thông tin trên Net, mua hàng trực

tuyến, tham gia đấu giá trên mạng,... Nhƣ vậy, e - marketing khó có thể có ảnh hƣởng đến ngƣời tiêu dùng ở thị trƣờng đó.

Hiện nay e - marketing đang dần trở thành một phƣơng thức quảng cáo phổ biến hơn mà nó xuất hiện dƣới 2 dạng phổ biến nhất là e - mail marketing và website marketing:

- E - mail marketing: e - mail là cách tốt nhất để giao dịch với khách hàng với chi phí thấp và không mang tính xâm nhập đột ngột nhƣ tiếp thị qua điện thoại. Doanh nghiệp có thể gởi thông điệp của mình đến hàng ngàn ngƣời khác nhau, ở bất kỳ nơi đâu, trong thời gian nhanh nhất.

- Website marketing: giới thiệu các sản phẩm trực tuyến. Các thông tin về sản phẩm (hình ảnh, chất lƣợng, các tính năng, giá cả, ...) đƣợc hiển thị suốt 24 giờ, và 365 ngày, sẵn sàng phục vụ ngƣời tiêu dùng. Khách hàng có thể đặt hàng các sản phẩm, dịch vụ, và thanh toán trực tiếp trên mạng. Để thu hút sự chú ý và tạo dựng lòng trung thành nơi ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp phải đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của thị trƣờng.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp cũng cần phân biệt và thiết lập mối quan hệ giữa e - marketing, e - commerce và e - business:

- E - marketing là cách thức dùng các phƣơng tiện điện tử để giới thiệu, mời chào, cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của nhà sản xuất đến ngƣời tiêu dùng và thuyết phục họ chọn nó.

- E - commerce chỉ các hoạt động mua bán thông qua các phƣơng tiện điện tử. - E - business chỉ tất cả những hoạt động kiếm tiền từ mạng, từ việc bán hàng hoá, dịch vụ cho đến tƣ vấn, đầu tƣ.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của thị trƣờng và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định. Qua khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy nó là một phạm trù kinh tế cơ bản còn hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu. Nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là

một thƣớc đo quan trọng của sự tăng trƣởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Hiệu quả kinh doanh có thể đƣợc đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau để xem xét. Nếu theo mục đích cuối cùng là lợi nhuận thì hiệu quả kinh tế là hiệu số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Còn nếu ở từng khía cạnh riêng biệt thì hiệu quả kinh tế là sự thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả là một chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp phản ánh quá trình sử dụng các yếu trong tố trong sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế mang tính định lƣợng về tình hình phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh, nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế theo chiều sâu, đồng thời nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực của mỗi doanh nghiệp và của cả nền kinh tế quốc dân trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế.

Với nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp phải cạnh tranh rất gay gắt trong việc sử dụng các nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Các doanh nghiệp muốn giành lấy chiến thắng thì phải đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu. Muốn vậy, tự bản thâm mỗi công ty cần tận dụng khai thác tối đa triệt để các nguồn lực của mình.

Thực chất của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp cũng chính là việc nâng cao năng suất lao động xã hội. Nếu doanh nghiệp nào có hiệu quả kinh doanh thấp sẽ nhanh chóng bị các doanh nghiệp lớn hơn “nuốt chửng” hay cũng chính doanh nghiệp đó tự đào thải mình ra khỏi đƣờng đua phát triển. Ngƣợc lại, những doanh nghiệp nào có hiệu quả kinh tế cao sẽ tồn tại và ngày càng phát triển mạnh hơn.

Nói tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh chính là việc phản ánh mặt chất lƣợng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng, tận dụng tất cả các nguồn lực trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing vi tính cho công ty TNHH TM DV thiên hà xanh (Trang 25 - 28)